Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu trong bài Tập đọc Lớp 4

doc 30 trang sangkien 01/09/2022 17500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu trong bài Tập đọc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_hieu_trong_bai_tap_doc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu trong bài Tập đọc Lớp 4

  1. skkn Ngành Giáo dục Tiểu học RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong xây dựng cơ bản, khi xây dựng một toà nhà cao tầng hiện đại thì xử lý nền móng thật hết sức quan trọng mà nền móng của ngôi nhà là nằm phía dưới đáy nhà và một phần sâu trong lòng đất nên người thường nhìn bằng đôi mắt thông thường thì không thấy được và cũng không cần quan tâm, người ta chỉ nhìn thấy được các tầng ở trên, chỉ có những nhà xây dựng những nhà chuyên môn mới quan tâm và họ nhìn thấy rõ bản chất, tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Móng nhà vững chắc thì ngôi nhà mới vững bền. Trong hệ thống Giáo dục thì có một bậc học được ví như nền móng ngôi nhà đó, đó là bậc Tiểu học. Bậc học đầu tiên và được xác định là “Bậc học là nền tảng của hệ thống Giáo dục Quốc dân. - Bậc tiểu học là bậc học nền tảng có vai trò hết sức quan trọng những cơ sở ban đầu rất cơ bản, bền vững về trí thức hình thành những đường nét để phát triển nhân cách giúp trẻ em có thể học lên bậc trên, hoặc đi học nghề. - Để đạt mục tiêu trên nhà trường Tiểu học đã dạy đủ các môn học cần thiết đó. Tiếng Việt là một trong các môn đó. Quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học là tập đọc. Khi trẻ đến trường công việc đầu tiên của các em là phải học: Đọc, và sau đó trẻ phải đọc mới học . - Đọc không đơn thuần là sự giải mã dạng thức chữ viết sang dạng thức âm thanh. Ở đây phải bao hàm cả bốn kỹ năng: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Học đọc để giải mã cho đúng thì không khó, nhưng học đọc để biết đọc mới là điều quan trọng biết đọc. Trong trường hợp này bao gồm giải mã đúng và thông hiểu những gì mà mình đọc được. Như vậy là làm thế nào giúp các em đọc tốt điều đó phải phụ thuộc vào giáo viên, người tổ chức, hướng dẫn các em tiếp xúc với văn bản đọc . - Để giúp các em học tốt, nhất định phải có một định hướng rõ ràng là một phương pháp dạy học . - Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài được biên soạn nhằm phục vụ yêu cầu về hiểu, giúp học sinh hiểu văn bản đọc là cơ sở cho việc đọc hay, đọc diễn cảm. Việc rèn kỹ Người thực hiện: Trang 1
  2. skkn Ngành Giáo dục Tiểu học năng hiểu thông qua hệ thống câu hỏi góp phần chuẩn bị tốt cho học sinh học các môn học khác. - Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa như thế nào? Việc sử dụng hệ thống câu hỏi ra sau và đã đem lại kết quả như mong muốn chưa? - Qua bài viết này theo tôi rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh là làm thế nào cho học sinh hiểu bài nhanh và sâu, trong giờ dạy giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học. Kết hợp cho học sinh trả lời câu hỏi ở nhiều bài tập chuẩn bị trước và chuẩn bị đồ dùng trực quan, tranh ảnh minh hoạ để giảng giải từ hay nội dung bài tập. * Thuận lợi Trong thực tế hiện nay để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt . Vở bài tập Tiếng Việt đã được thiết kế, mỗi bài tập dưới dạng phiếu bài tập nhằm khắc phục một số hạn chế của sách giaó khoa và nâng cao chất lượng giờ Tập đọc nói riêng và phân môn Tiếng Việt nói chung. Ngoài ra bộ giáo dục đã trang bị tranh minh hoạ cho một số bài tập đọc giúp giáo viên dễ dàng hướng dẫn học sinh khai thác nôị dung bài học. Hiện nay nhà trường Tiểu học đang từng bước đổi mới phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu qua môn tập đọc . Phải đọc các tác phẩm thì mới hiểu ngược lại phải hiểu các tác phẩm thì mới có thể đọc đúng đọc hay. Đọc đúng và đọc hay nâng một bước cao hơn là cảm thụ cái hay cái đẹp của văn chương. *Khó khăn: Qua khảo sát thực tế vấn đề sử dụng vở bài tập Tiếng Việt và tranh minh hoạt để khai thác nội dung bài còn chưa hợp lý. Còn rất nhiều lý do, phần vở bài tập Tiếng Việt (chỉ xét phần tập