Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm

doc 16 trang sangkien 7940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_lich_su_th.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm

  1. A. Đặt vấn đề I. Lời mở đầu. Cũng như các bộ môn khoa học khác, bộ môn lịch sử ở trường THCS là vô cùng quan trọng.Giúp các em hiểu được cội nguồn dân tộc, sự hình thành và phát triển của xã hội loài người Để phù hợp với xu thế phát trển của xã hội, trình độ tiếp nhận và học tập của các em.Bộ giáo dục đã thực hiện chương trình thay sách, thực hiện phương pháp dạy học theo phương hướng tích cưc. Muốn giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú lối cuốn học sinh học tập chủ động, tích cực thì giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử theo đúng đặc trưng bộ môn như: Dạy học vấn đáp, đàm thoại; Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề; Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm Trong đó phương pháp dạy học vấn đáp, đàm thoại; Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề là nhưng phương pháp dạy học truyền thông đã có từ trước. Còn phương pháp dạy học thảo luận nhóm là phương pháp mới, trước đây chưa có trương trình cải cách giáo dục và dạy học theo phương pháp mới, một số giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng đã nghĩ phương pháp này nhưng không giám mạnh dạn đưa vào giảng dạy đặc biệt là các giờ thao giảng cấp trường vì sợ sai phương pháp. Nhưng từ khi cải cách giáo dục, thực hiện dạy học theo phương pháp mới, qua các lớp tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng,bản thân tôi nhận thấy một trong những phương pháp quan trọng trong dạy học lịch sử đó là phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm. Tổ chức dạy học lịch sử thảo luận nhóm là hình thức dạy học mới đối với giáo viên – Một trong những hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh.Với hình thức này, học sinh được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Với phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm mục đích chính là giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi 1
  2. thêm những gì. Qua cách học này , bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Thành công của một bài học lịch sử phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của các thành viên trong nhóm. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh đượcphát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức hoạt động. Thông qua hoạt động thảo luận nhóm như vậy, học sinh nắm vững, nhớ sâu kiến thức bài học. Đồng thời giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc và giao tiếp, tạo thói quen học hỏi lẫn nhau; phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tích cực trên cơ sở hợp tác. Có như vậy mới dần dần xoá bỏ thói quen thụ động “ Ghi chép” của học sinh. II. Thực trang của vấn đề cần nghiên cứu. Qua 8 năm thực hiện chương trình cải cách giáo dục, thay sách và đặc biệt là thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhiều giáo viên lịch sử đã có ý thức, sáng kiến sử dụng phương pháp thoả luận nhóm trong bài dạy, tiết dạy của mình. Thông qua phương pháp dạy học thảo luận nhóm chúng ta đã tạo cơ hội, môi trường thuận lợi để các em tham gia tích cực, chủ động vào quá trình học tập, còn giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn các em tham gia hoạt động để làm sao đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục như giáo viên không sử dụng hoặc ít sử dụng phương pháp thoả luận nhóm trong dạy các kiểu bài, hoặc sử dụng mang tính hình thức, đối phó qua loa cho là có sử dụng phương pháp dạy học mới mà không hoặc ít đem lại kết quả cao ( Hiệu quả giáo dục chưa cao) Nguyên nhân của tình trạng này là do : - Giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của phương pháp dạy học thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử của từng bài, từng tiết,từng chương, từng phần. - Do giáo viên còn lúng túng trong phương pháp áp dụng, không định hình rõ nên sử dụng phương pháp này trong từng dạng bài nào, áp dụng máy móc, nội dung câu hỏi chưa thành thạo 2
  3. - Trong quá trình giảng dạy có một số tiết dung lượng kiến thức quá nhiều ( Đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam ở khối 8, khói 9) Sợ không hết bài nên nhiều giáo viên thường lướt qua câu hỏi thảo luận nhóm hoặc không sử dụng - Dập khuôn một hình thức thảo luận nhóm mà chưa có sự đầu tư (Về thời gian, kinh tế ) Dẫn đến tiết dạy nhàm chán, kết quả không cao. Chúng ta thấy với những nguyên nhân nói trên làm cho việc dạy học lịch sử sử dụng phương pháp thảo luận nhóm gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao và đặc biệt không lôi cuốn được học sinh tham gia vào quá trình học. Trước yêucầu thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực của nghành giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng, trước tầm quan trong, ý nghĩa của việc sử dụngphương pháp thảo luận nhóm để dạy tốt bộ môn lịch sử trong nhà trường THCS và trước thực trạng hiện nay. Là giáo viên được đào tạo chuyên môn Văn – Sử, tại trường THCS