Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình

doc 11 trang sangkien 30/08/2022 7140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giai_bai_tap_toan_bang_cac.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình

  1. CHUYÊN ĐỀ: RÈN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH - HỆ PHƯƠNG TRÌNH I/ Đặt vấn đề: 1/ Lý do chọn đề tài: Toán học là bộ môn khoa học được coi là chủ lực, bởi trước hết toán học hình thành cho các em tính chính xác, tính hệ thống, tính khoa học và tính logic, vì thế nếu chất lượng dạy và học toán được nâng cao thì có nghĩa là chúng ta tiếp cận với nền kinh tế tri thức khoa học hiện đại, giàu tính nhân văn của nhân loại. Cùng với sự đổi mới chương trình và sách giáo khoa, tăng cường sử dụng thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học toán nói riêng trong trường THCS hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập, hoạt động tư duy, độc lập sáng tạo của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm nâng cao năng lực phát hiện giải quyết vấn đề, rèn luyện hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức một cách khoa học, sáng tạo vào thực tiễn. Trong chương trình Đại Số 8, Đại Số 9 dạng toán“giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình” đối với học sinh THCS là một việc làm mới mẻ, đề bài cho không phải là những phương trình có sẵn mà là một đoạn văn mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng, học sinh phải chuyển đổi được mối quan hệ giữa các đại lượng được mô tả bằng lời văn sang mối quan hệ toán học. Hơn nữa, nội dung của các bài toán này, hầu hết đều gắn bó với các hoạt động thực tế của con người, xã hội hoặc tự nhiên, Chính vì vậy, người thầy không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức như trong sách giáo khoa mà còn dạy cho học sinh cách giải bài tập. Người thầy khi hướng dẫn cho học sinh giải các bài toán dạng này phải dựa trên các quy tắc chung là: yêu cầu về giải một bài toán, quy tắc giải bài toán bằng cách lập phương trình, phân loại các dạng toán, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các đại lượng dẫn đến lập được phương trình hoặc hệ phương trình dễ dàng, đây là bước đặc biệt quan trọng và khó khăn với học sinh. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm Toán 8 và bản thân tự tìm tòi nghiên cứu, cũng như qua việc theo dõi kết quả bài kiểm tra, bài thi của học sinh lớp 8 và lớp 9. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh tháo gỡ và giải quyết tốt những khó khăn, vướng mắc trong học tập đồng thời năng cao chất lượng bộ môn nên bản thân đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn kĩ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình”. 2/ Mục đích nghiên cứu: 1
  2. Rèn kĩ năng giải bài tập toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình. 3/ Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong đối tượng là học sinh lớp 8A1, 8A2, 9A1, 9A2 của trường THCS An Thạnh 2, năm học 2013 – 2014. Ý tưởng của đề tài rất phong phú, đa dạng, đối tượng nghiên cứu rộng, nên bản thân chỉ nghiên cứu qua bốn phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình ở chương trình SGK, SBT toán 8, toán 9 hiện hành. 4/ Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu qua tài liệu: SGK, SGV, SBT toán 8, toán 9 tài liệu có liên quan. Nghiên cứu qua thực hành giải bài tập của học sinh. Nghiên cứu qua theo dõi kiểm tra. Nghiên cứu từ thực tế giảng dạy, học tập của từng đối tượng học sinh. II/ Giải quyết vấn đề: 1/ Cơ sở lí luận: Một trong những phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán trên là dựa vào quy tắc chung. Nội dung của quy tắc gồm các bước: - Bước 1: Lập phương trình – hệ phương trình. + Chọn