Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải bài tập cơ học - Vật lí THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải bài tập cơ học - Vật lí THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phan_loai_va_phuong_phap_giai_bai_tap.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải bài tập cơ học - Vật lí THCS
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nhơn Thọ PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CƠ HỌC- VẬT LÍ THCS A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề: 1. Thực trạng và giải pháp: - Vừa qua cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học chung của ngành giáo dục, đồng thời bản thân cũng tự kiểm tra, tổng kết tình hình dạy học Vật lí, cùng với việc tiếp thu các chuyên đề, thấy được tác dụng giáo dưỡng và giáo dục rất lớn đối với học sinh khi giải bài tập Vật lí. Từ đó vận dụng vào quá trình giảng dạy, tôi thấy có hiệu quả hơn so với trước đây, chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt .Việc dạy học Vật lí trong trường phổ thông hiện nay chưa phát huy được hết vai trò của bài tập Vật lí trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Dạy học sinh giải bài tập Vật lí là một công việc khó khăn và ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh. - Việc tiếp cận phân tích và giải các bài tập “Cơ học” của học sinh gặp không ít những khó khăn (đặc biệt là phân dạng và tìm phương pháp tối ưu cho từng dạng). Nguyên nhân do các em còn thiếu những hiểu biết kỹ năng quan sát phân tích thực tế, chưa biêt vận dụng các công cụ toán học trong việc giải thích phân tích và trả lời các câu hỏi của bài tập phần này. - Để nâng cao năng lực giải các bài tập liên quan tới “Cơ học” tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp. + Tăng cường cho học sinh quan sát các hiện tượng cơ học trong cuộc sống hàng ngày, các hiện tượng thực tế. +Làm các thí nghiệm có thể. + Trang bị cho các em công cụ toán và hệ phương trình, bậc nhất 2 ẩn, kiến thức về tam giác vuông, hệ thức lượng trong tam giác, căn bậc hai để giải các bài tập thuộc thể loại này. +Kết hợp việc tự học, tự đọc tài liệu tham khảo qua sách báo ,mạng 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: - Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn nói riêng, việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng; bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như trong học tập các bộ môn khác, học vật lý lại càng cần phát triển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉ biết mà còn phải hiểu Giáo viên: Phạm Minh Sơn 3
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nhơn Thọ để giải thích hiện tượng cơ học vật lý cũng như áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng. - Trong khuôn khổ nhà trường phổ thông, bài tập vật lý thường là những vấn đề không quá phức tạp, có thể giải được bằng những suy luận lôgíc, bằng tính toán hoặc thực nghiệm dựa trên cơ sở những quy tắc vật lý, phương pháp vật lý đã quy định trong chương trình học. Nhưng bài tập vật lý lại là một khâu quan trọng trong quá trình dạy và học vật lý. - Việc giải bài tập vật lý giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng; xây dựng, củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong việc giải bài tập vật lý mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp số, tuy điều này cũng quan trọng và cần thiết, mà mục đích chính của việc giải là ở chỗ người làm bài tập hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, định luật vật lý, vận dụng chúng vào những vấn đề thực tế trong cuộc sống, trong lao động. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý bậc THCS thông qua tài liệu và qua đồng nghiệp ,qua sách báo mạng Internet. - Các loại tài liệu tham khảo có liên quan tới phần “cơ học” - Chương trình vật lý 8 phần cơ học. - Các em học sinh lớp 8 ở trường trong năm học 2014 - 2015. II. Phương pháp tiến hành: 1. Cơ sở lí luận thực tiễn: - Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII/ 1993 đã đề ra nhiệm vụ “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học” - Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định “ phải đổi mới phương pháp giảng dạy đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại của quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” Định hướng trên, nay đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục, Điều 24.2 “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh” Giáo viên: Phạm Minh Sơn 4
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nhơn Thọ - Nghị quyết số 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 của Quốc Hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “ Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. - Mặt khác theo quan điểm chỉ đạo phương pháp dạy học vật lí THCS như sau: + Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập của học sinh, phát huy tính chủ động của học sinh trong học tập bằng cách: * Cải tiến nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động của học sinh. * Kích thích óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em( tạo ra tình huống có vấn đề) * Hướng tới việc rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo cho học sinh. + Khuyến khích sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, các phương pháp theo quan điểm kiến tạo. + Quan tâm đến phương pháp dạy học bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh: * Coi trọng việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng quá trình. * Chú ý đến phương pháp đặc thù của môn vật lí. + Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học và việc học tập hợp tác trong nhóm. + Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. 