đọc) có nhiều bài chưa thiết thực với việc tìm hiểu bài nội dung còn đơn điệu, chưa bám sát và phục vụ cho việc tìm hiểu bài đạt hiệu quả cao, một phần vì tranh minh hoạt còn quá ít, có tranh chưa đáp ứng được nội dung bài học đó việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài còn hạn chế. Vì thế tôi chọn nghiên cứu đề tài : (Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho lớp 4 trong giờ tập đọc bằng phương pháp sử dụng phiếu bài tập). Qua đề tài này người viết mong góp phần nhìn lại rèn kỹ năng đọc hiểu tập đọc hiện nay ở trường tiểu học. Đưa ra một số biện pháp nhằm giúp các em đạt hiệu quả cao hơn. 2. Mục đích nghiên cứu : Khi nghiên cứu đề tài này mục đích là tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tế dạy đọc hiểu (hay hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài) trong giờ Tập đọc lớp 4 nhằm so sánh Người thực hiện: Trang 2
  3. skkn Ngành Giáo dục Tiểu học mối quan hệ đọc hiểu, hiểu và đọc. Từ đó rút ra được những nhận xét, kết luận về vị trí, vai trò quan trọng trong việc đọc hiểu đồng thời tìm ra những biện pháp thích hợp khắc phục những tồn tại khó khăn. Nhằm giúp các em thấy được cái đẹp cái hay quen dần với nghệ thuật văn chương biết cảm thụ văn học làm cho hiệu quả giờ tập đọc cao hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu phương pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 4. Đối tượng nghiên cứu: Trong mỗi bài dạy ở bất cứ môn nào cũng nhằm hình thành kỹ năng riêng biệt cho học sinh và qua đó sẽ đọng lại ở học sinh. Vấn đề đặt ra trong bài và học sinh có kỹ năng giải quyết những vấn đề đó. Phân môn tập đọc cũng không ngoài mục đích đó, cũng nhằm hướng tới việc hình thành ở học sinh khả năng đọc hiểu nội dung văn bản. Mỗi giờ tập đọc thông thường có ba phần chính : Phần luyện đọc, phần tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm. Dù dạy thế nào đi chăng nữa thì trong mỗi giờ tập đọc cũng không thể thiếu được một trong ba phần này. Đặc biệt là phần luyện đọc hết sức quan trọng ở bậc tiểu học. Với lý do và mục đích nêu trên đề tài nghiên cứu nhằm rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc để đưa ra những giải pháp nhằm giúp học sinh hiểu và đọc tốt hơn. Nói đến : (Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh) tức là nói đến phần tìm hiểu bài là đề cập một số vấn đề cần nghiên cứu như : Phương pháp dạy tập đọc ở tiểu học, vở bài tập và cách sử dụng vở bài tập, nội dung bài học, tranh ảnh minh hoạ. 5. Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và năng lực hạn chế nên đề tài chỉ tìm hiểu về cơ sở khoa học của việc thực hiện phân môn Tập đọc ở tiểu học. Tìm hiểu các phương pháp dạy học đã vận dụng trong thực tế ở giờ tập đọc lớp 4 theo chương trình 175 tuần . Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá để nâng cao giờ tập lớp 4. 6. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nói trên cá nhân tôi đã sử dụng các phương pháp sau : + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. + Phương pháp quan sát tổng kết các kinh nghiệm dạy học . Người thực hiện: Trang 3
  4. skkn Ngành Giáo dục Tiểu học + Phương pháp học thực nghiệm . + Phương pháp đàm thoại . + Phương pháp gợi mở . 7. Giả thuyết khoa học - Sau khi thực hiện đề tài tỉ lệ học sinh tăng lên từ 10% trở lên thì kết quả đề tài mang tính khả thi và có kết quả tốt. - Sau khi thực hiện đề tài tỉ lệ học sinh tăng lên dưới 5% thì kết quả đề tài không khả thi và kết quả thấp. 8. Cấu trúc của đề tài A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp thực hiện 7. Giả thuyết khoa học 8. Cấu trúc của đề tài B. Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận I. Mục đích của nội dung tìm hiểu II. Mục đích tác dụng của việc rèn kĩ năng đọc hiểu trong bài tập đọc III. Cơ sở của việc dạy bài tập đọc IV. Phân môn tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 Chương 2: Cơ sở thực tiễn I. Quan điểm của giáo viên về giờ tập đọc II. Cách tiến hành một tiết tập đọc III. Những phương pháp giáo viên rèn đọc hiểu V. Thực trạng dạy nhằm tìm hiểu bài tập đọc VI. Những kết luận Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của thao tác tìm hiểu bài tập đọc lớp 4 1. Xây dựng phiếu bài tập và sử dụng phiếu bài tập cho mỗi bài tập đọc Người thực hiện: Trang 4
