Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy học các yếu tố hình học ở Tiểu học

doc 8 trang sangkien 6440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy học các yếu tố hình học ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_day_hoc_khi_day_hoc_ca.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy học các yếu tố hình học ở Tiểu học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm A- Đặt vấn đề I. Lời mở đầu: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục “GDTH với tư cách là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”. GDTH nhằm tình thành cho học sinh có khả năng phát triển tư duy lôgíc, bồi dưỡng phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như : Cần cù, chịu khó, tìm tòi sáng tạo, ý thức vượt khó. Để áp dụng vào cuộc sống sau này nên ngay từ bậc tiểu hoc Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nhiều môn học vào trường tiểu học để giảng dạy. Các môn học có liên quan mật thiết, bổ sung cho nhau, giúp cho sự phát triển nhân cách của học sinh ngày càng hoàn thiện hơn. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 1) Thực trạng: Trong thời gian công tác tại trường tôi nhận thấy nhà trường rất quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học ở tiểu học nói chung và môn toán nói riêng đặc biệt là dạy các yếu tố hình học chưa được chú ý đúng mức do có những khó khăn về mọi mặt như : Tổ chức nhà trường, giáo viên, học sinh, trang thiết bị dạy học Mà nhất là việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa được hướng dẫn đúng lúc, đúng chỗ. Trong môn toàn ở tiểu học nói chung và dạy các yếu tố hình học nói riêng đồ dùng hết sức đa dạng từ những dụng cụ đắt tiền đến đồ dùng tự làm có vị trí quan trọng trong phần làm tăng thêm sự chú ý của học sinh tiết học. Nếu như trong tiết học không có đồ dùng thì dẫn đến giáo viên nói nhiều, học sinh khó hình dung và nắm kiến thức hời hợt, hiệu quả tiết dạy không cao. Từ nhận thức và kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy các yếu tố hình học là rất cần thiết, phải nắm chắc kiến thức, hiểu tâm sinh lý của học sinh để hình thành kiến thức mới, các thao tác sử dụng đồ dùng phải linh hoạt, thành thạo để học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Song có phần hơi cao so với học sinh yếu kém, các em khó hiểu và lúng túng (1)
  2. Sáng kiến kinh nghiệm khi sử dụng đồng dùng học tập. Do đó giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh này nhằm điều chỉnh các thao tác của mình để làm sao cả 2 đối tượng có thể tiếp thu bài 1 cách hiệu quả nhất. Học sinh rất thích học toán, song các em tiếp thu kiến thức của học các yéu tố hình học bao giờ cũng kém hơn so với các tiết học khác. Vì vậy để học sinh tiếp thu một cách dễ dàng thì giáo viên phải hướng dẫn thật kỹ ở mỗi thao tác và thật chuẩn mực để các em bắt trước. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học vấn đề đã và đang được quan tâm, làm thế để nâng cao chất lượng dạy học đó là câu hỏi mà mỗi giáo viên đều quan tâm và trăn trở. Xuất phát từ tầm quan trọng của bậc tiểu học trong hệ thống giáo dục, tôi nhận thấy việc dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học vô cùng quan trọng. Việc sử dụng dồ dùng dạy học vô cùng cần thiết để góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên cần phải tổ chức hoạt động dạy học một cách phù hợp với việc tổ chức sử dụng đồ dùng dạy học thật hệ thống và thường nhật. Là một giáo viên hiện tại một phần cũng muốn tìm hiểu về thực trạng vấn đề để trên nên tôi chọn đề tài “Sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” để làm đề tài