Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh ở bậc Tiểu học

doc 11 trang sangkien 9920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh ở bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_o_ba.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh ở bậc Tiểu học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Đặt vấn đề ở trường Tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm thời gian và thời lượng nhiều nhất trong tất cả các môn học. Nó đảm nhận nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ấy được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: Nghe, đọc, nói, viết. Đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng của chương trình tiếng Việt. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở những lớp đầu ở bậc Tiểu học. Đọc là một chìa khoá giúp học sinh mở cửa, khám phá và tiếp thu kho tàng kiến thức của loài người, tìm hiểu những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, những tư tưởng tình cảm của con người. đấy cũng chính là hành trang giúp học sinh hoà nhập giao tiếp với cộng đồng, hình thành một nhân cách toàn diện, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì biết đọc lại càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tin đối với mỗi học sinh đầu cấp Tiểu học, đầu tiên trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học, đọc là công cụ để học tập các môn học, đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời, nó là khả năng không thể thiếu được của thời đại văn minh. Năng lực đọc được hình thành qua thực hành, nó được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của đọc: Đọc đúng, đọc nhanh, (đọc lưu loát, trôi chảy) đọc có ý thức (đọc hiểu và đọc hay) Bốn kỹ năng được hình thành trong 2 hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm, trong đó đọc thành tiếng là hình thức quan trọng hàng đầu, không thể thiếu trong quá trình luyện đọc. B. Giải quyết vấn đề I. Thực trạng hiện nay. 1) Về giáo viên. Tác giả: Đoàn Trung Dũng (1)
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Qua việc dự giờ, tìm hiểu quá trình dạy tập đọc của chị em đồng nghiệp (trong trường và các trường lân cận) tôi nhận thấy nguyên nhân quan trọng nhất làm cho chất lượng dạy tập đọc chưa tốt cũng chính là những hạn chếa của giáo viên. Một số giáo viên của chúng ta vấn còn thiếu hụt các kĩ năng đọc, vì vậy không làm chủ được các kỹ năng dạy tập đọc, nhiều giáo viên đọc không đúng chính âm, đọc không hay, hiểu không đúng những điều được đọc từ cấp độ đến câu câu đoạn và cả nội dung, đích thông báo của toàn văn bản. Giáo viên ít nhiều cũng thiếu hụt các kỹ năng dạy học tập đọc, không làm chủ được các phương pháp, thủ pháp dạy học Tập đọc ở tiểu học. Một số giáo viên khôgn biết chưã các lỗi phát âm cho hcọ sinh, không có biện pháp luyệnc ho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc diễn cảm. Những hạn chế trên ảnh hưởng không nhỏ đến các giờ dạy về tập đọc. 2) Về học sinh: Năm học 2005 - 2006, tôi được phân công dạy lớp 3A. Nắm được tầm quan trọng của việc luyện đọc, dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã tiến hành nghiên cứu và trực tiếp giúp học sinh thực hành luyện đọc thành tiếng để học sinh đọc được lưu loát , trôi chảy và đọc hay. Ngày đầu năm học, khi mới nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát để phân loại đối tượng học sinh. Tôi cho tất cả học sinh mỗi em, đọc cả 2 thể loại: Thơ và văn xuôi, tôi thấy hcọ sinh đọc văn xuôi khó hơn đọc thơ. Nhiều học sinh phát âm còn sai nhiều ở những tiếng có âm đầu: r, s, tr, 1, n, những tiếng có nguyên âm iê, uô những tiếng có thanh hỏi (?) ngã (~). Đặc biệt có các em ngắt nghỉ câu tuỳ tiện theo thói quen, chưa chuẩn, không thể hiện được cái hay của văn bản đọc. Vì vậy nội dung của bài không lột tả được, thậm chí do đọc chưa chuẩn dẫn đến học sinh trong lần khảo sát đầu năm như sau: * Tổng số học sinh: 28 em - đạt điểm giỏi: 2 em chiếm 7,2% - Đạt điểm khá: 8 em chiếm 28,5% - Đạt điểm trung bình: 14 em chiếm 50% Tác giả: Đoàn Trung Dũng (2)
