Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4

doc 21 trang sangkien 13921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_phan_mon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4

  1. Kinh nghiÖm n©ng cao chÊt l­îng gi¶ng d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u líp 4 phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o Nam §µn §Ò tµi: " n©ng cao chÊt l­îng gi¶ng d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u - líp 4” N¨m häc: 2012 - 2013 1 N¨m häc 2009 - 2010
  2. Kinh nghiÖm n©ng cao chÊt l­îng gi¶ng d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u líp 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Để học tốt các môn học khác trong chương trình Tiểu học nói riêng, ngay từ lớp 1, học sinh phải học tốt môn Tiếng Việt. Để viết, nói, nghe hiểu, và sử dụng Tiếng Việt thành thạo, có kĩ năng thì học sinh phải biết dùng từ, đặt câu đúng, viết được một đoạn văn, bài văn - Để đáp ứng mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học là: * Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. * Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. * Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen gìn giữ sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Đây là giai đoạn quan trọng nhất với một số kiến thức làm tiền đề để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên. - Hơn nữa, trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 có nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu cho học sinh. Cụ thể là: 1-Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. 2- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu 3-Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giáo tiếp. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn, qua sự trải nghiệm trên lớp học, tôi trăn trở một số kinh nghiệm nhỏ để ''Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4". II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi a. Giáo viên: Nhà trường luôn tạo điều kiện cho việc tiếp thu các chuyên đề. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm. Đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Phân môn Luyện từ và câu của lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể đã được bớt nhiều so với chương trình Từ ngữ - ngữ pháp của lớp 4 cũ, phân môn chỉ rõ 2 dạng bài: Bài lý thuyết và bài tập thực hành với định hướng rõ ràng. b. Học sinh: 2
  3. Kinh nghiÖm n©ng cao chÊt l­îng gi¶ng d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u líp 4 - Học sinh ngoan, có ý thức học tập - Học sinh đã quen với phương pháp học tập mới từ lớp 1,2,3 nên các em đã biết cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. - Các em học sinh đều được học rèn thêm 15 phút đầu giờ hoặc các tiết luyện phụ đạo thêm trong tuần. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác. 2. Khó khăn a. Giáo viên: Trình độ giáo viên chưa đồng đều; đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ. Thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô - trò có lúc thiếu nhịp nhàng. Thời gian dành cho việc nghiên cứu bài của nhiều giáo viên chưa được coi trọng. Nhiều giáo viên chưa có ý thức tự học để tìm hiểu và nâng cao kiến thức cho bản thân mình nên nhiều lúc cũng không hiểu hết dụng ý của sách giáo khoa, đào chưa sâu kiến thức ở sách giáo khoa. b. Học sinh: Tư duy của học sinh Tiểu học còn mang tính cụ thể, chưa biểu hiện tính khái quát nên việc hiểu nghĩa của từ, sử dụng vào đặt câu nhiều lúc còn lúng túng. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô'' cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn. + Năng lực học tập của học sinh trong lớp không đồng đều làm ảnh hưởng đến thời gian lĩnh hội tri thức của cả lớp. + Học sinh lười tư duy, không có tính chịu khó, không ham học, có tính ỷ lại cho thầy cô, cho bố mẹ; thậm chí có em còn ngại đến trường, xác định đến trường là để có bạn chơi chứ chưa xác định đến để học, nếu giáo viên mà ép học thì chỉ học một cách bắt buộc mà thôi. + Đa số các em tiếp thu bài học một cách thụ động, chưa có phương pháp học tập một cách đúng đắn; Nếu Giáo viên có dẫn dắt, tổ chức dạy học theo hướng đổi mới thì hiệu quả học tập cũng chưa cao, chưa phát huy được năng lực học của cả ba đối tượng học sinh. + Trong giờ học , học sinh chưa thật mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình, còn sợ sai, sợ các bạn cười, bởi vậy năng lực học của các em chưa được bộc lộ, nếu Giáo viên sợ mất thời gian không để ý đến thì càng học các em càng chán, càng không hiểu bài. Một số em khác hầu như không trả lời được các câu hỏi trong bài vì thiếu sự chuẩn bị bài ở nhà. c. Các yếu tố khác liên quan: - Quan niệm của đa số phụ huynh học sinh chỉ tập trung đầu tư học toán còn Tiếng Việt không cần thiết lắm( Xét về lâu dài). - Để học tốt được TiếngViệt đòi hỏi học sinh phải luyện tập cả quá trình lâu dài bền bỉ nếu không có năng khiếu. 3