ẩn, xác định điều kiện cho ẩn. + Dùng ẩn số và các số liệu đã biết để biểu thị các số liệu có liên quan, dẫn giải các bộ phận thành phương trình – hệ phương trình. - Bước 2: Giải phương trình – hệ phương trình. - Bước 3: Nhận định kết quả, thử lại, trả lời. 2/ Thực trạng tình hình dạy và học: a/ Đối với học sinh: - Việc giải bài toán về phương trình – hệ phương trình được cho sẵn là một điều khó khăn, nhưng càng khó hơn là phải chuyển một bài toán bằng những lời văn thành bài toán giải phương trình – hệ phương trình, đối với học sinh Trường THCS nói chung và đặc biệt là học sinh Trường THCS An Thạnh 2 nói riêng, đa phần con em gia đình khó khăn nên một số học sinh phải phụ giúp gia đình. Do đó thời gian học bài, làm bài tập của học sinh chưa nhiều, đặc biệt đối với học sinh dân tộc, việc tiếp thu kiến thức của các em còn nhiều hạn chế, quan trọng hơn nữa là các em lại mất kiến thức căn bản của các lớp dưới. Vì thế dẫn đến học sinh nắm bắt được kiến thức mới và vận dụng một số kiến thức vào giải bài tập là rất khó. - Mỗi lần vận dụng các bước vào làm bài tập còn nhiều học sinh chưa giải được, do các em chưa nắm vững được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình. 2
  3. - Do đó kết quả bài kiểm tra 1 tiết chương IV Đại Số 8 và Đại Số 9 của học sinh (Năm học 2013 - 2014) như sau: Học lực Khối Sỉ số G K Tb Yếu Trên Tb(%) Dưới Tb(%) 8 62 8 13 19 22 42 (64,5%) 20 (35,5%) 9 49 12 12 18 7 42 (85,7%) 7 (14,3%) b/ Đối với giáo viên: Từ tình hình thực tế trong nhà trường, đặc biệt trực tiếp giảng dạy bộ môn toán, bản thân tôi tự nhận thấy giáo viên đều được đào tạo cơ bản, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Do đó trình độ chuyên môn khá đồng đều, giáo viên có lòng say mê nghề bám trường, bám lớp, có lòng yêu nghề mến trẻ, có lòng nhiệt huyết cao trong giảng dạy. Người giáo viên cố gắng tìm tòi sáng tạo trong việc hướng dẫn học sinh giải các bài toán bằng nhiều phương pháp. Trong quá trình giảng dạy giáo viên chú trọng đến việc khai thác bằng nhiều phương pháp nhằm giúp học sinh phát triển khả năng tư duy lôgíc khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực, phát hiện giải quyết vấn đề một cách cụ thể, rèn luyện kỹ năng vào vận dụng thực tiễn, tác động đến tâm tư tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 3/ Một số biện pháp thực hiện: a/ Biện pháp 1: Lời giải không phạm sai lầm và không có sai sót nhỏ: Để học sinh không mắc sai lầm này người giáo viên phải làm cho học sinh hiểu đề toán và trong quá trình giải không có sai sót về kiến thức, kỹ năng tính. Giáo viên phải rèn cho học sinh có thói quen đặt điều kiện cho ẩn và đối chiếu với điều kiện của ẩn xem có thích hợp không? Ví dụ: Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số của nó là 3 đơn vị. Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị thì được phân số mới bằng 1 . Tìm phân số ban 2 đầu. (Đại số 8) Giải Gọi tử số của phân số ban đầu là x (điều kiện: x Z; x 3). Thì mẫu số của phân số ban đầu là x + 3. x 2 1 Theo đề bài ra ta có phương trình: (*) ĐKXĐ: x 5 0 x 5 . x 5 2 3
  4. 2(x 2) 1(x 5) (*) 2x 4 x 5 2x x 5 4 x 1 (nhận). 2(x 5) 2(x 5) Suy ra: tử số của phân số ban đầu là 1, mẫu số phân số ban đầu là 1 + 3 = 4. Vậy phân số ban đầu là 1 . 4 b/ Biện pháp 2: Lời giải toán phải có căn cứ chính xác. Xác định ẩn phụ phải khéo léo, mối quan hệ giữa ẩn và dữ kiện đã cho làm nổi bật được ý phải tìm. Nhờ mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán thiết lập phương trình – hệ phương trình, từ đó tìm được giá trị của ẩn số. Muốn vậy, người giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được đâu là ẩn? Đâu là điều kiện? Có thoả mãn điều kiện hay không? Từ đó có thể xây dựng được cách giải. Ví dụ: Một khu đất hình chữ nhật với hai kích thước hơn kém nhau 4m, biết diện tích của khu đất đó bằng 1200 (m 2). Hãy tính chu vi của khu đất đó? (Đại số 9). Bài toán hỏi chu vi hình chữ nhật. Học sinh thường có ý nghĩ, bài toán hỏi gì thì gọi đó là ẩn. Nếu ở bài toán này gọi chu vi hình chữ nhật là ẩn thì bài toán khó có lời giải. