Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học ngữ pháp trong trường THCS

doc 25 trang sangkien 12061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học ngữ pháp trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_n.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học ngữ pháp trong trường THCS

  1. Trường PTDT BT THCS Hộ Đáp GV: Nguyễn Đình Dậu Phần 1: Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài. Chúng ta đang hòa nhập giữa thế giới công nghệ, thông tin hiện đại hiện nay do vậy để có được những kiến thức, chiếm lĩnh được khoa học kĩ thuật hiện đại một điều tất yếu là phải biết dùng ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng. Hơn thế nữa tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thứ hai trên thế giới. Tiếng Anh còn là ngôn ngữ vận hành của hầu các hệ thống máy trên thế giới. Hơn thế nữa ngày nay đất nước ta đã hội nhập với các nước trên thế giới nên việc học tiếng Anh là điều vô cùng hữu dụng cho các em học sinh sau này. Những năm gần đây Đảng cũng như Nhà nước và các ban ngành xã hội đều quan tâm đến việc học tiếng Anh trong các trường phổ thông. Tuy nhiên để học được tốt một ngoại ngữ nào đó thì không phải là điều dễ dàng mà ai cũng có thể biết ngay được. Vậy làm thế nào để học tốt một ngoại ngữ. Theo tôi có những yếu tố sau: Khả năng nghe, nói, đọc, viết tuy nhiên là phải biết sử dụng ngôn ngữ đúng ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Với tiếng Anh là loại ngôn ngữ biến hình khác hẳn với tiếng Việt của Việt Nam chúng ta. Hơn thế nữa lượng từ mới rất nhiều. Do vậy vấn đề học ngữ pháp ở môn tiếng Anh là khá phức tạp và là vấn đề thiết yếu trong học tiếng Anh. Ở lần nghiên cứu này, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giúp học sinh học ngữ pháp trong trường THCS được dễ dàng hơn. 2. Mục đích nghiên cứu. Giúp học sinh nắm được một số phương pháp học, tóm lược lại những kiến thức ngữ pháp mà người học đã học để ghi nhớ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. Phương pháp Quy tụ chủ ngữ bằng một ký hiệu tự người học quy định và 1 nhóm từ loại.
  2. Trường PTDT BT THCS Hộ Đáp GV: Nguyễn Đình Dậu Do ®Æc ®iÓm häc sinh ë c¸c líp kh«ng ®ång ®Òu vÒ nhËn thøc còng nh­ häc lùc nªn t«i ®· ¸p dông triÖt ®Ó ph­¬ng ph¸p nµy ë líp 6A. * Líp 6A: Tæng sè häc sinh: 28, Sè häc sinh kh¸ giái chiÕm 40%, cßn l¹i lµ häc sinh trung b×nh, yÕu. 4. Giả thuyết khoa học. Việc có được các phương pháp đúng, tóm lược lại kiến thức ngữ pháp bằng cách “quy tụ chủ ngữ bằng một ký hiệu tự người học quy định và nhóm từ loại” cho môn tiếng Anh, giúp học sinh ghi nhớ ít mà học được nhiều. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu các phương pháp học ngữ pháp và tóm lược lại ngữ pháp theo phương pháp “quy tụ chủ ngữ bằng ký hiệu tự người học quy định và nhóm từ loại” là điều cốt yếu để ghi nhớ lại những kiến thức theo một logic hợp lí, vững chắc. 6. Phạm vi nghiên cứu. - Ý tưởng của kinh nghiệm này xuất phát từ việc sử dụng thường xuyên các phương pháp học tập, tóm lược lại kiến thức bằng cách “quy tụ chủ ngữ bằng ký hiệu tự người học quy định và nhóm từ loại” trong những tiết học ở lớp 6A- Trường PTDT BT THCS Hộ Đáp. - Đề tài này rộng, phong phú, đa dạng nên tôi chỉ đi sâu nghiên cứu hai phương pháp chính để giúp học sinh ghi nhớ nhanh những kiến thức đã học: Phương pháp đưa chủ ngữ về dạng ký hiệu chung, phương pháp ghi nhớ chi tiết liên quan đến từ loại. 7. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp Quy tụ chủ ngữ bằng một ký hiệu tự người học quy định và 2 nhóm từ loại.