2. Các biện pháp tiến hành: - Nghiên cứu lý luận dạy học vật lý và bài tập cơ học chương trình vật lý trung học cơ sở. - Điều tra hoạt động dạy và học của học sinh về phương pháp giải bài tập cơ học vật lý THCS. - Giả thuyết khoa học: Nếu lựa chọn được hệ thống bài tập bám sát mục tiêu dạy học và vạch ra tiến trình hoạt động dạy giải đối với hệ thống bài tập cơ học đó sao cho phát huy được tính tích cực, tự chủ của học sinh thì sẽ phát huy được hết tác dụng của bài tập vật lý trong dạy học vật lý. -Nghiên cứu các sách Vật lí và những tư liệu có liên quan phục vụ cho việc giảng dạy môn Vật lí để biên soạn giáo trình bồi dưỡng cho học sinh giỏi. Giáo viên: Phạm Minh Sơn 5
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nhơn Thọ -Qua các kênh thông tin, qua chương trình dạy học, qua chương trình tập huấn thay sách, chương trình bồi dưỡng thương xuyên, qua cácđề học sinh giỏi các năm. * Thời gian tạo ra giải pháp: Trong suốt các năm học, và qua quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi ,bản thân tự đúc rút ra kinh nghiệm và lập ra phương pháp mới ứng dụng vào trong quá trình dạy học ,nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là ứng dụng vào bồi dưỡng học sinh giỏi. B. NỘI DUNG I . Mục tiêu: - Phân dạng bài tập cơ học, phân tích các nội dung lý thuyết có liên quan . Hướng dẫn cho học sinh vận dụng lý thuyết phân tích bài toán đề ra được phương pháp giải cụ thể, ngắn gọn dễ hiểu nhất. So sánh với các phương pháp khác tình huống có thể xảy ra với bài toán để mở rộng hiểu sâu tường tận bài toán. - Mục đích đó thực hiện dưới sự chỉ đạo, thiết kế, tổ chức hướng dẫn các em học tập. Học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức tự học, rèn luyện từ đó hình thành và phát triển năng lực , nhân cách cần thiết của người lao động với mục tiêu đề ra. II. Mô tả giải pháp của đề tài: 1.Thuyết minh tính mới: - Trong giai đoạn xây dựng kiến thức học sinh đã nắm được cái chung các khái quát của các khái niệm, định luật và cũng là các khái niệm trừu tượng. Trong các bài tập học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trừu tượng đó vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện rất cụ thể của chúng trong thực tế và phạm vi ứng dụng của chúng. Ngoài những ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật, bài tập vật lý giúp cho học sinh thấy được những ứng dụng muôn hình, muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học. - Còn khái niệm, định luật vật lý thì rất đơn giản nhưng biểu hiện của chúng trong tự nhiên thì rất phức tạp. Do đó, bài tập vật lý sẽ giúp luyện tập cho học sinh phân tích để nhận biết được những trường hợp phức tạp đó. - Mục đích của giải pháp là giúp học sinh phân dạng được bài tập phần cơ và từ đó lựa chọn phương pháp giải hay và dễ hiểu để giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất( đặc biệt là phương pháp tọa độ). - Bài tập vật lý là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi giải bài tập vật lý học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp các kiến thức của nhiều chương nhiều phần của chương trình. Giáo viên: Phạm Minh Sơn 6
- Sáng kiến kinh nghiệm Trường THCS Nhơn Thọ 2.Khả năng áp dụng: Trong năm học 2012-2013 tôi đã áp dụng phương pháp này ở trường THCS Cát Sơn trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi và có hiệu quả cao( cụ thể 2 em đạt học sinh giỏi cấp huyện) Phương pháp này đã được áp dụng và nhân rộng ở đơn vị cũ . Trong năm học 2014-2015 tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở đơn vị mới và cũng mang lại hiệu quả cao( có học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của Thị Xã). Năm học 2015-2016 tôi tiếp tục áp dụng đề tài vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi và huy vọng sẽ đạt được những thành tích cao trong kỳ thi sắp đến. 3.Lợi ích kinh tế xã hội: - Đề tài thực hiện không tốn kém về mặt kinh tế mà còn thực hiện tốt cho quá trình dạy bồi dưỡng đội tuyển HSG. Đề tài cung cấp cho giáo viên có tâm huyết với bộ môn Vật lí hướng đi và cách thức thực hiện việc bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả. Đề tài đã có tác động tích cực đến quá trình giáo dục học sinh đặc biệt trong quá trình giảng dạy của bản thân, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng nâng cao Các em rất hứng thú trong việc tham gia lớp bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường, chính điều đó làm cho bản thân ngày càng an tâm công tác và yêu nghề hơn. *Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu, tôi đưa ra 1 số dạng bài tập và phương pháp giải để giúp học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập phần “ cơ học” cụ thể như sau: DẠNG BÀI TẬP 1: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU CỦA CÁC VẬT Bài toán 1 : Đổi đơn vị vận tốc 1/ Phương pháp giải: Muốn đổi đơn vị vận tốc phải đổi cả đơn vị độ dài lẫn đơn vị thời gian: 1 1 1m = km, 1km= 1000m, 1s= h, 1h= 3600s 1000 3600 2/ Một số bài tập mẫu: BÀI 1. Đổi vận tốc v1 = 5m/s ra km/h và v2 =36km/h ra m/s .So sánh độ nhanh chậm của hai chuyển động có vận tốc nói trên. Giải: 1 km m 3600 v = 5 = 5. 1000 = 5. km / h = 18 (km/h) 1 1 s s 1000 3600 Giáo viên: Phạm Minh Sơn 7