Sáng kiến kinh nghiệm Một số trao đổi kinh nghiệm về việc lập blog giáo dục

doc 14 trang sangkien 9820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trao đổi kinh nghiệm về việc lập blog giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_trao_doi_kinh_nghiem_ve_viec_la.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số trao đổi kinh nghiệm về việc lập blog giáo dục

  1. Một số trao đổi kinh nghiệm về việc lập blog giáo dục Một số trao đổi kinh nghiệm về việc lập blog giáo dục 1. Giới thiệu mở đầu: Hiện tại, tôi giảng dạy các học phần Toán ở Khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Khi chưa lập blog hỗ trợ việc giảng dạy, tôi thường trao đổi với các sinh viên của mình thông qua địa chỉ email. Tuy vậy, việc trả lời thư cho sinh viên gặp nhiều bất lợi do không thể gõ công thức Toán học trực tiếp và việc trao đổi đó cũng chỉ diễn ra giữa 2 cá nhân mà không cung cấp được các thông tin đó cho các SV khác, vốn cũng có những thắc mắc trên nhưng lại ngại hỏi Thầy. Chính vì vậy, tôi đã tìm cách lập blog nhằm giúp mình có 1 kênh trao đổi với các SV. Qua thời gian thực hiện, tôi đã thu nhận được rất nhiều ý kiến, những trao đổi bổ ích nhằm giúp mình điều chỉnh, cập nhật và nâng cao khả năng chuyên môn của mình cũng như hỗ trợ các bạn SV tự học, tự nghiên cứu. Tính đến nay, sau gần 2 năm thực hiện, tôi không những có được những tư liệu quý phục vụ công tác giảng dạy, mà còn là nơi giúp các bạn sinh viên trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan. Hiện tại, blog đã có gần 400.000 lượt truy cập, trung bình mỗi ngày có hơn 1500 lượt. Blog hiện có 72 trang bài, 19 chuyên mục với 277 bài đăng và gần 1700 lời bình (đa số là trao đổi những vấn đề về học thuật), cùng các tài liệu hữu ích. Được sự gợi ý và khuyến khích của Cục Công nghệ thông tin - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, thông qua bài viết này, tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm của mình nhằm giúp các Thầy Cô có thêm 1 kênh thông tin hiệu quả hỗ trợ cho công tác
  2. giảng dạy. 2. Dùng công cụ 5W1H để lên kế hoạch cho blog: Thật ra, tôi bắt tay vào làm blog một cách ngẫu hứng ngay khi phát hiện ra 1 nền tảng blog cho phép mình thể hiện các công thức Toán học, đó là Wordpress. Tuy nhiên, sau 1 thời gian thực hiện, tôi nhận thấy mình cần phải có 1 kế hoạch thật sự để nâng cao hiệu quả của blog. Để làm việc này, tôi đặt cho mình những câu hỏi theo mô hình 5W1H (ai (Who), cái gì (What), ở đâu (Where), khi nào (When), tại sao (Why) và như thế nào (How)) và tìm cách giải đáp như sau: Why? : - Tại sao tôi phải làm blog? - Tại sao tôi chọn nền tảng blog này mà không chọn nền tảng khác? Để trả lời câu hỏi này, ta cần kết hợp với các câu hỏi khác ở phần What và How. Tôi sẽ đề cập lại câu hỏi này ở phần sau. - Tôi có cần kiểm duyệt nội dung comment trước hay không? Tại sao? Vì đây là blog giáo dục, nên nếu trên blog mình xuất hiện những nội dung không nghiêm túc dù chỉ 1 phút, sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. Who? :
  3. - Đối tượng xem blog mà tôi muốn hướng đến là ai? Ban đầu, tôi chỉ có ý định làm blog để SV của mình dạy lên tải tài liệu, lấy bài tập, xem điểm thi và trao đổi các thắc mắc. Tuy nhiên, hiện tại, có nhiều đối tượng khác cùng truy cập, nên tôi cần thay đổi mục tiêu và có thêm những bài viết phù hợp với các đối tượng mới này. - Ai sẽ được quyền truy cập blog này? Do việc điều chỉnh đối tượng như trên, nên mọi đối tượng đều được quyền truy cập. Tuy nhiên, vẫn có 1 số trang hạn chế người xem như: NCKH, điểm thi. - Ai sẽ phụ giúp mình trong việc post bài và theo dõi comment? trả lời câu hỏi này sẽ giúp chúng ta đề ra câu hỏi when, where, how thích hợp. What? - Blog của tôi sẽ bao gồm những nội dung gì? Nội dung nào là chủ yếu trên blog của mình? Blog cần có những chức năng gì? Việc đề ra các nội dung cần có của blog, giúp chúng ta quyết định chọn nền tảng nào để thiết kế. Nên thể hiện các nội dung dưới dạng cây thư mục để dễ theo dõi, điều chỉnh và bổ sung sau này. Và đây là một số nội dung của 1 blog khoa học và giáo dục nên có: 1. Lịch giảng dạy. 2. Những liên kết hữu ích để học sinh truy cập đến những trang có nội dung liên quan đến bài học. 3. Những liên kết làm cho môn học sinh động và vui vẻ hơn. 4. Thông tin để liên hệ như tên họ, điện thoại, email, mẫu liên hệ trực tiếp qua email ngay trên blog Những thông tin này giúp học sinh, phụ huynh có thể liên lạc được với giáo viên. 5. Các bài giảng, tài liệu học tập.