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát triển sâu trong khả năng suy diễn. Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta cần biết chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật. GIẢI Gọi chiều rộng khu đất hình chữ nhật là x (m), (điều kiện: x > 0). Thì chiều dài khu đất hình chữ nhật là x + 4 (m). Vì diện tích hình chữ nhật là 1200m2. Ta có phương trình sau: x(x + 4) = 1200 x2 + 4x – 1200 = 0 x1 = 30 (nhận). x2 = – 34 (loại). Chiều rộng hình chữ nhật là 30 (m). Chiều dài hình chữ nhật là 30 + 4 = 34 (m). Vậy chu vi của khu đất hình chữ nhật là: (34 + 30)2 = 128 (m). c/ Biện pháp 3: Lời giải phải đầy đủ và mang tính toàn diện. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh không được bỏ sót khả năng, chi tiết nào, rèn luyện cho học sinh cách kiểm tra lại lời giải xem đầy đủ chưa. 4
  5. Ví dụ: Một tam giác có chiều cao bằng 3 cạnh đáy. Nếu chiều cao tăng thêm 4 3dm, cạnh đáy giảm đi 2dm, thì diện tích tăng thêm 12dm2. Tính chiều cao và cạnh đáy? (Đại số 8). GIẢI Giáo viên lưu ý cho học sinh công thức tính diện tích tam giác theo chiều cao: 1 S cạnh đáy x chiều cao. 2 Gọi độ dài cạnh đáy là x (dm), (điều kiện: x > 0). Thì chiều cao là 3 x (dm). 4 1 3 Diện tích lúc đầu là :  x  x (dm2). 2 4 1 3 2 Diện tích lúc sau là: x 2 x 3 (dm ). 2 4 1 3 1 3 Theo đề bài ta có phương trình sau: x 2 x 3 x  x 12 2 4 2 4 3 x 15 4 3x 60 x = 20 (TMĐK) Vậy cạnh đáy có độ dài là 20 (dm). 3 Chiều cao có độ dài là 20 15 (dm). 4 d/ Biện pháp 4: Lời giải bài toán phải đơn giản. Ví dụ: (Bài toán cổ Việt Nam). Vừa gà vừa chó Bó lại cho tròn Ba mươi sáu con Một trăm chân chẵn Hỏi có mấy gà, mấy chó? (Đại số 8) GIẢI Gọi số gà là x (con), (điều kiện: x nguyên dương). Số chó là 36 – x (con). Số chân gà là 2x (chân). 5
  6. Số chân chó là 4(36 – x) (chân). Theo đề bài ta có phương trình: 2x + 4(36 – x) = 100 x = 22 (TMĐK). Vậy số gà là 22 (con), số chó là 36 – 22 = 14 (con). Với cách giải trên, bài toán ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của học sinh. e/ Biện pháp 5: Lời giải phải trình bày khoa học. Ví dụ: Chiều cao của một tam giác vuông bằng 9,6m và chia cạnh huyền thành 2 đoạn hơn kém nhau 5,6m. Tính độ dài cạnh huyền của tam giác. (Đại số 9) Trước khi giải cần kiểm tra kiến thức của học sinh để củng cố công thức. Cho ABC vuông tại A có AH  BC ( H BC ), ta có: AH2 = BH.CH. GIẢI Gọi độ dài cạnh BH là: x (m) (điều kiện: x > 0). Độ dài cạnh CH là: x + 5,6 (m). Theo đề bài ta có phương trình: x(x + 5,6) = 9,62 x = 7,2 (TMĐK). Vậy độ dài cạnh huyền là: 7,2 + 5,6 + 7,2 = 20 (m). f/ Biện pháp 6: Lời giải phải rõ ràng, đầy đủ, có thể nên thử lại. Giáo viên cần rèn cho học sinh có thói quen sau khi giải xong cần thử lại kết quả và tìm hiểu hết các nghiệm của bài toán, nhất là đối với phương trình bậc hai, hệ phương trình. Ví dụ: Một tàu thuỷ chạy trên khúc sông dài 80km, thời gian đi và về mất 8 giờ 20 phút. Tính vận tốc tàu thuỷ khi nước yên lặng. Biết vận tốc dòng nước là 4km/h. GIẢI Gọi vận tốc tàu thuỷ khi nước yên lặng là x (km/h), (điều kiện: x > 0). Vận tốc tàu thuỷ khi xuôi dòng là x + 4 (km/h). Vận tốc của tàu thuỷ khi ngược dòng là x – 4 (km/h). Theo bài ra ta có phương trình sau: 80 80 25 25 (*) (vì 8h20' h ) x 4 x 4 3 3 ĐKXĐ: x 4 80.3(x 4) 80.3(x 4) 25(x 4)(x 4) (*) 3(x 4)(x 4) 3(x 4)(x 4) 3(x 4)(x 4) 240x 960 240x 960 25x2 400 5x2 – 96x – 80 = 0 6