nghiên cứu. 2) Kết quả, hiệu quả: Năm học 2005 - 2006 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2B tôi khảo sát như sau: Số học sinh: 25 em Giỏi: 0 TB: 16 em = 64% Khá: 4 em = 16% Yếu: 5 em = 20% Như vậy qua khảo sát đầu năm tôi thấy kết quả tư duy của các em đang còn thấp, cần phải nâng cao chất lượng học tập của học sinh về môn toán mà đặc biệt là yếu tố hình học. Từ thực trạng trên để công việc đạt kết quả tốt, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung và phương pháp nhằm làm giảm tỉ lệ học sinh yếu trong lớp đồng thời nâng (2)
  3. Sáng kiến kinh nghiệm cao chất lượng sử dụng đồ dùng dạy học một cách thành thạo để từ đó đưa chất lượng học sinh khá giỏi lên. B- Giải quyết vấn đề 1) Các giải pháp thực hiện: - Đánh giá đúng chất lượng học sinh. - Cải tiến phương pháp giảng dạy. - Tăng cường nội dung thực hành. - Tăng cường làm và sử dụng đồ dùng dạy học. 2) Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học: - Việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất quan trọng và được sử dụng trong mỗi tiết dạy thường xuyên phải cho học sinh sử dụng và thực hành - Đồ dùng dạy học góp phần làm tăng thêm sự thu hút học sinh. - Nếu không có đồ dùng thì hiệu tiết dạy không cao. - Việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh chưa được nhiều và chưa đúng các thao tác theo thói quen do chưa được hướng dẫn kĩ khi sử dụng đồ dùng học tập. 3) đổi mới nhận thức soạn bài, giảng bài theo hướng dẫn đồi mới: a) ở nhà: Chuẩn bị bài, nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu có liên quan đến nội dung dạy học, chuẩn bị đồ dùng cho giờ dạy. b) ở lớp: Dạy theo phương pháp đổi mới, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh. Hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng đồ dùng dạy học, phân nhóm học tập 4) Đổi mới hình thức dạy học: Tổ chức học cá nhân, học theo nhóm, tăng cường trò chơi trong hcọ tập, tăng cường sử dụng đồ dùng học tập. 5) Đổi mới phương tiện dạy học. (3)
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Khuyến khích dùng phiếu học tập, đồ dùng trực quan, đồ dùng tự làm phục vụ cho việc dạy và học. 6) đối mới cách đánh giá nhận xét học sinh. 7) Xây dựng tình cảm giãư thầy và trò, trò và toán học. 8) Thăm hỏi và động viên gia đình học sinh tạo điều kiện cho học sinh học tập. Qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã áp dụng vào dạy học, nói chung các em đã hiểu được phần nào về học tập đã có hiệu quả. Tôi đã kiểm tra thực tế đồ dùng dạy học ở lớp 2A và 2B. Lớp 2A đạt 77,4% = 18 em có số đồ dùng. Lớp 2B đạt 80% = 20 em có số đồ dùng. Qua đây cho thấy đồ dùng của học sinh chưa được trang bị đầy đủ. II. Các biện phảp để tổ chức thực hiện. Sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng lúc đúng chỗ, đúng cách. 1) Đúng lúc, đúng chỗ: Là phải biết sử dụng đồ dùng nào vào dạy kiến nào, đồ dùng phải phản ánh được lôgic của kiến thức. Ví dụ: Compa, dụng cụ để vẽ đường tròn không thể đem để hình thành biểu tượng hình tròn. Khi cần thì sử dụng, khi không cần và không sử dụng nếu lạm dụng việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng hạn chế kết quả dạy học. 2- Đúng cách: Đúng quy trình khi sử dụng đồ dùng dạy học (đúng các thao tác). 3- Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học, khi dạy các yếu tố hình học. Qua việc sử dụng đồ dùng dạy học ở trường tôi chưa được dùng nhiều và chưa đúng các thao tác Vì vậy đề xuất giải pháp đổi mới phương pháp dạy học phải sử dụng đồ dùng dạy học là đúng lúc, đúng chỗ mà nhất là đúng cách (đúng các thao tác kỹ thuật). Tôi xin đưa ra 1 số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy các yếu tố hình học ở một số lớp (lớp 4) Ví dụ: Khi dạy bài: m vuông (m2) + Chuẩn bị đồ dùng - Biết cấu tạo của đồ dùng (mô hình 1 m vuông). (4)
