Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp, kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp, kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_kinh_nghiem_on_thi.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp, kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh Lớp 9
- Một số phương pháp, kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn tiếng Anh lớp 9 PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÙ GIA MẬP TRƯỜNG THCS BÙ NHO Người thực hiện: Nguyễn Đình Luyện Tổ : Ngoại Ngữ Năm học: 2010 – 2011 Người thực hiện: Nguyễn Đình Luyện 1
- Một số phương pháp, kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn tiếng Anh lớp 9 A. MỞ ĐẦU: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm học vừa qua, song song với việc nâng cao chất lượng đại trà trên lớp, việc bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng được Ban giám hiệu nhà trường THCS Bù Nho đặc biệt quan tâm, số lượng học sinh của trường tham gia thi học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh đỗ chưa cao, chưa đạt theo mục tiêu mà nhà trường đã đề ra. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh, những năm học vừa qua tôi đã được nhà trường tín nhiệm, giao nhiệm vụ bỗi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, tôi đã trăn trở, học hỏi và nghiên cứu, tìm ra các phương pháp, kinh nghiệm để làm sao giúp học sinh đỗ cao hơn trong các kỳ thi học sinh giỏi. Trong năm học 2009 - 2010, 2010 - 2011 tôi đã mạnh dạn áp dụng các phương pháp, kinh nghiệm mà tôi nghiên cứu trong năm học 2008 – 2009 vào thực tế đối với các em học sinh giỏi lớp 9 thì kết quả đã khả quan hơn. Do vậy hôm nay tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích là rút kinh nghiệm cho chính minh, nghiên cứu khoa học và chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Với lòng mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi lớp 9 tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp. Đồng thời tăng cường lòng ham mê học hỏi bộ môn tiếng Anh, Tôi đã chọn đối tượng học sinh giỏi lớp 9 để nghiên cứu trong đề tài này, nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất giúp các em hạn chế và khắc phục được những khó khăn trong quá trình ôn thi học sinh giỏi. III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Trong nhiều năm qua tôi đã đưa học sinh của mình đi tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp Huyện, Tỉnh kết quả của các em chưa cao, mặc dù thầy dạy rất nhiệt tình, học sinh học tập rất tích cực, phải chăng đó là do bản thân tôi chưa thật sự có những phương pháp phù hợp trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. B. NỘI DUNG. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Người thực hiện: Nguyễn Đình Luyện 2
- Một số phương pháp, kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn tiếng Anh lớp 9 Việc giảng dạy cho học sinh nắm được chương trình có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể thực hiện được nhưng việc bồi dưỡng học sinh giỏi không phải giáo viên nào cũng đảm nhận được, theo tôi một giáo viên dạy học sinh giỏi muốn có hiệu quả thì cần đảm bảo được các yêu cầu cần thiết phải có như sau: - Trình độ chuyên môn: Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và có tính chất quyết định trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, bởi lẽ muốn học trò giỏi trước tiên người thầy phải giỏi, nguồn kiến thức ấy được ví như ‘thức ăn” mà các em học sinh cần, do vậy để các em “ăn được no” thì người thầy cần cung cấp đủ “thức ăn”, tránh trường hợp “trò còn muốn ăn” mà thầy thì hết “nguồn cung cấp”. - Tinh thần trách nhiệm: