SKKN Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán ở trường THCS

doc 15 trang sangkien 30/08/2022 3560
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_hoc_phat_hien_va_giai_quyet_van_de_tron.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán ở trường THCS

  1. ĐỀ Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm  LỜI NÓI ĐẦU Học sinh là những người chủ tương lai của đất nước, là lực lượng quyết định sự phồn vinh của đất nước sau này. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, phải chăm lo nhiều đến sự nghiệp giáo dục để từ đó có thể làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh. Thực tế đã chứng minh điều đó, khi Đảng ta đã đề ra chiến lược phát triển giáo dục 10 năm ( từ 2000 đến 2010 ). Trong đó, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học cũng là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Nhằm để trao đổi kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiển giảng dạy, quản lí ở trường học, giúp quý thầy, cô giáo áp dụng và trao đổi cùng quý thầy, cô giáo sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy trong nhà trường. Tuy có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và viết. Song không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp để nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, viết và áp dụng đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Người Thực Hiện : Phạm Xuân Nam Trang 1
  2. ĐỀ Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm  PHẦN MỘT : ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển về kinh tế, ngoại giao cũng như về giáo dục để bắt kịp với những nước phát riển trên thế giới. Ngành giáo dục càng cần phải có sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa về cả nội dung và phương pháp, cần phải đưa những phương pháp dạy học hiện đại vào chương trình dạy học. Đặt biệt là vận dụng tốt phương pháp dạy học vào môn Toán. Chỉ vận dụng các phương pháp dạy học đã có từ trước đến nay, thì chắc chắn sẽ không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Khi mà mục tiêu, nội dung bài học đã luôn đòi hỏi và được xem xét, điều chỉnh, đổi mới. Khi các phương tiện, cơ sở vật chất có sự thay đổi theo hướng đa dạng và phong phú. 2/ CƠ SỞ THỰC TIỄN : Ở trường THCS, trong toàn bộ các môn học thì môn Toán là một môn gây nhiều khó khăn hơn cả cho học sinh trong quá trình học. Môn học này cũng góp phần ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Qua quá trình giảng dạy ở trường THCS Tân Tiến – Bù Đốp, qua mỗi tiết dạy thực tế trên lớp ở trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở: “ Làm thế nào, áp dụng phương pháp giảng dạy nào để làm cho học sinh hiểu được bài mình dạy, học sinh hiểu được bài một cách nhanh nhất, kỹ nhất và nhớ được lâu nhất. Nhằm để nâng cao chất lượng học môn Toán của học sinh.” Một vấn đề mà giáo viên nào cũng băn khoăn và trăn trở như tôi, chúng ta có thể thấy rằng : “ Tự minh tìm tòi và phát hiện ra một vấn đề nào đó cũng được nhớ lâu hơn và hiểu kĩ hơn, trong khi quên ta cần hồi tưởng lại cũng nhanh hơn và đầy đủ hơn”. Mà đặt biệt đối với bộ môn Toán việc tạo cho học sinh đức tính tự tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán là rất tốt. Tạo cho các em có hứng thú học tập, bước đầu làm quen với quá trình nghiên cứu, khám phá. Rèn luyện cho học sinh tự tư duy lôgic, khoa học và tư duy biện luận sáng tạo. Làm cho nội dung bài học có tính thuyết phục, biến kiến thức thành niềm tin. Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm trí tuệ sâu sắc, có cảm xúc, có niềm Người Thực Hiện : Phạm Xuân Nam Trang 2
  3. ĐỀ Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm  tin trong lao động sáng tạo, tự tin ở năng lực của bản thân, hứng thú trong học tập nhằm chiếm lĩnh kiến thức khoa học. Với những phân tích như vậy, tôi quyết định tìm hiểu về “ Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán ở trường THCS ”. Đó là đề tài tôi chọn viết SKKN. Qua quá trình phân tích đánh giá cũng như thực nghiệm phương pháp này tại trường THCS Tân Tiến – Huyện Bù Đốp. Với thời gian 2 năm học. PHẦN HAI : NỘI DUNG “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ” I/ Giới Thiệu : Phát hiện và giải quyết vấn đề không hoàn toàn là mới trong lí luận dạy học ở nước ta, song thực hiện đúng đắn trong thực tiển dạy học là một phương hướng quan trọng trong đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Phát hiện và giải quyết vấn đề như là một phương pháp trong các phương pháp dạy học tích cực, thể hiện định hướng coi trọng nhu cầu nhận thức ở học sinh. Một số kinh nghiệm ở phương pháp này giúp cho giáo viên có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản về phát hiện giải quyết vấn đề trong dạy học môn Toán THCS. II/ Những Nội Dung Của Phương Pháp Dạy Học Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn Đề : 1/ Về kiến thức : Mỗi giáo viên cần nắm được kiến thức cơ bản về phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Toán như : Quan niệm chung, các bước thực hiện, các mức độ, cách thức triển khai trong thực tiễn. Nắm được một số kĩ thuật xây dựng nội dung ở môn Toán để tạo điều kiện thụân lợi cho việc thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 2/ Về kĩ năng : Người Thực Hiện : Phạm Xuân Nam Trang 3