  3. Sáng kiến kinh nghiệm - Đạt điểm yếu: 4 em chiếm 14,3% Kết quả khảo sát trên đã thôi thúc tôi cố gắng tự học, nghiên cứu, tìm tòi để hướng dẫn học sinh luyện tập bằng nhiều cách, giúp HS tự tin hơn, đọc tốt hơn. II. Một số biện pháp tiến hành: Mục đích đọc thành tiến là chuyển đổi chính xác các kí hiệu văn tự thành các kí hiệu âm thanh. Vì vậy. Chất lượng của đọc thành tiếng được đo bằng 4 phẩm chất: Đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát), đọc có ý thức (thông hiểu nội dung văn bản) và đọc diễn cảm. Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài. Muốn học sinh đọc thành tiếng tốt, trước hết giáo viên phải đọc tốt. Theo tôi, người giáo viên không thể hình thành ở học sinh kỹ năng gì mà mình không có, không thể gặt hái được những gì mà chúng ta có khả năng gieo trồng. Chính vì vậy, để luyện đọc đúng, hay, tôi đã phải luyện tập tự quan sát, tự đánh giá cách nói, đọc của mình. Qua các buổi được ban giám hiệu và đồng nghiệp dự giờ, góp ý, tôi phát hiện ra các nhược điểm của mình để tự điều chỉnh, sửă chữa qua đó tôi cũng từ dự tính được các lỗi đọc mà học sinh mình dễ mắc phải. Và tôi thấy, giáo viên có giọng đọc mẫu tốt, hay, chuẩn chính là công cụ trực quan tốt nhất giúp học sinh luyện cho học sinh khi tiếp thu bài đọc. Song song với việc luyện cho mình giọng đọc mẫu tốt, tôi tiến hành luyện đọc thành tiếng cho học sinh theo các bước sau: 1) Chuẩn bị cho việc đọc: Để luyện đọc cho học sinh có hiệu quả trước tiên tôi giúp học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi học sinh phải ngồi ngay ngắn, khoảng cáhc từ mắt đến sách khoảng 30 - 35cm, cổ và đầu thẳng, thở chậm, sâu để lấy hơi. Khi đứng lên đọc phải bình tỉnh, tự tin đứng dạy không hấp tấp đọc ngay để có thời gian tạo tâm thế. Thỉnh thoảng, tôi gọi học sinh lên bảng đọc để đối diện với tất cả các bạn, tạo cho học sinh tự tin, đồng thời tôi sửa luôn tư thế đọc cho học sinh: vừa đàng hoàng, thoải mái, sách mở rộng và cầm bằng hai tay. Tác giả: Đoàn Trung Dũng (3)
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Đọc thành tiếng khác, đọc ở chỗ nó không chỉ là hoạt động tiếp nhận cho mình mà còn là hoạt động nhằm cho người khác tiếp nhận được văn bản giống mình. Khi đọc thành tiếng, học sinh phải hiểu rằng mình không chỉ đọc cho mình, cho cô giáo nghe mà còn phải đọc cho cả lớp cùng nghe. Vì vậy, luyện cho học sinh đọc to là bước tiếp theo tôi hướng dẫn cho học sinh khi luyện đọc thành tiếng. Muốn đọc to, học sinh phải biết cách nâng cao giọng hơn, biết cách ngắt hơi ở những chỗ ngắt nghỉ khi đọc. Nhưng đọc to không có nghĩa là đọc quá to và gào lên. Nếu học sinh đọc quá nhỏ, lý nhí, tôi tập cho các em đọc to chừng nào hạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. 2) Luyện đọc đúng: a) Đọc đúng phụ âm: Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hình thức ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, thanh (đúng các âm vị), nghỉ, ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu). Để luyện đọc đúng cho học sinh có hiệu quả, trước khi lên lớp, tôi thường đọc kỹ bài đọc, dự tính các lỗi học sinh hay mắc và phương án sửa lỗi, ưu tiên đối với các tiếng, từ khó, tôi giúp học sinh phân tích cấu tạo tiếng, tìm ra lỗi học sinh phát âm sai ở âm hay vần, thanh Tôi sẽ đọc mẫu các tiếng, từ này cho học sinh đọc theo. Nêúy học sinh vẫn đọc sai, tôi sẽ mô phỏng cách phát âm. Ví dụ: - Đọc đúng các phụ ân: r, s: Uốn đầu lưỡi về phía vòm hơi thoát ra rất mạnh. Gặp tiếng có âm tr: Đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra. Nếu đọc những tiếng có âm đầu lưỡi con lên chạm lợi, hơi đi ra phái hai bên rìa lưỡi xát khe - Đọc đúng các âm chính: Phải có ý thức phân biệt để không đọc “ưi tin” “mua riệu” “chấm múi” mà đọc “ưu tiên” mua rượu” “chấm muối”. Tác giả: Đoàn Trung Dũng (4)
