SKKN Đổi mới công tác quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS

doc 20 trang sangkien 29/08/2022 5820
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới công tác quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_cong_tac_quan_li_chuyen_mon_nham_nang_cao_chat.doc

Nội dung text: SKKN Đổi mới công tác quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS

  1. UBND TỈNH HẢI DƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƠNG TÊN SÁNG KIẾN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS 1
  2. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I. Lí do chọn đề tài 2 1. Cơ sở lí luận 2 2. Cơ sở thực tiễ 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Phương pháp nghiên cứu 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. Đổi mới quản lí tổ chuyên môn 4 1. Bồi dưỡng, củng cố năng lực chuyên môn cho tổ trưởng, tổ phó. 2. Quản lí nề nếp và chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 4 3. Quản lí chất lượng đội ngũ 6 4. Quản lí các hoạt động chuyên môn 9 II. Quản lí Hoạt động dạy học 10 1. Quản lí việc thực hiện nội dung chương trình, thời khóa biểu. 10 2. Quản lí việc lên lớp của GV 11 3. Tổ chức chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 12 4. Tổ chức hoạt động ngoại khóa 12 5. Tổ chức dạy thêm học thêm 12 III. Quản lí chất lượng dạy học 12 IV. Tăng cường quản lí Hoạt động học tập của học sinh 14 1. Quản lí nền nếp học tập ở lớp, ở nhà 14 2. Quản lí phương pháp học tập của học sinh 15 V. Kết quả 15 VI. Bài học kinh nghiệm 16 VII. Kiến nghị đề xuất 17 C. KẾT LUẬN 17 2
  3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I Lí do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã xác định: “ Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Muốn kinh tế thăng hoa thì khoa học phải phát triển. Khoa học là khóa, văn hóa là chìa. Mà khoa học là do giáo dục tạo ra. Đảng ta đề ra chiến lược phát triển giáo dục 10 năm, từ 2001 – 2010, trong đó xác định: “Giải quyết vấn đề quản lí giáo dục là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục ”. Muốn đổi mới giáo dục thì trước tiên phải đổi mới công tác quản lí của cán bộ quản lí từ Ban giám hiệu đến tổ trưởng, tổ phó. Vì thế từ năm học 2009 - 2010 đến nay Bộ giáo dục đào tạo đề ra nhiệm vụ năm học, lấy chủ đề: “ Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Đổi mới công tác quản lí giáo dục chính là đổi mới tư duy quản lí và phương pháp, cách thức quản lí, thay tư duy cũ hành chính sự vụ bằng tư duy mới năng động, sáng tạo, hiệu quả, thiết thực. Lí luận về công tác quản lí chỉ rõ: Đổi mới quản lí là tổng thể cách thức tác động của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí, khách thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Phương pháp và cách thức quản lí giáo dục trong nhà trường là phương thức tác động của người hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó tới nhận thức tình cảm, hành vi của cá nhân và tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nhằm thực hiện mục tiêu quản lí. Đổi mới quản lí ở nhà trường là đổi mới quản lí đội ngũ, quản lí chuyên môn về quá trình và chất lượng dạy và học, quản lí cơ sở vật chất, quản lí tài chính Nghĩa là quản lí về nguồn lực: Nhân lực, tài lực, vật lực Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề đổi mới quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS. 3
  4. 2. Cơ sở thực tiễn. Những năm gần đây, chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và chất lượng giáo dục ở bậc THCS nói riêng tuy đã có sự chuyển biến đáng kể, song chất lượng giáo dục ở các trường không đồng đều và thiếu ổn định. Điều này được thể hiện chất lượng kiểm tra học kì khá cao nhưng kết quả thi vào lớp 10 PT Công lập trên địa bàn lại thấp. Qua điều tra, phân tích và tham khảo ý kiến các trường bạn, tôi thấy có một số vấn đề sau: - Năng lực quản lý của một số cán bộ quản lí còn hạn chế. Kỉ cương, tình thương và trách nhiệm đối với việc dạy - học chưa được Ban giám hiệu các nhà trường đề cao nên chưa tạo được phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Ở góc độ quản lí chuyên môn, khâu chỉ đạo còn thiếu tính khoa học, hoạt động chuyên môn mang tính hình thức, sự vụ hành chính. Kết quả giáo dục còn nặng tính thành tích, dẫn đến GV, HS thiếu tự giác, ỷ lại, mạnh ai nấy làm. - Một bộ phận giáo viên ý thức trách nhiệm chưa cao, lãnh công, không tâm huyết với nghề, sống thực dụng. Năng lực truyền thụ kiến thức hạn chế, chưa tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy nên không gây hứng thú cho người học. Dẫn đến học sinh thiếu phương pháp học tập, trở nên căng thẳng và chán học. Là người cán bộ quản lí, phụ trách chuyên môn trong nhà trường, tôi rất lo ngại điều này. Bản thân tôi luôn trăn trở, không ngừng đổi mới phương pháp quản lí để nâng cao chất lượng đội ngũ, đưa các hoạt động chuyên môn vào nền nếp, kỉ cương nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “ Đổi mới công tác quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS” để nghiên cứu áp dụng và đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm. II/ Mục đích nghiên cứu: - Đề xuất một số biện pháp quản lí chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học. III/ Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. 4