  4. Kinh nghiÖm n©ng cao chÊt l­îng gi¶ng d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u líp 4 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phân môn Luyện từ và câu. 1. Nội dung chương trình Gồm 32 tiết ở học kỳ I và 30 tiết ở học kỳ II bao gồm các nội dung: a) Mở rộng vốn từ: Phần này mở rộng và hệ thống hoá từ ngữ theo chủ điểm của từng đơn vị học. Cụ thể: Học kỳ I: 5 chủ điểm Chủ điểm 1: Thường người như thể thương thân: "Nhân hậu - Đoàn kết'' Chủ điểm 2: Trung thực - Tự trọng Chủ điêm 3: Trên đôi cánh ước mơ: ước mơ. Chủ điểm 4: Có chí thì nên - "ý chí - nghị lực". Chủ điểm 5: Tiếng sáo diều – “Đồ chơi - Trò chơi.” Học kỳ II: 5 chủ điểm Chủ điểm 1: Người ta là hoa là đất- “Tài năng - Sức khoẻ” Chủ điểm 2: Vẻ đẹp muôn màu - Cái đẹp Chủ điểm 3: Những người quả cảm - Dũng cảm Chủ điểm 4: Khám phá thế giới “ Du lịch - Thám hiểm” Chủ điểm 5: Tình yêu cuộc sống - Lạc quan yêu đời. b) Cấu tạo của tiếng, cấu tạo từ: Phần này cung cấp kiến thức sư giản về cấu tạo của tiếng, từ: - Cấu tạo của tiếng - Từ đơn và từ phức - từ ghép và từ láy. c) Từ loại: cung cấp một số kiến thức sơ giản về các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ. d) Câu: cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng, cách sử dụng các kiểu câu: - Câu hỏi - Câu kể( Bao gồm các kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) - Câu khiến - Câu cảm - Thêm trạng ngữ cho câu. 2. Yêu cầu kiến thức 2.1 Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: Môn Tiếng Việt có 10 đơn vị đọc thì phân môn Luyện từ và câu, mở rộng và hệ thống hoá 10 chủ điểm đó. 2.2 Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu 4
  5. Kinh nghiÖm n©ng cao chÊt l­îng gi¶ng d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u líp 4 * Từ - Cấu tạo tiếng - Cấu tạo từ + Từ đơn và từ phức + Từ ghép và từ láy - Từ loại + Danh từ - Danh từ là gì? - Danh từ chung và danh từ riêng - Cách viết hoa danh từ riêng + Động từ - Động từ là gì - Cách thể hiện ý nghĩa, mức độ của đặc điểm, tính chất. * Các kiểu câu + Câu hỏi - Câu hỏi là gì? - Dùng câu hỏi vào mục đích khác - Phép lịch sự khi đặt các câu hỏi + Câu kể - Câu kể là gì? Cách dùng câu kể - Câu kể Ai là gì? ( Ai thế nào? Ai làm gì? ) + Câu cầu khiến - Câu cầu khiến là gì? - Cách đặt câu cầu khiến + Câu cảm - Trạng ngữ là gì? - Thêm trạng ngữ trong câu + Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu - Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu - Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, phượng tiện trong câu * Các dấu câu: Chấm hỏi, dấu chấm than, dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn. 3. Yêu cầu kỹ năng về từ và câu: 3.1. Từ -Nhận biết được cấu tạo của tiếng - Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo của tiếng - Nhận biết từ loại - Đặt câu với những từ đã cho - Xác định tình huống sử dụng Thành ngữ - Tục ngữ 3.2. Câu - Nhận biết các kiểu câu - Đặt câu theo mẫu 5
  6. Kinh nghiÖm n©ng cao chÊt l­îng gi¶ng d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u líp 4 - Nhận biết các kiểu trạng ngữ. - Thêm trạng ngữ cho câu - Tác dụng của dấu câu - Điền dấu câu thích hợp - Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp 3.3. Dạy Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp Thông qua nội dung dạy Tiếng Việt 4, bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hoá. - Chữa lỗi dấu câu - Lựa chọn kiểu câu: kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt đuợc và cũng như là nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này. II.QUY TRÌNH DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU Dạy bài lí thuyết Dạy bài thực hành 1. Kiểm tra bài cũ: (3-5') 1. Kiểm tra bài cũ: (3-5') 2. Bài mới 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: 1 - 2' a. Giới thiệu bài (1-2') b. Hình thành kỉ năng: 10-12' b. Hướng dẫn thực hành (32-34') - Giáo viên sẽ phân tích ngữ liệu - Đọc và xác định yêu cầu của BT c. Hướng dẫn luyện tập: 20 - 22' - Hướng dẫn 1 phần BT mẫu - Đọc và xác định yêu cầu của bài tập - Học sinh là BT - Hướng dẫn giải 1 phần bài tập mẫu - Chấm chữa - nhận xét ->Chốt kiến thức - Học sinh làm bài tập - Chữa, chấm nhận xét -> chốt kiến thức d. Củng cố -dặn dò (2-3') c. Củng cố - dặn dò (2-3') III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 1. Phương pháp vấn đáp Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kĩ năng suy nghĩ sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn sâu sắc hơn. Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng 1 lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho học 6
  7. Kinh nghiÖm n©ng cao chÊt l­îng gi¶ng d¹y ph©n m«n luyÖn tõ vµ c©u líp 4 sinh trả lời các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù hợp với cả 2 loại bài lý thuyết thực hành VD: Khi dạy bài Động từ (Tuần 9) yêu cầu tối thiểu của bài là học sinh phải nắm được động từ là gì - Nhận biết động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ. VD: Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay rên những con tàu lớn. + Hỏi: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi? + Hỏi: Tìm các từ chỉ trạng thái của các sự vật: - Dòng thác - Lá cờ + Hỏi: Những từ đó thuộc loại từ gì? (động từ) ( Nếu học sinh không biết giáo viên có thể cho học sinh biết: Những từ chỉ hoạt động, trạng thái sự vật mà các em và tìm được chính là động từ.) + Hỏi: Vậy động từ là gì? (Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật). Vậy qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em đã kết thúc một khái niệm ngữ pháp mà nội dung của bài đề ra. * Tóm lại phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học và phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. 2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đưa ra những tình huống gợi vấn đề điều khiển học sinh phát hiện vấn đề hoạt động tự giác chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó mà kiến tạo tri thức rèn luyện kỹ năng. Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề. Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm, đáp ứng với các đối tượng học sinh, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải quyết vấn đề mà học sinh đưa ra. VD: Khi dạy bài mở rộng vốn từ ''Đồ chơi - trò chơi'' Giáo viên đưa ra một số thành ngữ - tục ngữ sau: ''Chơi với lửa'', ''Ở chọn nơi, chơi chọn bạn'', để học sinh lựa chọn cách giải quyết: a. Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi. b. Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra mình gan dạ. 7