  5. Sáng kiến kinh nghiệm - Công dụng: Giũp học sinh hình dung ra được 1 m vuông chiếm diện tích bằng bao nhiêu. - Cách sử dụng: Phối hợp thước xen ti mét , thước. + Giới thiệu mét vuông (m2) + Giới thiệu quan hệ giữa m2 và dm2 4) thiết kế và thi công 1 số tiết khi dạy các yếu tố hình học theo hướng đổi mới. Bài: Góc vuông, góc không vuông (trang 41- toán 3) I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là góc vuông, góc không vuông. - Biết dùng ê ke để kiểm tra góc vuông - Giáo dục tính cẩn thận. II. Đồ dùng: - Giáo viên, học sinh: Thước kẽ, ê ke. III. các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Bài cũ - HS lên bảng vẽ hình chữ nhật và hình tứ giác - Học sinh lên bảng vẽ - Nhận biết 2 hình đó qua các cạnh. Hoạt động 2: giới thiệu về góc - Học sinh quan sát mô hình đồng hồ (SGK) Học sinh quan sát theo cặp đôi - Học sinh nêu nhận xét ở cả 3 mô hình đồng hồ - Gồm có 2 cạnh (2 kim) xuất - Giáo viên đưa ra hình vẽ góc. Phát từ điểm 1 - Học sinh nêu - Học sinh quan sát 2) Góc vuông, góc không vuông: Học sinh quan sát trên bảng. - Giáo viên vẽ góc vuông và khẳng định đây là góc vuông. - Giáo viên giới thiệu tên đỉnh O, cạnh OA, OB. Học sinh lên thực hành đọc và chỉ - Giáo viên cho học sinh quan sát 2 góc tiếp ở SGK tên đỉnh, cạnh góc vuông. (2 góc không vuông). Học sinh nêu đỉnh, cạnh của góc - Nhận xét về 2 góc này. này (là góc không vuông). - Gọi H thực hành vẽ (mỗi nhóm vẽ một góc). - HS lên bảng vẽ cả lớp vẽ bảng 3) Giới thiệu ê ke: con, GV nhận xét. - Cho học sinh quan sát tìm hiểu ê ke. - Cả lớp quan sát đồ dùng ê ke của - Học sinh nêu ý kiến - Nhận xét. mình. - Giáo viên nêu cấu tạp và công dụng của ê ke. - Có 3 góc (một góc vuông và 2 - Học sinh lên thực hành chỉ vào các góc trên ê ke. góc không vuông). (5)
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động 3: Dùng ê ke vẽ góc vuông: - Học sinh quan sát mẫu. - Giáo viên giới thiệu tiếp điểm của góc vuông bằng ê ke vào bảng con. - GV hướng dẫn học sinh cách cầm và đặt ê ke trên giấy để vẽ. Hoạt động 4: Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông - HS xác định góc vuông và đánh GV vẽ lên bảng 1 hình tam giác trong đó có 1 góc dấu góc vuông. vuông. - Giáo viên nhận xét kết quả (Giáo viên kiểm tra lại góc). Lưu ý: HS quan sát được các thao tác kiểm tra. - GV gọi HS lên kiểm tra báo cáo - GV lại vẽ tiếp hình khác học sinh kiểm tra. kết quả. Hoạt động 5: Đọc tên các yếu tố hình học. - GV vẽ 3 hình tam giác, tứ giác, hình chữ nhật. - HS đọc tên các hình MNPQ, Ghi tên lên đỉnh mỗi hình. ABCD, ABC. - Mỗi hình có mấy góc vuông, mấy cạnh, mấy - Gọi học sinh đọc. đỉnh, đọc tên các đỉnh các góc của cạnh đó. - Đỉnh A cạnh (AB, AC, CB). Ví dụ: Hình tam giác. - Học sinh làm vào vở BT, GV IV. Thực hành: chữ. - HS chữa bài. V. Củng cố và nhận xét giờ dạy: Một trong những khâu đổi mới phương pháp dạy học là việc chuẩn bị xây dựng kế hoạch bài học được chia làm 3 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Chuẩn bị của gáoviên trước khi lên lớp. + Hoạt động 1: - Tìm hiểu nội dung bài dạy. - Tim hiểu dụng ý nội dung sách giáo khoa. - Tìm hiểu dụng ý từng đơn vị kiến thức. + Hoạt đông 2: - Tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài học. + Hoạt động 3: - Xác định mục tiêu bài dạy. - Xác định kiến thức trọng tâm. - Kiến thức. - Kỹ năng - Giáo dục + Hoạt động 4: Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương tiện: Đồ dùng giảng dạy. (6)