  5. - Phương pháp điều tra, trưng cầu ý kiến các trường bạn trong huyện, và ý kiến của những nhà giáo có nhiều kinh nghiệm đã trải nghiệm, giàu tâm huyết. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. ĐỔI MỚI QUẢN LÍ TỔ CHUYÊN MÔN Hoạt động chuyên môn của một nhà trường là hoạt động trọng tâm, là nòng cốt của nhà trường. Mọi hoạt động khác đều phụ trợ cho hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong hoạt động chuyên môn thì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm trách chức năng thực thi kế hoạch dạy và học. Tổ chuyên môn còn là cầu nối Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ chuyên môn là đơn vị lao động trực tiếp tác động đến quá trình và chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Nhận thức sâu sắc về điều này, tôi đưa việc quản lí tổ chuyên môn lên nhiệm vụ hàng đầu nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch dạy và học của nhà trường. Muốn tổ chuyên môn mạnh thành tập thể lao động xuất sắc, tổ lao động tiên tiến thì phải coi trọng công tác bồi dưỡng cho cán bộ tổ: 1. Bồi dưỡng, củng cố năng lực chuyên môn cho tổ trưởng, tổ phó. - Bước đi đầu tiên là lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn đã từng là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện có uy tín trong tập thể, có phẩm chất đạo đức tốt trong tổ giữ chức vụ này. Tôi tham mưu cho hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Thường xuyên làm tốt công tác tư tưởng chính trị để họ nhận thức được vai trò của mình và sự cần thiết phải nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lí và những phẩm chất cần thiết của người quản lí chuyên môn để khẳng định mình. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Tổ phó để hỗ trợ thêm cho Tổ trưởng ở một số hoạt động chuyên môn cần thiết: Tổ phó chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc việc sử dụng đồ dùng, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Cùng tổ trưởng kiểm tra các hoạt động dạy học của giáo viên, thực hiện quy chế chuyên môn, tổ chức hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. 2. Quản lí nề nếp và chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 5
  6. a, Nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn. - Sinh hoạt tổ chuyên môn 2 kì/ tháng vào tuần 2 và tuần 4 của tháng - Phó hiệu trưởng hội ý hai tổ trưởng vào thứ hai tuần 2 để định hướng nội dung sinh hoạt tổ kì thứ nhất của tháng, kì họp thứ hai dành cho tổ chủ động nội dung cho phù hợp. - Giao cho tổ trưởng, tổ phó chịu trách nhiệm điều hành các buổi sinh hoạt tổ, thời gian ít nhất 2 tiếng / buổi. Yêu cầu quán triệt tinh thần tham gia sinh hoạt tổ của GV về sĩ số, thời gian và ý thức xây dựng tập thể, ý thức trao đổi chuyên môn. - Ban giám hiệu thường xuyên tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn để kịp thời bổ sung ý kiến chỉ đạo, lời động viên và uốn nắn những sai lệch của giáo viên. b, Sinh hoạt tổ chuyên môn phải đảm bảo chất lượng hiệu quả, thiết thực. - Phải dựa trên kế hoạch của phòng giáo dục, nhà trường và của tổ để cụ thể hóa nội dung sinh hoạt từng, tháng từng kì. - Đề cao tính khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ trong sinh hoạt chuyên môn, bởi lẽ thảo luận các nội dung về chuyên môn là tranh luận những vấn đề về khoa học. - Nếu ban giám hiệu là người có bằng cấp thuộc lĩnh vực xã hội thì tham gia sinh hoạt ở tổ KHXH. Nếu có bằng cấp thuộc lĩnh vực tự nhiên thì tham gia sinh hoạt ở tổ KHTN. Phó hiệu trưởng thường xuyên dự họp đột xuất và kiểm tra nghị quyết chuyên môn của hai tổ. -Yêu cầu tổ trưởng thường xuyên tổ chức cho GV thảo luận về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Hưởng ứng tích cực phong trào " Trao đổi kinh nghiệm giáo dục"; “Các giáo viên đăng kí thời gian và nội dung, trao đổi kinh nghiệm giáo dục" theo tháng. Mỗi tháng, một GV lựa chọn và báo cáo trước tổ về một chủ đề nào đó: có thể là những kinh nghiệm dẫn đến sự thành công trong đổi mới phương pháp giáo dục hoặc những khó khăn mắc phải hoặc đọc, nghe, thảo luận những vấn đề khoa học trong tập san giáo dục, văn học tuổi trẻ, toán học tuổi thơ 6
  7. Sau đó tổ cùng nhau thảo luận, bổ sung ý kiến hoặc tập trung tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, có thể triển khai vận dụng trong các môn học khác. Tuy nhiên phải vận dụng linh hoạt cho phù hợp với đặc trưng bộ môn và đối tượng học sinh, phải chú trọng học sinh yếu kém, học sinh hòa nhập. Các buổi trao đổi kinh nghiệm GD đều ghi biên bản và nộp về Ban giám hiệu nhà trường quản lí và chỉ đạo. Trong năm học qua, hoạt động chuyên môn trường tôi tập trung những vấn đề sau: Tháng Tổ KHTN Tổ KHXH 9/2010 Bàn về sự cần thiết phải nâng Bàn về sự cần thiết phải nâng cao cao chất lượng dạy - học và giải chất lượng dạy - học và giải pháp pháp thực hiện (Lí luận, thực thực hiện (Lí luận, thực tiễn) tiễn) 10/2010 Tổ chức chuyên đề 1 Tổ chức chuyên đề 1 Cách thức tổ chức kiểm tra chất Rèn cách ghi chép, cách đọc 11/2010 lượng học kì I để tao động cơ thông viết thạo cho HS lớp 6. học tập cho HS Phương pháp dạy học nêu vấn đề Phương pháp dạy học nêu vấn đề 12/2010 phát huy tính tích cực chủ động phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh. sáng tạo cho học sinh. 1/2011 Tổ chức chuyên đề 2 Tổ chức chuyên đề 2 3/2011 Tổ chức chuyên đề về công tác Tổ chức chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp chủ nhiệm lớp 3. Quản lí chất lượng đội ngũ . 7