  3. Trường PTDT BT THCS Hộ Đáp GV: Nguyễn Đình Dậu - Quan sát, tìm hiểu tình hình học tập cũng như trình độ tiếp thu của từng đối tượng học sinh trong các giờ dạy cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh có áp dụng một số phương pháp tóm lại ngữ pháp để củng cố kiến thức cho học sinh và để học sinh ghi nhớ. - Đánh giá, nhận xét thái độ học tập, khả năng tiếp thu kiến thức, sự hứng thú và tính sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. 8. Cấu trúc của đề tài. Các phần chính Bìa Trang phụ bìa Mục lục Phần 1. Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài ) Phần 2. Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ) Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Chương 2. Thực trạng của vấn đề Chương 3. Đề xuất một số biện pháp thực hiện nhằm giải quyết vấn đề Phần 3. Kết luận và kiến nghị. Kết luận Kiến nghị Phương pháp Quy tụ chủ ngữ bằng một ký hiệu tự người học quy định và 3 nhóm từ loại.
  4. Trường PTDT BT THCS Hộ Đáp GV: Nguyễn Đình Dậu Phần 2: Nội Dung Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển kinh tế xã hội đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân, vì lẽ đó sẽ không quá khi coi rằng giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển. Có thể khẳng định không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người cũng như đối với nền kinh tế và văn hóa. Chính nhờ giáo dục mà các di sản về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật của thế hệ trước có thể được thế hệ sau lĩnh hội và đưa lên tầm cao mới, qua thời gian các di sản này được tích lũy ngày càng phong phú làm cho xã hội ngày càng đi lên. Xác định được tầm quan trọng đó của giáo dục trong văn kiện hội nghị TW4 - Khóa VII đã khẳng định “ Giáo dục là chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai”. Cũng chính vì tinh thần đặc biệt coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước Đảng ta đã chỉ rõ vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo, đồng thời chỉ rõ sứ mệnh của nó trong giai đoạn hiện nay: “Cùng với khoa học công nghệ giáo dục là quốc sách hàng đầu!” - “Nhiệm vụ của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng giáo dục đóng một vai trò rất to lớn trong quá trình đưa nước ta “sánh ngang với các cường quốc nam châu” như lời Bác Hồ đã căn dặn. Nhằm đào tạo nên thế hệ người của thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước hiện nay và thời đại bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu. Làm thế nào để có thể đi tắt đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn Phương pháp Quy tụ chủ ngữ bằng một ký hiệu tự người học quy định và 4 nhóm từ loại.
  5. Trường PTDT BT THCS Hộ Đáp GV: Nguyễn Đình Dậu lên tầm cao trí tuệ thế giới? Phải đầu tư, phát triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ là một vấn đề tất yếu. Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của lao động kỹ thuật cao nhằm đáp ứng những quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ cũng là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại . Việc dạy và học trong nhà trường hiện nay, đã có nhiều khởi sắc, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã được trang bị đầy đủ hơn, đội ngũ giáo viên chuẩn hoá cao. Đặc biệt phong trào đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và phương pháp học của học sinh được đẩy mạnh, đa số giáo viên có sáng tạo biết lựa chọn phương pháp phù hợp, phát huy được tính tích cực của học sinh. Nhưng thực tế, như chúng ta đã biết trong rất nhiều năm trước đây, theo phương pháp dạy học cổ truyền ở trong lớp thầy giáo là trung tâm, là người nặng nề về truyền đạt kiến thức, chưa rèn luyện được cho học sinh cách học tập tích cực, cách sử dụng kiến thức, cách nắm bắt vấn đề chủ động. Phương pháp giảng chủ yếu như vậy đã ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng nhận thức độc lập của học sinh ở tất cả các môn học núi chung và đặc biệt là môn ngoại ngữ- một môn học có những đặc thù riêng là học sinh được rèn luyện độc lập nhiều càng tốt và trong giờ học, học sinh phải được tạo điều kiện sử dụng ngôn ngữ theo chính khả năng của mình. Như vậy, phương pháp đổi mới trong dạy và phương pháp học ngoại ngữ là điều cần thiết giúp cho học sinh học tập tích cực. Để đạt được mục đích đó trong một giờ học ngoại ngữ thì giáo viên là người tạo ra cho học Phương pháp Quy tụ chủ ngữ bằng một ký hiệu tự người học quy định và 5 nhóm từ loại.