  4. 6. Các hướng dẫn học tập môn học. 7. Mục Thảo luận liên quan đến môn học. 8. Các bài tập về nhà. 9. Mô tả mô tả môn học: như yêu cầu môn học, mục tiêu học tập, cách chấm điểm, thời gian dự kiến hoàn tất chương trình học, 10. Các thông tin dành cho phụ huynh: các thông báo của nhà trường, của giáo viên, những điều phụ huynh cần lưu tâm về việc học của con em. 11. Một số kỹ năng mềm. When? - Khi nào thì công bố địa chỉ blog của mình? Hiện nay, có nhiều blog mới vừa được khởi tạo và có rất ít nội dung nhưng đã vội công bố và đặt liên kết. Chính vì vậy, người dùng sau khi ghé thăm sẽ nhanh chóng quên địa chỉ đó. Vì vậy, theo tôi, ta nên chuẩn bị giao diện, thiết lập các chức năng và post khoảng 10 bài "đinh" như: Hướng dẫn phương pháp giải dạng toán này, bài tập kia, có 1 số bài giải mẫu, có thông tin liên hệ rõ ràng, sau đó mới công bố. Việc này, sẽ giúp người đọc yên tâm cũng như dễ dàng để lại những vấn đề mà mình cần trao đổi. - Khi nào ta sẽ cập nhật thông tin và post bài? Việc lập ra kế hoạch này, nhằm giúp chúng ta thu xếp được những công việc khác của mình, đồng thời, giúp người xem blog cảm nhận được là mình có quan tâm hàng ngày. Kế hoạch này được điều chỉnh tùy thuộc công việc của mình. Tuy nhiên, mỗi ngày tôi thường dành ra 1 giờ để xử lý và trả lời các comment của người dùng. Và dành cả ngày thứ bảy để viết bài. - Khi nào bài viết đó được thể hiện? Có những bài viết ta chỉ muốn hiển thị vào 1 ngày định trước. Tuy nhiên, đến thời
  5. gian đó, chúng ta rất bận. Vậy ta có thể viết bài trước và đến đúng ngày đó blog mới đăng hay không? Như vậy, nền tảng blog nào có hỗ trợ chức năng này. How? - Tôi chia sẻ tài khoản thế nào để nhiều người cùng tham gia quản lý? - Giao diện blog của tôi phải như thế nào? Tùy từng tính chất công việc và nội dung môn học mà mình cần tạo 1 giao diện phù hợp với các yêu cầu được nêu ở trên - Nếu chẳng may blog bị hack hết nội dung thì phải làm thế nào? Where? - Để biết cách sử dụng hiệu quả nền tảng blog mà mình đã chọn, hoặc bổ sung các chức năng cho blog, tôi phải kiếm tài liệu ở đâu? Chính việc trả lời các câu hỏi trên, và qua tìm hiểu các hệ thống tạo blog, vào thời điểm tháng 09/2007, tôi đã tạo cho mình 1 blog trên nền tảng của Wordpress.com. 3. Những ưu điểm của blog Wordpress: Với blog thiết kế trên nền tảng Wordpress, tôi được hỗ trợ các chức năng sau: - Viết các công thức Toán học theo định đạng của LaTex trong nội dung các bài viết. - Hỗ trợ việc tạo các mẫu thăm dò ý kiến (Polls) - đây là việc rất quan trọng với các blog giáo dục nhằm giúp GV nắm bắt được những chỗ mà HS, SV của mình hiểu chưa chính xác và kịp thời điều chỉnh - Di chuyển các bài viết ở các blog khác như Blogger, Yahoo
