Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý thiết bị dạy học

doc 25 trang sangkien 01/09/2022 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý thiết bị dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_thiet_bi_day_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý thiết bị dạy học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Ánh Hồng A/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Phát triển giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển toàn diện của đất nước. Vì thế cho nên muốn đất nước phát triển thì nhất định phải có sự đầu tư toàn diện cho giáo dục, trong đó sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhất thiết không thể thiếu được. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của ngành Giáo dục, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ra Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT, ngày 18 tháng 08 năm 2014 về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2014 – 2015: Toàn ngành tập trung triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, ưu tiên xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, cơ sở thực hành và thiết bị dạy học, tiếp tục thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục. Hơn nữa, đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Hai không”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thật sự đi vào chiều sâu. Đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Trên tinh thần đó, hàng năm Sở giáo dục đều tiến hành kiểm tra, rà soát và bổ sung CSVC, trang thiết bị dạy học cho các đơn vị trường học. Song song đó nhu cầu cấp thiết đặt ra: việc quản lí và sử dụng trang thiết bị như thế nào đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Thực tế tại đơn vị tôi, Trường THPT Nguyễn Quang Diêu trong những năm học qua đã được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, địa phương; sự chỉ đạo của Sở, ban, ngành thực hiện kiên cố hóa trường lớp, đầu tư đồng bộ về CSVC đã đưa ngôi trường chúng tôi đi lên từ một ngôi trường học tạm, gặp nhiều khó khăn về CSVC, trang thiết bị dạy học còn lèo tèo, đội ngũ còn non trẻ nay trở thành một ngôi trường kiên cố, đầy đủ CSVC, hệ thống phòng học bộ môn đạt chuẩn: phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh, 02 phòng Tin học và 01 phòng học Ngoại ngữ cùng với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học. Ngoài ra còn có sân chơi, bãi tập, với cảnh quan sư phạm “xanh – sạch – đẹp” thu hút học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học.Trang thiết bị dùng chung được cung ứng đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học. Tất cả được thể hiện qua sơ đồ sau: 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Ánh Hồng THIẾT BỊ DẠY HỌC THIẾT BỊ THƯ VIỆN PHÒNG HỌC DÙNG CHUNG BỘ MÔN THIẾT THIẾT THIẾT THIẾT THIẾT THIẾT THIẾT BỊ CÁC BỊ MÔN BỊ BỊ BỊ BỊ BỊ CÔNG HỌC XÃ PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG NGHỆ HỘI CAO HỌC HỌC HỌC HỌC HỌC MÔN MÔN MÔN MÔN MÔN LÝ HÓA SINH TIN NGOẠI (Đạt (Đạt (Đạt HỌC NGỮ Chuẩn) Chuẩn) Chuẩn) (Đạt Chuẩn) Xuất phát từ nhu cầu thực tế, khi thiết bị dạy học dần được đầu tư trang bị đầy đủ đúng theo tinh thần Nghị quyết, từ đó vấn đề đặt ra: việc quản lý trang thiết bị như thế nào? Làm thế nào để đưa TBDH vào sử dụng đúng mục đích và hiệu quả ? Đây không còn là vấn đề đơn thuần của một cá nhân nào nữa mà là vấn đề nan giải của người lãnh đạo, của CBQL, của tập thể những người làm công tác giáo dục. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý và sử dụng trang thiết bị trường học đạt hiệu quả” B/. NỘI DUNG BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1. Đặc điểm chung: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu nằm trên địa bàn xã Tân An, Thị xã Tân Châu. Trường được thành lập từ năm 2006 với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Ánh Hồng viên chưa quá 26 người, xếp biên chế 03 tổ: 01 tổ văn phòng và 02 tổ chuyên môn (tự nhiên và xã hội). Từ những ngày đầu thành lập trường đã gặp không ít khó khăn: CSVC chưa có, phải mượn tạm CSVC của đơn vị bạn - Trường THCS Tân An và Trung tâm dạy nghề Tân Châu để giảng dạy; đội ngũ còn non trẻ, chưa có nghiều kinh nghiệm; số lượng học sinh ít, đa số là HS nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn, trong địa bàn không có nhiều doanh nghiệp cũng không nhiều mạnh thường quân hết lòng vì sự nghiệp giáo dục; trang thiết bị phục vụ dạy và học ban đầu chỉ có một số TBDH tối thiểu ở các bộ môn: Lý, Hóa, Sinh, tranh, ảnh môn GDQP, TBDH đắc giá nhất của đơn vị tôi lúc bấy giờ là 14 tivi 29 inch và 26 máy vi tính phục vụ cho học sinh, duy nhất chỉ có 01 máy vi tính trang bị cho văn phòng trong việc quản lý và báo cáo, cuộc sống khó khăn lại chồng thêm khó khăn, do CSVC nhà trường chưa có nên chúng tôi chỉ tập chung bảo quản tài sản bước đầu chú trọng về số lượng, chứ vẫn chưa có điều kiện nghĩ đến chất lượng cũng như đưa trang thiết bị vào sử dung. Thế nhưng với lòng nhiệt huyết vì sự nghiệp trồng người, với sự tài trí của người lãnh đạo cùng với tập thể trẻ, khỏe, nhiệt tình, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, hăng say trong công việc, tập thể nhà trường đã từng bước khắc phục khó khăn, chất lượng và hiệu quả giảng dạy ngày càng được nâng cao, kết quả năm sau cao hơn năm trước, trong nhiều năm liền kết quả giảng dạy liên tục được nâng lên, Tính đến nay trường chỉ được hơn 8 năm tuổi mà trở thành một trong những lá cờ đầu trong tỉnh. Song song với những kết quả đạt được, CSVC của trường ngày càng được hoàn thiện, trang thiết bị dạy học ngày càng được cung ứng bổ sung thêm, hiện nay tập thể nhà trường đang tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của trường, đẩy mạnh hoạt động phòng học bộ môn hơn nữa, xứng đáng với danh hiệu “Phòng bộ môn đạt chuẩn”, “Trường chuẩn quốc gia” và là một trong những “Lá cờ đầu” trong tỉnh. 2. Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD và ĐT An Giang, của Thị Ủy, UBND Thị xã Tân Châu. Đặc biệt là sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện hoạt động của Đảng Ủy, UBND xã Tân An và các địa phương lân cận. - Cơ sở vật chất khang trang, cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp, khuôn viên nhà trường rộng rãi phù hợp để tạo ra các hoạt động vui chơi, ngoại khóa. - Trang thiết bị phục vụ giảng dạy khá đầy đủ, đáp ứng nhu cầu giảng dạy lí thuyết và thực hành. - Trường có phòng học bộ môn đạt chuẩn mức 1. Hệ thống trang thiết bị dạy CNTT cũng dần được XHH hoàn thiện hơn. - Tập thể CB,GV,NV trẻ, khỏe, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có nền tảng kiến thức sâu rộng, đặc biệt là tinh thần đoàn kết nội bộ tốt, ý thức kỹ luật cao. 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Ánh Hồng 3. Khó khăn: - Đa số là giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. - Học sinh phân bố từ nhiều địa bàn khác nhau, đa phần thuộc vùng nông thôn, một bộ phận không nhỏ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; chất lượng đầu vào thấp, không đồng đều. - Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc XHH giáo dục. - Đời sống của CB,GV, NV còn chật vật từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư giảng dạy. - Số lượng HS ngày càng tăng, CSVC đáp ứng cho việc dạy và học vẫn còn thiếu. 4. Sơ đồ tổ chức: Vươn lên từ một trường với nhiều khó khăn thử thách, thiếu thốn về CSVC; đội ngủ trẻ hóa, chưa có nhiều kinh nghiệm mà nay đã trở thành một ngôi trường khang trang với đầy đủ nguồn nhân lực, thực lực được bố trí theo một hệ thống hoàn chỉnh: 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Ánh Hồng ĐẢNG BỘ CHI BỘ I CHI BỘ II CHI BỘ III CHI BỘ IV BAN CHI HỘI HIỆU ĐOÀN CÔNG ĐDCMHS KHUYẾN TNCS HCM ĐOÀN TRƯỞNG HỌC CƠ SỞ TỔ TỔ PHÓ HIỆU HĐ PHÓ HIỆU CHỦ NHIỆM TƯ VẤNHỌC TRƯỞNG THI ĐUA TRƯỞNG - VP SINH CHUYÊN NGLL-CSVC MÔN TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ BAN XD TOÁN HÓA SINH SỬ- TIN TD TB VĂN LÝ- NGO VĂN THƯ CẢNH -KT ẠI HỌC - PHÒNG VIỆN TH KT ĐỊA- GD TN QUAN NGỮ SP QP GDCD (Trích ngang sơ đồ tổ chức) Hiện nay hệ thống CSVC của trường khá đầy đủ với các phòng ban: - Khu hiệu bộ gồm có: phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng, phòng Đoàn Thanh niên, phòng Thư viện, phòng Hành chánh, phòng Y tế, phòng Giáo viên. - Hệ thống phòng học khá đầy đủ, tất cả gồm 16 phòng, tuy nhiên hiện tại phải đáp ứng cho 22 lớp học. 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Ánh Hồng - Dãy THTN đầy đủ với các phòng ban: Phòng Lý, Hóa, Sinh, Tin học vá kể cả phòng Lab. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DAY HỌC Ở TRƯỜNG: 1. Thực trạng ban đầu ( từ năm học 2006-2007 đến 2008-2009): Do CSVC còn tạm mượn, phòng học không bố trí đủ nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo quản và triển khai sử ĐDDH: Không có phòng riêng biệt để bố trí, sắp xếp, bảo quản trang thiết bị, thế là người làm công tác quản lý thiết bị như chúng tôi cũng vẫn chưa mặn mà với công việc, phần lớn các trang thiết bị chỉ phân loại theo giá trị của nó để bảo quản, trong giai đoạn này người làm công tác quản lý thiết bị như chúng tôi chỉ nghỉ đến việc còn hay mất, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí trang thiết bị vào sử dụng: Tivi, đầu DVD Lúc bấy giờ chúng tôi cũng rất cố gắng khắc phục khó khăn để đưa ĐDDH vào sử dụng: mươn thêm một phòng để bố trí phòng chức năng (phòng Tin học và ứng dụng CNTT chung), riêng Thư viện và các phòng chức năng: Lý, Hóa, Snh vẫn dùng chung với THCS Tân An. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một phần quỹ Học phí, quỹ CSVC để trang bị thêm một số ĐDDH để phục vụ giảng dạy: Máy phát điện, Laptop, các loại đĩa phục vụ giảng dạy, tăng cường bổ sung thêm đầu sách cho Thư viện Mặc dù nhà trường đã cố gắng khắc phục khó khăn để đưa trang thiết bị vào sử dụng, thế nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế, thỉnh thoảng trong tuần mới có 1 hoặc 2 giáo viên ứng dụng CNTT, và trong tháng các tiết ứng dụng CNTT chỉ được áp dụng cho tháng chủ đề, chủ điểm. Khâu bố trí, sắp xếp rất bất tiện để nhìn, để thấy và rất khó để lấy sử dụng. Các Projector không được lắp đặt cố định trước nên giáo viên gặp nhiều khó khăn khi sử dụng. Việc cập nhật hồ sơ sổ sách lúc bấy giờ cũng có thể nói là đối phó: Sổ sách chưa cụ thể, rõ ràng, số liệu thống kê ĐDDH vẫn là những con số khởi đầu rất ít, cụ thể từ năm 2006 – 2009 chúng tôi đã không thống kê được ĐDDH, có chăng chỉ là những con số lèo tèo ghi trong báo cáo. Hơn nữa các bản báo cáo trong giai đoạn này đa phần được thiết kế bằng công nghệ thủ công, kẻ mẫu, ghi tay, từ đó dẫn đến khâu lưu trữ dữ liệu cũng bất tiện, không khoa học, gây khó khăn cho việc tìm kiếm, thống kê, báo cáo Đây chính là những băn khoăn, vướng mất lớn nhất của chúng tôi, khiến những người làm công tác quản lý thiết bị như tôi không khỏi e ngại, cảm thấy thất bại, lỗi thời, thế nhưng chúng tôi lại không thể làm gì hơn ngoài công tác giữ kho. 2. Thực trạng từ năm 2009 -2010: Có câu “An cư mới lạc nghiệp”, từ giữa năm học 2009 – 2010 CSVC trường tôi được xây dựng sắp hoàn thiện, tuy vẫn chưa ổn định nhưng đó cũng là một cơ ngơi vững chắc, phòng học kiên cố, khá đầy đủ, có được khu hiệu bộ riêng biệt, dãy 6 phòng học, dãy 10 phòng học, khu thực hành thí nghiệm cũng được xây xong. Ngay từ những ngày đầu khi chuyển về cơ sở mới – cũng là cơ sở chính của đơn vị tôi: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu, chúng tôi nhanh chóng bố trí sắp xếp lại trang thiết bị và đưa ngay vào sử dụng an toàn và hiệu quả bằng nhiều giải 6