  6. Trường PTDT BT THCS Hộ Đáp GV: Nguyễn Đình Dậu sinh thói quen noi theo các chủ điểm tình huống do giáo viên tạo ra cho tiết học diễn ra “ Nhẹ nhàng, sinh động, hiệu quả”. Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Đứng trước một vấn đề dạy và học đó tôi đã suy nghĩ để tìm ra một phương pháp dạy quy tụ ngữ pháp theo nhóm cho cả học sinh và giáo viên. Những việc làm đó tôi đã viết thành phương pháp dạy tóm lược ngữ pháp trong một tiết học. Dạy một bài cấu trúc ngữ pháp cho học sinh, sau cùng hướng dẫn học sinh tóm lược lại kiến thức ngữ pháp mà các em học sinh đã học. Việc này giúp cho các em học sinh phải ghi nhớ ít mà học được nhiều. Giúp các em biết cách tóm lược những kiến thức đã học không chỉ cho môn tiếng Anh mà còn cho nhiều các môn khác nữa. Để làm được điều này tôi đã gặp được nhiều thuận lợi và có một số khó khăn cụ thể như sau: Thuận lợi: - Nhà trường rất quan tâm đến việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh, tạo điều kiện tốt cho giáo viên và học sinh như: Đài đĩa, sách giáo khoa, sách tham khảo, , lớp học được trang bị đầy đủ bàn ghế, thiết bị chiếu sáng - Tập thể: Tổ, nhóm chuyên môn cùng bàn bạc trao đổi, góp ý để có được các bước tiến hành bài dạy tốt hơn. - Tập thể học sinh đoàn kết, ngoan ngoãn và có ý thức học tập. - Bản thân tôi thực sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu và học hỏi thêm các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. Khó khăn: Phương pháp Quy tụ chủ ngữ bằng một ký hiệu tự người học quy định và 6 nhóm từ loại.
  7. Trường PTDT BT THCS Hộ Đáp GV: Nguyễn Đình Dậu - Nhìn chung trình độ nhận thức của các em chưa đồng đều, điều kiện và môi trường sống của các em chưa đủ để giúp các em học tập tốt. - Phần lớn các em chưa chuyên cần, dẫn đến việc các em học trước quên sau và đó là nguyên nhân chính làm cho chất lượng học tập của các em chưa cao. - Một số em tuy rất chăm chỉ học tập song chưa có phương pháp học hiệu quả, có thể tiếp thu kiến thức từng bài tốt nhưng chưa biết cách tổng hợp và vận dụng các kiến thức của bản thân để tóm lược lại cấu trúc ngữ pháp sau mỗi bài giảng của các thầy, cô giáo. Chương 3. Đề xuất một số biện pháp 1. Nội dung: Có câu: “Học cốt để hiểu, không cứ ở nhiều (Quý hồ tinh, bất quý hồ đa)”. Con người khác với con vật ở khả năng tư duy và đầu óc suy nghĩ. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người để hình thành xã hội. Trong quá trình học Tiếng Anh, bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết luôn luôn được chú ý đến nhiều hơn nhưng học các cấu trúc ngữ pháp lại là phần quan trọng nhất trong khi giao tiếp hay khi viết các văn bản. Theo tôi, nên có một số phương pháp nào đó để học ngữ pháp được tốt hơn. a. Việc tiếp xúc với Tiếng Anh: Cần phải tính đến cả thời gian lẫn mức độ tiếp xúc với Tiếng Anh. Người học càng có nhiều thời gian tiếp xúc với Tiếng Anh thì càng nắm chắc được các kiến thức ngữ pháp hơn. Người học cũng sẽ đạt được nhiều tiến bộ hơn nếu được rèn luyện ngữ pháp qua các cách tóm lược lại ngữ pháp tiếng Anh. Phương pháp Quy tụ chủ ngữ bằng một ký hiệu tự người học quy định và 7 nhóm từ loại.