Để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có kết quả, người dạy phải có trách nhiệm đối với thành tích học tập của học sinh mình, trách nhiệm đối với sự tin tưởng của cấp lãnh đạo và đồng nghiệp, phải đặt trách nhiệm lên hàng đầu và có tấm lòng hy sinh, không tính toán, luôn xem thành tích của học sinh là niềm vui trong việc giảng dạy của mình. - Uy tín: Việc học bồi dưỡng học sinh giỏi là phần học nâng cao của các em, do vậy để các em nhiệt tình theo học người thầy phải tạo được lòng tin nơi các em, cho các em thấy được việc học bồi dưỡng học sinh giỏi là quyền lợi, là vinh dự của các em. Muốn được như thế người thầy phải có được uy tín đối với học sinh. Uy tín của người thầy không những chỉ thể hiện ở lãnh vực chuyên môn mà theo tôi uy tín ấy phải được thể hiện ở lãnh vực đạo đức nữa. - Thời gian: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là việc dạy ngoài chương trình chính khoá, do đó vấn đề thời gian cũng là một yêu cầu rất quan trọng, nếu người giáo viên không có đủ thời gian thì việc bồi dưỡng cũng không thể đảm bảo kết quả khả quan được. Thêm nữa việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài do vậy chúng ta cần có biện pháp ôn thi từ lớp 6 tới lớp 9. II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, theo tôi quá trình đó được thực hiện qua sáu giai đoạn . 1/ Chọn học sinh. 2/ Chọn tài liệu. 3/ Lên thời khoá biểu 4/ Cung cấp kiến thức. 5/ Hướng dẫn cách làm bài Người thực hiện: Nguyễn Đình Luyện 3
- Một số phương pháp, kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn tiếng Anh lớp 9 6/ Kiểm tra kiến thức + Rút kinh nghiệm. III. GIẢI PHÁP: 1. Chọn học sinh: - Ngay từ đầu năm học sau khi nhận lớp giảng dạy giáo viên cho học sinh đăng ký đội tuyển học sinh giỏi, giáo viên có thể tham khảo qua giáo viên các năm học khác để có thể chọn được đúng học sinh. Giáo viên có thể chọn học sinh ở nhiều lớp. - Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải được triển khai sâu rộng toàn trường, tất cả các khối học một cách đồng bộ có kế hoạch của ban giám hiệu, phải thống nhất toàn hội đồng và với phụ huynh học sinh. - Số lượng học sinh các khối khoảng từ 05 đến 10 học sinh. - Đầu năm học nhà trường tổ chức thi học sinh giỏi toàn trường các môn, chọn ra đội tuyển học sinh giỏi của các môn nói chung, môn ngoại ngữ nói riêng sau đó giao cho giáo viên trực tiếp giảng dạy các lớp trên bồi dưỡng liên tục trong suốt năm học. - Cuối năm học nhà trường tổ chức kỳ thi học sinh giỏi toàn trường ở tất cả các bộ môn, trao giải để tạo cho các em có cố gắng hơn trong việc ôn luyện. - Trước khi đưa học sinh đi thi ta khảo sát chọn ra 5 học sinh ưu tú nhất đi thi. 2. Chọn tài liệu: - Đa dạng hóa các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao thuộc khối THCS của các nhà xuất bản như: NXB Tổng hợp TP. HCM, NXB GD, NXB ĐHQG TP. HCM giáo trình streamline, Headway, New concept - Song song với các giáo trình có sẵn tôi đã tự biên soạn ra một số tài liệu về kiến thức cũng như bài tập để làm phong phú hơn về tài tài liệu của mình. Thông qua các tài liệu của mình tôi có thể thực hiện dạy theo các chuyên đề lớn của tổng quan kiến thức một cách rõ ràng hơn. Hơn thế trong quá trình ôn luyện tôi thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc ôn thi học sinh giỏi trong trường, trong huyện cũng như tỉnh, như thầy Nguyễn Đình Hùng giáo viên trường THPT cấp 2, 3 Lộc Hiệp, cô Lê Thị Mai Tâm giáo viên trường THCS Tân Thành Đồng Xoài để thường xuyên trao đổi các băn khoăn, các kinh nghiệm ôn thi, những kiếm thức còn Người thực hiện: Nguyễn Đình Luyện 4
