Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh vẽ màu ở phân môn vẽ trang trí

doc 3 trang honganh1 15/05/2023 5080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh vẽ màu ở phân môn vẽ trang trí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_ve_mau_o_phan_mon_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh vẽ màu ở phân môn vẽ trang trí

  1. CHUYÊN ĐỀ :“Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ màu ở phân môn vẽ trang trí” I. Đặt vấn đề: Trong nhà trường Trung học cơ sở việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật đạt kết quả tốt đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức về chuyên môn, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên dạy môn Mĩ thuật cần phải giải thích cho học sinh thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn Mĩ thuật bởi nó là môn học có tính giáo dục văn hóa thẩm mĩ. Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu và nhận ra một số vấn đề sau: Đặc trưng của môn học này là phải chuẩn bị nhiều dụng cụ học tập.Nhưng phần lớn học sinh còn xem nhẹ và lơ là việc học mĩ thuật. Khi vẽ màu học sinh chủ yếu tập trung quan sát hình vẽ mà không chịu tập trung quan sát màu, do vậy dẫn đến việc vẽ màu của học sinh còn hạn chế rất nhiều. Từ những thực tế trên, qua quá trình đứng lớp giảng dạy tôi đưa ra việc dạy - học áp dụng chuyên đề “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ màu ở phân môn vẽ trang trí” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thực tế: Môn Mĩ thuật ở nhà trường phổ thông chủ yếu là giáo dục thẩm mĩ, cung cấp cho học sinh một số kiến thức mĩ thuật cơ bản và hoàn thành các bài tập của chương trình. Ngoài ra còn giúp các em hiểu biết về cái đẹp, thấy cái đẹp ở xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Mĩ thuật đem lại niềm vui cho con người. Đặc trưng của môn học Mĩ thuật là vẽ, trong đó vẽ trang trí được ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống, bên cạnh đó, khi học phân môn này, học sinh được thoải mái thể hiện ý tưởng của mình, từ đó yêu thích phân môn này hơn. Việc hướng dẫn học sinh vẽ màu ở phân môn vẽ trang trí còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất chưa phục vụ đúng theo môn học ( đặc biệt nhà trường chưa có phòng dạy Mĩ thuật riêng). Đa số học sinh còn thiếu nhiều đồ dùng học tập. Trang trí là phân môn sử dụng nhiều màu sắc nhất, và màu sắc cũng là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức hấp dẫn cho các bài vẽ ở phân môn này. Tuy nhiên, trên thực tế, học sinh chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của màu sắc, chưa chú ý đến phần vẽ màu, học sinh tìm bố cục và vẽ hình gần hết thời gian, các em chỉ dành cho việc vẽ màu khoảng 5 đến 10 phút, vì vậy công việc của các em lúc đó không phải là vẽ màu nữa mà là “bôi màu” cho kín giấy. Các bài vẽ trang trí đòi hỏi người vẽ phải cẩn thận, sắc nét cả về hình lẫn màu, nhưng nhiều học sinh vẽ bài rất cẩu thả, nên bài vẽ dù có độ đậm nhạt tốt, màu đẹp vẫn không tạo được thiện cảm cho người xem. Chính vì vậy, nếu người giáo viên có phương pháp hướng dẫn học sinh vẽ màu tốt hơn thì các em sẽ hứng thú, say mê hơn với môn học, từ đó kết quả học tập sẽ tốt hơn, đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: 1