  5. Sáng kiến kinh nghiệm - Khi đọc các tiếng có thanh hỏi thì thấp giọng, còn những tiếng có thanh ngã thì phải hơi lên giọng. Sau khi phân tích và mô phỏng cách phát âm tôi thấy học sinh phát âm chính xác hơn đúng hơn. b) Đọc đúng chỗ ngắt giọng (Ngắt giọng lôgíc): Khi luyện đọc câu, tôi giúp học sinh dựa vào các dấu hiệu: Nhìn thấy trên văn bản có dấu chấm câu phải nghỉ hơi, dấu phẩy thì ngắt hơi. Dấu chấm lửng kéo dài hơn ngừng giọng sau dấu chấm, nghỏ hơi lây hơn hai lần so với chỗ ngừng sau dấu phẩy. Sau dấu chấm xuống dòng phải nghỉ lâu gấp đôi so với chỗ ngừng sau dấu chấm. Thời gian ngừng sau dấu phẩy không phải lúc nào cũng bằng nhau: Dấu phẩy phân cách hai vế của câu trong câu ghép đẳng lập ngừng lâu hơn và dấu phẩy sau trạng ngữ ngừng lâu hơn dấu phẩy phân cách các bộ phận đẳng lập. Ví dụ: Trong câu “Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiền mộc cuồn cuộc tràn theo bóng vòi ẩn hiệu của Hai bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân” (T.Việt 3 tập 2 - Trang 5). Chỗ ngừng sau dấu phẩy câu thứ 2 sẽ lâu hơn chỗ dừng sau dấu chấm phẩy câu thứ nhất. Đặc biệt dấy phẩy phân cách các bộ phận đẳng lập có tính chất liệt kê ngắn chỉ nên ngắt hơi nhẹ, ngắn, nếu không sẽ tạo ra cách đọc nhấn vào từng tiếng nghe rất không tự nhiên. Ví dụ: Không ngừng quá lâu sau dấu phẩy trong câu: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại bà Trưng, bà Triệu,trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung”(Lòng yêu nước của nhân dân ta - Tiếng việt 3 tập 2). Chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp này cpó lúc được biểu hiện trên chữ viết bằng các dấu câu nhưng có lúc không được biểu hiện gì trên chữ viết. Lúc này, muốn đọc đúng chỗ ngắt giọng phải dựa vào các quan hệ ngữ pháp, dựa vào nghĩa của câu. Vì vậy, trước khi dạy một bài tập đọc cụ thể tôi dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần ngắt giọng. Với bài văn xuôi, đó là những câu dài không có dấu phẩy hay những câu văn tuy không dài nhưng học sinh khó xác lập được các quan hệ ngữ pháp với bài thơ, học sinh mắc lỗi ngắt Tác giả: Đoàn Trung Dũng (5)
  6. Sáng kiến kinh nghiệm nhịp là do không tính đến nghĩa mà chỉ đạo theo áp lực của nhạc thơ. Dường như một cách tự nhiên, nếu không được lưu ý về nghĩa mà chỉ đạo theo áp lực nghĩa, học sinh sẽ ngắt nhịp tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh đọc từng câu thơ. Với thơ chuyển tiếp, các em sẽ ngắt nhịp 2/2, với thơ 5 tiếng, các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, với thơ 7 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 3/4, 4/3 hoặc 2/2/3, thơ lục bát sẽ được ngắt theo nhịp chẵn 2/2/2. Gặp những trường hợp này, tôi phải kiên trì hướng dẫn học sinh thật sự thể cách ngắt nhịp. Ví dụ: Tôi hướng dẫn học sinh ngắt giọng các câu: Tiếng suối/trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya - Tiếng Việt lớp 3 tập 2) “Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con / ở rừng sâu mới về” (Bộ đội về làng - Tiếng Việt lớp 3 tập 2) Còn nếu để học sinh tự đọc, một số học sinh sẽ đọc sai thep áp lực của nhạc thơ: “Tiếng suối trong / như tiếng hát xa” “Vui đàn con ở / rừng sâu mới về” Khi đọc, tôi hướng dẫn để học sinh có thói quen không được tách một từ ra làm hai, ví dụ: Không ngắt hơi. - Ca lô đội lệch Mồm huýt / sáo vang Mà phải đọc: - Ca lô đội lệch Mồm/huýt sáo vang - Hôm ở chiến / trường về Mà phải đọc: - Hôm / ở chiến trường về (Chiếc võng của bố Tiếng Việt 3 tập 1) Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm, ví dụ: + Không đọc. - Như con / chim chích Nhảy trên đường vàng. Tác giả: Đoàn Trung Dũng (6)