Hải Yến tôi được phân công giảng dạy bộ môn lịch sử. Để từng bài, từng tiết dạy đạt kết quả cao bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, thử nghiệm,trao đổi cùng đồng nghiệp trong tổ, trong trường cùng với nghiên cứu tài liệu và đặc biệt là tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên và Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn lịch sử. Sau một thời gian tìm tòi suy nghĩ, nghiên cứu và thử nghiệm tôi quyết định chọn đề tài này: Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm. Vì điều kiện năng lực còn hạn chế, chắc chắn đề tài này còn nhiều thiếu sót rất mong được các đồng nghiệp góp ý chân thành để đề tài này được ứng dụng vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Do thời gian và khuôn khổ của đề tài có hạn, tôi chỉ áp dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm với các kiểu bài: Cung cấp kiến thức mới , ôn tập chương, làm bài tập lịch sử ,quan sát tranh ảnh và lược đồ. Tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần vào công việc nâng cao năng lực của giảng dạy của giáo viên dạy học lịch sử ở trường THCS , của bộ môn lịch sử, hoàn thành mục tiêu mà môn học đề ra là học sinh được tích cực, lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bắng chính khả năng của mình với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Từ đó các em yêu thích và hăng say học bộ môn lịch sử, tìm tòi khám phá cái mới. Trên cơ sở đó 3
  4. giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại qua nhiều thế hệ, tạo cho học sinh có năng lực tư duy biết tìm tòi suy nghĩ được tự do thể hiện suy nghĩ của mình, thông qua phương pháp thảo luận nhóm ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học được năng lực của mình lên một trình độ mới.Nhờ phương pháp dạy học thảo luận nhóm, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh, của cả lớp chứ không chỉ dựa trên vốn hiểu biết kinh nghiệm của thầy giáo. B. Giải quyết vấn đề I Các giải pháp thực hiện Để thực hiện được tốt và đạt hiệu qủa cao khi sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm thì người giáo viên phải hiểu được: Cách chia nhóm; các kiểu nhóm; cơ cấu nhóm; những điều kiện cần thiết khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và vai trò của giáo viên trong dạy học lịch sử thảo luận nhóm. Cụ thể như sau: 1) Cách chia nhóm Phương pháp dạy học thảo luận nhóm là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ ( 2,4,6 em ) một cách thích hợp tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của vấn đề học tập. Theo tôi việc chia nhóm nhiều hay ít học sinh là do giáo viên yêu cầu và quy định. Theo bản thân tôi chúng ta có thể chia nhóm bằng những cách sau: - Gọi ngẫu nhiên: Tuỳ theo mục đích chia nhóm ( Phụ thuộc vào từng hoạt động) Giáo viên có thể chia nhóm thích hợp. Bằng cách gọi số, giáo viên nên tiến hành chia nhóm như sau: Lần lượt cho học sinh đếm từ số1 đến số n. Theo dự kiến chia ( Ví dụ dự kiến chia 6 nhóm: Cho học sinh đếm từ số 1 đến số 6 rồi quay lại đếm từ số 1 đến số 6 ) Sau đó cho học sinh cùng số ngồi với nhau thành nhóm ( Nhóm số 1, nhóm số2 ) - Chỉ định : Giáo viên lần lượt ( gọi) đọc tên học sinh vào từng nhóm. 4
  5. - Chia theo biểu tượng: Giáo viên có thể dùng các biểu tượng: Hình (tam giác, hình vuông, hình tròn ) hoa ( hoa hồng, lan, đào ); Quả ( táo, ổi, na ) Để chia nhóm. Các em có cùng biểu tượng sẽ vào một nhóm. Chia theo cách nào giáo viên phải chuẩn bị trước các phiếu trước khi chia nhóm học sinh bốc thăm. Cách chia này tạo ra sự ngẫu nhiên và thoải mái cho học sinh. - Chia từng cặp: Giáo viên chỉ định cho hai học sinh ngồi gần nhau làm việc. cách này thường diễn ra sau khi học sinh làm việc cá nhân. Ví dụ: Bài10: “ Nhà nước Văn Lang” ( Lớp 6 ), phần 3: “ Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?”; Sau khi cho học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát lược đồ về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời vua Hùng, giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi. Lệnh của giáo viên là: Hai em ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm theo câu hỏi : “ Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?” 2) Các kiểu nhóm. - Tuỳ thuộc vào nội dung kiến thức yêu cầu của tiết dạy học giáo viên lựa chọn các kiểu nhóm phù hợp: * Nhóm nhiều trình độ ( Trong nhóm có cả học sinh khá, trung bình, giỏi,kém) * Nhóm cùng trình độ ( Trong nhóm gồm có các em có khả năng học tập như nhau) * Nhóm tình bạn ( Gồm các em kết bạn với nhau,không phụ thuộc vào lực học) * Nhóm cùng sở thích(Gồm các em có cùng sở thích) * Nhóm cùng nhu cầu học tập. Trong các kiểu nhóm trên, kiểu 1 và 2 theo tôi được sử dụng nhiều trong quá trình dạy học lịch sử. Hoạt động nhóm chỉ có ý nghĩa và có tác dụng thiết thực khi nhóm hoạt động có hiệu quả. Tính hiệu quả của nhóm trong dạy học là thước đo chất lượng của hình thức dạy học thảo luận nhóm. 3) Cơ cấu nhóm Để nhóm hoạt động có hiệu quả, các thành viên phải biết rõ nhiệm vụ của mình, vì vậy giáo viên phải phân công công việc nhiệm vụ cụ thể cho các em ( Đối với các nhóm lớn từ 6 đến 10 em): 5