  6. 360, Twitter, qua blog Wordpress. - Sao lưu dữ liệu của mình và phục hồi khi cần thiết. - Có chức năng quản lý lời bình, phản hồi lời bình, quy định số lời bình trong 1 trang, nếu quá số lời bình thì Wordpress sẽ tạo 1 trang mới. - Có chức năng giúp người đọc theo dõi các phản hồi liên quan đến lời bình của mình thông qua email. - Hỗ trợ 3Gb để lưu trữ các file định dạng văn bản, hình ảnh. - Cho phép blog được quản lý chung bởi nhiều user (tối đa 35 user - nếu muốn tăng số lượng này thì phải tốn phí) theo các cấp độ khác nhau: Administrator (quản trị toàn quyền), Author (Tác giả) - cho phép viết bài, đăng bài, chỉnh sửa, sao lưu dữ liệu liên quan đến những bài viết mà Author đó đã đăng tải; Contributor (cộng tác) cho phép user đó được phép viết bài và chờ admin duyệt trước khi được đăng tải. - Đặc biệt, không hạn chế băng thông truy cập trong tháng. Và có chế độ tự động ngăn chặn các tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo thông qua ứng dụng của Akismet. Tuy Wordpress, không hỗ trợ Flash, Javascript nhưng chúng ta vẫn có thể có những tính năng này, cũng như chèn ậm thanh, video thông qua bên thứ 3 có liên kết với Wordpress. Ví dụ như: ta có thể hiển thị nội dung file PDF, PowerPoint ngay trên blog nhờ hỗ trợ của website Scribd.com, tạo và hiển thị các slide hình ảnh bởi các website Slide.com, Flickr.com, hiển thị video, âm thanh nhờ hỗ trợ của Google Video, You Tube, Vodpod, tạo khung chat ngay trên blog nhờ ứng dụng của Meebo.com Các Thầy Cô có thể xem các bài viết hướng dẫn cụ thể về việc tạo blog và các thủ thuật liên quan tại trang web
  7. (mục bài viết ICT), cũng như tại blog (mục mẹo Wordpress). Các Thầy Cô có thể làm theo các hướng dẫn chi tiết của bài viết Tạo blog với Wordpress 2.7 ở địa chỉ: wordpress-2.7.html 4. Một số kinh nghiệm thực tiễn: Ngoài các yếu tố kỹ thuật, để blog có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, tôi xin cung cấp một số kinh nghiệm sau: 1. Trước tiên, sau khi đã thiết lập thành công tài khoản quản trị blog, chúng ta cần trả lời cụ thể, chi tiết cho câu hỏi Giao diện blog của tôi phải như thế nào: nên bố trí mấy cột, có thanh menu trên tiêu đề hay không, có thể tùy chỉnh tiêu đề trang hay không? Sau khi, định hướng cho các câu hỏi trên, chúng ta vào phần quản trị của blog vào chọn thẻ Appearence, chọn Themes. Tại đây, Wordpress cung cấp 72 giao diện (themes) gồm các tính năng khác nhau để chúng ta lựa chọn: có những giao diện cho phép chúng ta tùy biến, nhưng cũng có giao diện không hỗ trợ việc này. Để blog mang sắc thái riêng, chúng ta nên chọn những themes có tính năng sau: custom header (cho phép tạo banner cho blog), fixed width (tự động canh chỉnh độ rộng của cột), page navigation (thanh menu điều hướng ở đầu trang). Thông thường, các blog giáo dục hay chọn các themes như: Cutline, Digg 3 Column, Vigilance. Với những themes cho phép tùy chọn giao diện sau khi Active (Kích hoạt), chúng ta vào mục Custom Header ở phần Appearence để xem kích thước banner cho phép là bao nhiêu. (Ví dụ với Digg 3 Column thì kích thước là 904x160 pixel). rồi dùng các phần mềm tạo ảnh (động, tĩnh) để thiết kế. Do Wordpress không hỗ trợ Flash, nên các banner này phải ở định dạng gif, jpeg, png. Thầy Cô có thể dùng Photoshop hoặc GIMP (phần mềm miễn phí có chức năng giống