  4. ĐỀ Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm  Mỗi giáo viên phải biết cách thực hiện tổ chức dạy học theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề đối với nội dung trong SGK đã xây dựng theo định hướng đó. Biết cách chuyển đổi nội dung dạy học theo quy định trong chương trình và SGK theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề. 3/ Những nội dung chính : - Quan niệm về PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề. - Các bước dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. - Mức độ thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. - Những cách thông dụng để tạo tình huống có vấn đề. - Triển khai dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. III/ Thực Trạng Của Vấn Đề : Với chức năng là tổ trưởng tổ Toán – Lý và là giáo viên giảng dạy môn Toán, Tôi thường xuyên được dự giờ các đồng nghiệp trong tổ. Tôi nhận thấy có một số hiện trạng thường xẩy ra : Giáo viên dạy Toán rất xem nhẹ việc tạo cho học sinh phương pháp tìm tòi, khám phá, giải quyết một vấn đề toán học. Phần đông đa số giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, cổ điển là truyền đạt một cách máy móc kiến thức có sẳn trong SGK cho các em. Các em chỉ ngồi chú ý lắng nghe và chấp nhận kiến thức đó. Có một số giáo viên dạy lướt qua kiến thức, rồi cho học sinh ghi lại kiến thức ( định nghĩa, định lí, . . . ) từ SGK, hay cách chứng minh định lý ( giáo viên chứng minh sẳn lên bảng ) rồi học sinh chép vào vỡ. Làm cho tiết học trở nên rất thụ động và trầm lắng ít có ý kiến phát biểu. Do đó có một số học sinh không hiểu được nội dung bài học ngay tại trên lớp, mà học sinh về nhà học thuộc bài một cách không hiểu bài và kiến thức cần nắm sẽ mau quên. Còn một số giáo viên khác thường sử dụng phương pháp “đọc – chép” để cho học sinh ghi như phần giả thiết – kết luận của bài toán, phần định nghĩa, định lý hay phần chứng minh. Ở một số tiết luyện tập giáo viên có cho học sinh làm bài tập, nghiên cứu làm bài tập tại lớp, song chưa có phương pháp cụ thể. Nên các em vẫn chưa phát huy hết khã năng của mình hoặc chưa thực hiện công việc theo một quy trình nhất định. Dẫn đến tiết luyện tập trở nên nhốn nháo, nhiều em không chú tâm đến việc làm bài tập của mình. Người Thực Hiện : Phạm Xuân Nam Trang 4
  5. ĐỀ Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm  Trong bộ môn Toán, ở các khối lớp 7, 8 và 9 số lượng các bài tập trong các tiết luyện tập rất nhiều. Mà thời gian thì có hạn, nên giáo viên thường tranh thủ định hướng qua phương pháp giải hay vẽ hình rồi hướng dẫn ngay cách giải, cách chứng minh. Chính vì vậy học sinh không có điều kiện để tự bản thân suy nghỉ, tìm tòi để đưa ra cách giải. Trong một số tiết dự giờ ở lớp 6, tiết số học. Tôi thấy có một số vấn đề cần khắc phục phương pháp giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách thụ động. Bởi vì, học sinh ở khối này là học sinh đầu cấp nến tập dần cho các em về mộ t phương pháp học mới. Đó là phương pháp “ Dạy học pháp hiện và giải quyết vấn đề” • Tôi đã chuẩn bị tiến hành viết và hoàn thành đề tài trong hai năm học : Từ đầu năm 2006 – 2007 đến cuối năm 2007 – 2008. • Để xác định được thực trạng về chất lượng học môn Toán của học sinh. Tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm của các em khi chưa áp dụng phương pháp này. Do được phân công giảng dạy, năm học 2006 – 2007, tôi phụ trách giảng dạy môn Toán khối lớp 6 và 9. tôi đã tiến hành khảo sát như sau : + Năm học 2006 – 2007 khảo sát khối lớp 6 và khối lớp 9. + Năm học 2007 – 2008 khảo sát khối lớp 6 và khối lớp 9 ĐỀ KHẢO SÁT KHỐI LỚP 6: Bài 1: Em hãy nêu và viết công thức các tính chất cơ bản của phép cộng. Bài 2: Em hãy nêu và viết công thức các tính chất của phép chia. ĐỀ KHẢO SÁT KHỐI LỚP 9: Bài 1: Em hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A, gọi M là trung điểm của cạnh BC. Qua M vẽ các đường thẳng song song với các cạnh AB và AC và cắt các cạnh này theo thứ tự P và Q. Chứng minh tứ giác AQMP là hình thoi. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHƯ SAU : Tổng Điểm bài kiểm tra Năm học Lớp số TB trở lên % Điểm 0 - 2 6A1, 6A2 72 30 41.7 22 2006-2007 9A1, 9A2 65 30 46.2 18 Người Thực Hiện : Phạm Xuân Nam Trang 5