Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học

docx 30 trang sangkien 11100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_giup_tre.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 5 – 6 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học”. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bác hồ nói: “Trẻ thơ như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng và những cô giáo mầm non chính là những người tạo nên nét vẽ đầu tiên trên tờ giấy trắng đó. Vì vậy giáo dục mầm non có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này. Giáo dục Mầm non được coi là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân; nó là cơ sở, là bậc học nền móng cho những giai đoạn tiếp theo của trẻ. Giáo dục Mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ: đức, trí, thể, mĩ Trẻ nhỏ luôn có nhu cầu giao tiếp với xung quanh. Việc nắm được những tri thức khoa học giúp trẻ có một nhân cách toàn diện phù hợp với yêu cầu xã hội đề ra. Vì vậy đối với lứa tuổi này chúng ta cần chú trọng phát triển cho trẻ về mọi mặt trong đó nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 5 – 6 tuổi là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng của giáo viên. Văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, giúp tâm hồn biết hướng tới cái thiện, cái đẹp, yêu quý cuộc sống . Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo,
  2. quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của minh. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ, các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết của lời hát ru. Lớn hơn một chút, các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ truyện hiện đại đó gieo vào lòng các em sự yêu mến với thế giới xung quanh, giúp các em hiểu về truyền thống lao động, chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc. Thơ, truyện cũng dắt các em đi khắp mọi miền đất nước, giới thiệu cho các em những danh lam thắng cảnh nối tiếng của dân tộc cũng như trên thế giới. Cùng với việc mở rộng nhận thức về thiên nhiên, truyện, thơ cũng mở rộng nhận thức cho các em về xã hội. Qua đó trẻ em biết được tình cảm yêu thương vô bờ bến mà tất cả những người làm mẹ đều dành cho con của mình (Mẹ của em), nỗi vất vả khó nhọc của người nông dân để làm ra thóc gạo (Hạt gạo làng ta, Bác nông dân), công lao của các cô chú công nhân (Chiếc cầu mới), quá trình sản xuất ra những đồ dùng, dụng cụ cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày (Cái bát xinh xinh), có làm việc các em mới biết quý những giọt mồ hôi của mình, mới biết trân trọng những sản phẩm do mình làm ra (Cây rau của Thỏ út), truyền thống chống giặc ngoại xâm anh hùng của cha ông (Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng), những phong tục tập quán tốt đẹp cũng đến với tuổi thơ qua những tác phẩm văn học: “Sự tích bánh chưng, bánh dày” từ đó các em biết định hướng tới những gì mình mong muốn được làm sau này (Ước mơ của Tý), (Làm nghề như bố)
  3. Văn học là một phương tiện giáo dục hiệu nghiệm. Hình tượng văn học có sức mạnh lôi cuốn trẻ thơ. Nó có tác động mạnh mẽ lên tình cảm của các em. Những bài học đến với các em tự nhiên không gò bó, không mang tính giáo huấn bắt buộc. Trẻ em nhận ra tình yêu thương của ông bà, cha mẹ đối với các em qua sự chăm sóc ân cần chu đáo: Bà quạt cho Tích Chu ngủ, có thức gì ngon bà dành cho Tích Chu (Tích Chu); Mẹ dặn phải đi theo mẹ, theo bầy (Chú vịt xám) Từ đó các em cũng biết quý trọng ông bà, cha mẹ. Trẻ thơ sẽ học những hành động đẹp đối xử với anh, chi, em, bạn bè. Các em sẽ biết nhường nhịn, giúp đỡ người thân cũng như bạn bè ngoài xã hội, Những tình cảm lớn lao như yêu tổ quốc yêu đồng bào. Văn học góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Các em cảm nhận những vẻ đẹp trong mối quan hệ giữa người với người (Giúp bà), vẻ đẹp trong các hành động cao thượng của các nhân vật trong tác phẩm. Những tác phẩm viết về đề tài thiên nhiên tạo cho các em sự rung cảm đối với vẻ đẹp của tự nhiên. Tiếp xúc với văn học cũng giúp các em làm quen với ngôn ngữ giàu đẹp của dân tộc. Đây là điều kiện giúp các em phát triển vốn từ, rèn luyện cách nói diển cảm, cách nói giàu hình ảnh quen thuộc của cha ông. Văn học có ý nghĩa rất lớn đối với giáo dục trẻ thơ. Chúng ta cần biết lựa chọn và sử dụng một cách thích hợp để tác phẩm văn học phát huy được tác dụng. Cha ông ta có câu: “Uốn cây từ thưở còn non Dạy con từ thưở con còn ngây thơ” Đối với văn học, muốn có những tài năng tương lai cho đất nước ngay từ buổi ban đầu ta cần đưa giáo dục khả năng cảm thụ văn học vào các trường mầm non, góp phần hình thành bước đầu nhân cách trẻ. Trường mầm non chúng tôi trong nhiều năm qua đã đạt được nhiều kết quả cao trong chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển được mọi mặt cho trẻ. Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề chưa được như mong muốn đó làm thế nào để nâng cao khả năng