  2. 2. Một số biện pháp giúp học sinh học vẽ màu tốt hơn. a. Giáo viên: -Hướng dẫn học sinh nhận biết màu sắc: Phần lớn học sinh trung học cơ sở vẫn thường sử dụng sáp màu, như vậy nhiều nhất thì mỗi em chỉ có khoảng 24 màu. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh đôi lúc bí, không tìm ra màu cho bài vẽ hoặc cảm thấy chán nản với những màu quá quen thuộc. Vì thế, việc hướng dẫn cho các em nhận biết màu, đặc biệt là những màu mới lạ là một việc làm rất cần thiết. Giáo viên đưa ra một số màu lạ và phân tích nguồn gốc các màu lạ để từ đó các em biết cách pha ra những màu mới gần giống như vậy, điều này sẽ giúp các em làm phong phú thêm vốn màu của mình. Ví dụ: màu xanh áo lính có nguồn gốc từ màu đen và màu lục, màu cỏ úa thì có nguồn gốc từ màu vàng cam và xanh lục, -Hướng dẫn học sinh cách pha màu: Khi hướng dẫn học sinh pha màu, giáo viên phải nhắc cho các em nhớ nguyên tắc pha màu là sử dụng màu sáng trước, màu tối sau. Ví dụ: để pha được màu xanh áo lính, ta dùng màu lục trước, màu đen sau, để pha màu đất không bị khô ta dùng màu cam, lục, vàng trước, sau đó dùng màu nâu. -Hướng dẫn học sinh cách phối màu. Phối màu là cách sắp đặt các màu sắc lại với nhau để tạo nên một gam màu, một hòa sắc đẹp nhất. Ở tiểu học, học sinh chủ yếu vẽ màu theo sở thích riêng, nhưng lên trung học cơ sở các em đã biết tư duy tốt hơn, vì thế ngoài việc khuyến khích các em thể hiện màu sắc theo cảm xúc, giáo viên còn phải hướng các em vẽ màu có trọng tâm để bài vẽ rõ hình ảnh, họa tiết chính. Một bài vẽ có trọng tâm là bài vẽ có độ đậm nhạt hợp lí, muốn học sinh thực hiện một bài vẽ có độ đậm nhạt hợp lí thì giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh biết cách làm phác thảo đậm nhạt. Một bài trang trí đẹp thì phải có ít nhất 3 độ đậm nhạt (đậm, trung gian và nhạt). Thông thường thời lượng cho một bài thực hành chỉ khoảng 20 phút, nên việc yêu cầu học sinh thực hiện xong phần phác thảo đậm nhạt và vẽ màu theo phác thảo là một việc làm không thể thực hiện được, tuy nhiên nếu không hoàn thành tại lớp thì học sinh có thể tiếp tục bài vẽ ở nhà và mang sản phẩm đến lớp vào tiết học sau.(Đối với học sinh khá giỏi). Đối với học sinh trung bình, yếu, giáo viên vẫn có thể yêu cầu tất cả học sinh tìm các độ đậm nhạt, đen trắng nhưng theo các độ đậm nhạt của bài màu (bài mẫu của giáo viên) để các em làm quen với phác thảo đậm nhạt. Khi hướng dẫn học sinh phối màu, giáo viên nên hướng dẫn các em vẽ màu cho phần chính trước rồi chuyển tải các màu sắc đó ra các họa tiết phụ, không nên dùng biệt lập mỗi màu một khu vực; nên dùng khoảng từ 4 đến 5 màu, không nên dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí. - Hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ màu: 2
  3. Trong thực tế có nhiều học sinh chú trọng nhiều đến bố cục và vẽ hình mà vẽ màu quá sơ sài, cẩu thả nên bài vẽ chưa đẹp. Cũng có nhiều trường hợp học sinh chưa biết cách vẽ màu nên bài vẽ không hấp dẫn. Để cải thiện tình trạng này, khi hướng dẫn học sinh vẽ màu, giáo viên cần lưu ý các em phải vẽ màu đều tay, mạnh dạn và nên đưa màu theo một hướng nhất định để bài vẽ không bị rối. Đối với bài vẽ trang trí thì ngoài sắc độ, gam màu, bài vẽ còn cần phải sắc sảo thì mới hấp dẫn người xem. Do vậy, khi hướng dẫn học sinh vẽ màu cho bài vẽ trang trí, giáo viên phải lưu ý cho học sinh vẽ cẩn thận, đều tay và sắc nét. Đối với các bài kiểm tra, thường thì các em chú trọng tới phần vẽ hình nên không có nhiều thời gian cho phần vẽ màu, giáo viên nên gợi ý, nhắc nhở cho học sinh phân chia thời gian các phần cho hợp lí. b. Học sinh: Học sinh chuẩn bị tốt theo yêu cầu của giáo viên: học bài, làm bài tập, nghiên cứu bài mới, chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ. Trên đây là nội dung báo cáo chuyên đề “một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vẽ màu ở phân môn vẽ trang trí”. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo. Xin chân thành cảm ơn! 3