  5. skkn Ngành Giáo dục Tiểu học 2. Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho mỗi bài học 3. Giúp học sinh phát hiên các thủ pháp có trong bài 4. Hướng dẫn học sinh liên tưởng và tưởng tượng 5. Đặt tên cho nhân vật tác phẩm 6. Đọc diễn cảm 7. Sửa chữa các lỗi phát âm chặt 8. Biên soạn phiếu đánh giá kết quả học tập Chương 4: Vận dụng các biện pháp thao tác dạy đọc hiểu trong giờ tập đọc: C. Phần kết luận B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. MỤC ĐÍCH CỦA NỘI DUNG TÌM HIỂU Như ta đã biết, Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, cụ thể là hình thành ở các em ở bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc , viết. Nếu hiểu một cách cặn kẽ thì đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học là một dạng hoạt động lời nói là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu (ứng với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Vậy cả hai hình thức đọc thành tiếng không thể tách rời nhau với cách hiểu những gì được đọc . Hơn nữa nội dung văn học phản ánh những kinh nghiệm những thành tựu khoa học, tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và những người đương thời được ghi lại bằng chữ viết. Chính vì vậy giờ tập đọc giúp cho học sinh biết đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm để các em thông hiểu được những gì đã đọc, thấy được cái hay cái đẹp trong nội dung tác phẩm. Qua đó các em mới biết tìm hiểu bài, nhận xét, đánh giá và nhận thức được mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội. Từ đó các em chiếm lĩnh được những tri thức văn hoá dân tộc, tiếp thu được văn minh của loài người được lưu trong sách vở. - Mục đích của phân môn tập đọc là phải dạy đọc hiểu , giúp các em cảm thụ tốt bài văn, và hiểu được ngôn ngữ văn học. Đọc hiểu có tác dụng giáo dục tình cảm Người thực hiện: Trang 5
  6. skkn Ngành Giáo dục Tiểu học đạo đức cao đẹp cho người học sinh, đồng thời phát huy sáng tạo và khả năng tư duy, như quá trình phân tích tổng hợp cho các em vì vậy việc rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm là những quá trình có liên quan phải gắn bó mật thiết với nhau phải bổ sung hỗ trợ cho nhau. Do vậy trong giờ tập đọc việc đọc hiểu có ý nghĩa rất lớn ở tiểu học . nó trở thành trong những mục tiêu quan trọng khi dạy môn tập đọc ở trường Tiểu học . II. MỤC ĐÍCH TÁC DỤNG CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG BÀI TẬP ĐỌC : 1. Quan niệm về đọc : Theo quan niệm đọc là một quá trình biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh ở gốc độ này đọc được hiểu là việc giải mã văn tự ghi âm nếu viết được coi là ký mã thì đọc được coi là giải mã . Gần đây quan niện đọc có sự đổi khác, đọc là quá trình tiếp thu văn bản . Người đọc phải thông hiểu nội dung , tư tưởng các kiến thức trong văn bản đã đọc . 2. Khái niệm đọc hiểu : - Hiệu quả của việc đọc hiểu được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó dạy đọc hiểu là dạng đọc có ý thức, kết quả của việc đọc hiểu phải giúp cho hiểu được ý nghĩa của từ , cụm từ ,câu , đoạn ,bài tức là toàn bộ những gì đã đọc , Giáo viên cần có những biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc bắt đầu hiểu nghĩa từ . - Khi đọc giáo viên hướng dẫn học sinh cách sàn lọc những từ hay ý nghĩa cơ bản , đó là từ giúp học sinh hiểu được nội dung bài. Cần có những biện pháp giúp học sinh phát hiện những từ giàu màu sắc biểu cảm như :từ láy, từ đa nghĩa, từ mang nghĩa bóng, tùy có sự chuyển nghĩa văn chương. Tiếp đó cần hướng dẫn học sinh phát hiện những ý nghĩa quan trọng của bài, những câu nêu ý chung của bài, cần tìm được mối quan hệ trong các văn bản để thấy ý nghĩa hàm đủ của nó chứ không phải chỉ có ý nghĩa biểu hiện . 3. Mối quan hệ đọc hiểu : - Tài liệu về phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học chia yêu cầu của bài tập đọc thành ba phần: a- Luyện đọc . b- Tìm hiểu. Người thực hiện: Trang 6