- Một số phương pháp, kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn tiếng Anh lớp 9 chưa nắm rõ. Qua đó mà chính tôi đã có được các kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. - Tôi cũng tham khảo các đề thi học sinh giỏi huyện, tỉnh của các năm học trước, sưu tầm tài liệu trên internet - Nói chung tài liệu thì rất đa dạng, để chuẩn bị tốt cho bài giảng của mình tôi phải luôn luôn tự trau dồi tri thức, kiến thức cho chính bản thân mình. 3. Lên thời khóa biểu: Lên thời khoá biểu hợp lý, tạo điều kiện cho các em có thể theo học lâu dài. * Đối với học sinh khối 9: Từ 4 đến 6 tiết/tuần Nên dành thời gian cho học sinh tự học ở nhà. 4. Cung cấp kiến thức: Rèn luyện theo bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. 4.1. Luyện đọc hiểu (Reading comprehension): Nội dung những bài đọc hiểu cần đa dạng hóa các chủ đề: Thể thao, y học, giáo dục, danh nhân, cuộc sống đời thường Chủ đề càng đa dạng thì vốn từ của học sinh càng phong phú. Chúng ta nên chuẩn bị bài tập và phát tới tay học sinh, học sinh phải chuẩn bị kỹ bài tập ở nhà trước khi đến lớp, cần phát huy tối đa tính độc lập của học sinh. 4.2. Luyện viết (writing): Đây là dạng bài tương đối khó đối với đa số học sinh, để học sinh có thể viết tốt chúng ta nên từng bước hướng dẫn học sinh thông qua các dạng bài tập từ dễ đến khó. Theo tôi chúng ta nên chia phần luyện viết thành hai dạng bài tập: Luyện viết câu: Gồm bài tập xây dựng câu (sentence building exercises) và bài tập biến đổi câu (sentence transforming exercises). Để làm bài tập xây dựng câu tốt, tôi lưu ý học sinh các yêu cầu sau: - Thông qua những từ gợi ý( promts, cues, suggested words) xác định cấu trúc sắp được dùng - Thì nào sẽ được dùng .( Which tense will be used?). - Chú ý đến trật tự từ trong câu( không thay đổi). Ex 1: Nam/usually/go/swimming/summer Người thực hiện: Nguyễn Đình Luyện 5
- Một số phương pháp, kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn tiếng Anh lớp 9 Đối với câu này các em phải xác định được rằng câu này phải viết ở thì hiện tại đơn Nam usually goes swimming in the summer Ex 2: The exersie / too / difficult / students / finish / on time Đối với câu này thì giáo viên phải dạy cho học sinh các cấu trúc với too/enough/such/so => The exercise is too difficult for the students to finish on time. Đối với dạng bài tập biến đổi câu (sentence transforming exercises): Chúng ta cần ôn lại tất cả các cấu trúc ngữ pháp cho các em như: Passive voice, too , enough , although, in spite of, despite, because, because of, so .that, such that, If clause, relative clause, wish, conditional sentence, reported speech Đối với từng cấu trúc nên cho học sinh thực hành nhiều lần. Ví dụ: Khi muốn biến đổi câu có cấu trúc “Although” sang câu có cấu trúc “In spite of” thì học sinh phải hiểu được rằng: Although + clause còn In spite of + phrase : Ex: Although he had a good salary, he was unhappy in his job. In spite of his good salary, he was unhappy in his job. Đối với bài tập chuyển đổi câu tôi đã biên soạn ra một cuốn sách biến đổi câu có các dạng bài từ dễ đến khó sau đó dạy các em trong một vài chuyên đề. Luyện viết luận: (Composition) Có ba dạng bài luận cần luyện tập cho học sinh như sau: * Viết một đoạn văn (a passage). * Viết thư (a letter). * Viết một đoạn đối thoại (a dialogue). Để bài viết có chất lượng, chúng ta cần lưu ý học sinh phân tích đúng yêu cầu đề bài như bài viết thuộc loại hình nào, hoàn cảnh, sự việc của bài viết xảy ra lúc nào ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Từ đó các em có thể dùng thì thích hợp. Điều quan trọng không kém khi luyện loại bài tập này là chúng ta cần hướng dẫn các em cách tìm ra ý tưởng xoay quanh chủ đề của đề bài, lập dàn ý, Người thực hiện: Nguyễn Đình Luyện 6