  4. cảm thụ văn học cho trẻ 5 - 6 tuổi, khả năng cảm thụ văn học ở trẻ chưa cao và còn hạn chế trong môn văn học. Chính vì vậy việc tìm ra các biện pháp, giải pháp để nâng cao cảm thụ trong hoạt động văn học là vô cùng cần thiết. Trẻ đều đã được làm quen với một số tác phẩm văn học ở khối bé, khối nhỡ. Song không vì thế mà đa số trẻ đều cảm nhận được cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học. Do đó trong quá trình giảng dạy cũng như việc truyền thụ những kiến thức kỹ năng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi nhận thấy: Khả năng cảm thụ văn học của trường tôi nói chung và khối 5 tuổi nói riêng, vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả trên tiết học chỉ đạt 60-70%. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã trăn trở và đi đến lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 5 – 6 nâng cao khả năng cảm thụ văn học”. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ trong hoạt động văn học của trẻ 5 tuổi. Đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ trong hoạt động văn học của trẻ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc học mầm non. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2.1. Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 5 – 6 nâng cao khả năng cảm thụ văn học. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu Với mục đích để nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi mầm non với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ. Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp tôi cũng như các giáo viên khác rút ra những kinh nghiệm cho bản thân tìm hiểu nguyên nhân thành công và hạn chế để từ đó đề xuất các biện pháp để khắc phục những hạn chế, cải thiện chất
  5. lượng giờ dạy, phát huy thế mạnh sẵn có vận dụng vào thực tế để góp phần nhỏ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ những kiến thức lý luận về cảm thụ văn học và tìm hiểu thêm về thực trạng, nghiên cứu đưa ra các biện pháp hữu ích để nâng cao chất lượng 4. Giả thuyết khoa học Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đưa ra giả thuyết: Nếu như có đủ đồ dùng dạy học và áp dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo thì sẽ nâng cao việc cảm thụ văn học cho trẻ một cách tích cực. Nếu phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục trẻ làm quen với văn học thì chất lượng cảm thụ văn học cho trẻ sẽ đạt hiệu quả cao. Đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao của trẻ. Nếu giáo viên có khả năng cảm thụ văn học tốt hơn, biết lồng ghép tích hợp linh hoạt sáng tạo hơn, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học hơn thì sẽ góp phần vào việc nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu 5.2. Phương pháp tuyên truyền với các bậc phụ huynh 5.3. Phương pháp quan sát 5.4. Phương pháp thực nghiệm 5.5. Phương pháp đàm thoại 5.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 6. Những đóng góp mới của đề tài Với những phương pháp mà tôi đã áp dụng khá thành công, tôi mong muốn rằng những phương pháp này sẽ được bạn bè, đồng nghiệp tham khảo, vận dụng và áp dụng vào thực tế của mình góp phần vào việc nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ một cách tích cực hơn và đạt được hiệu quả hơn.
  6. Vận dụng một số biện pháp này sẽ phát huy năng lực cảm thụ văn học của trẻ giúp cho giáo viên đóng góp tính chủ động, sáng tạo trong giảng dạy Đề tài bước đầu góp phần thực hiện yêu cầu về đổi mới phương pháp giáo dục, một vấn đề mang tính chiến lược trước yêu cầu của cải cách giáo dục. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Trong sự nghiệp trồng người ở các cấp học, bậc học luôn tìm tòi đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học tốt hơn. Trong đó bậc học mầm non đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Đối tượng của giáo viên mầm non là trẻ nhỏ, hoàn toàn còn non trẻ, nhạy cảm với các tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc phát triển rất nhanh về mọi mặt, cả về thể chất lẫn tinh thần và trí tuệ. Đây cũng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Các mặt phát triển toàn diện của trẻ hòa quyện đan xen vào nhau, ảnh hưởng đến nhau không tách rời rõ nét. Cho nên cho trẻ bước đầu làm quen với các môn học người giáo viên mầm non mang trách nhiệm của người thiết kế, thi công đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người ở lứa tuổi mầm non. Làm quen văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là môn học không thể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì