Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Pa Tần

doc 22 trang sangkien 27/08/2022 8960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Pa Tần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_giao_duc_dao.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Pa Tần

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÌN HỒ TRƯỜNG THCS PA TẦN TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI    ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THCS PA TẦN NGƯỜI THỰC HIỆN: TRẦN KHẮC NGHĨA CHỨC VỤ : PHÓ HIỆU TRƯỞNG Pa Tần, Ngày 10 tháng 04 năm 2012 0
  2. MỞ ĐẦU 1- Lí do chọn đề tài : - Như chúng ta đã biết trong những năm qua đất nước ta đang từng bước vươn lên trong công cuộc đổi mới, Chúng ta đang tùng bước chuyển mình từ một nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Công cuộc đổi mới trong những năm qua đã và đang từng bước mang lại cho đất nước chúng ta nhiều thành tựu to lớn cả bề rộng cũng như chiều sâu, trên rất nhiều lĩnh vực như kinh tế- xã hội, văn hoắ giáo dục, an ninh quốc phòng - Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đã và đang đạt được chúng ta cũng không thể phủ nhận những mặt trái của cơ chế mới đang ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của chúng ta trong đó có sự nghiệp giáo dục. Một số bộ phận thanh thiếu niên, học sinh của chúng ta hiện nay đang chịu ảnh hưởng bởi những luồng văn hóa không lành mạnh dẫn đến sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy thông qua các phương tiện như phim ảnh, games làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh. - Do vậy sự nghiệp giáo dục của chúng ta cần tăng cường hơn nữa vấn đề giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện. - Trường THCS Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trong những năm qua nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, không chăm lo đến việc học hành của con cái. Trên địa bàn nhỏ hẹp nhưng đã có khá nhiều các hàng quán mọc lên với đủ loại các tro chơi như : Bia, games, chát để lôi kéo moi móc tiền bạc và đặc biệt của học sinh. Nhiều thanh niên bản đã ra trường hoặc bỏ học giữa chừng không có việc làm hay tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học tham gia hút thuốc, uống rượu, ma túy, trộm cắp, đánh nhau và nhiều tệ nạn khác làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức của trường có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh những nguyên nhân trên chúng ta cũng không thể không nói đến một số nguyên nhân khác dấn đến sự xuống cấp về đạo dức của học sinh như : - Chất lượng dân trí và điều kiện kinh tế của dân cư thấp, còn nhiều bất cập, khoảng cách giàu nghèo trong địa phương khá lớn. - Giáo dục đạo đức học sinh chưa được tiến hành thường xuyên, chưa được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các cấp uỷ Đảng chính quyền, các ngành hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân. 1
  3. - Nhà trường ở một số nơi còn buông lỏng giáo dục đạo đức học sinh trong từng cấp học. - Giáo viên lên lớp còn nặng dạy chữ, chưa chú trọng đến vấn đề dạy người, môn giáo dục công dân ở các trường được xem là “môn phụ’’, nặng lí luận thiếu sự đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục công dân trong cán bộ và giáo viên. - Các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh, như xúc phạm tới nhân cách nhà giáo không được các nhà trường, các cơ quan pháp luật xử lí nghiêm minh kịp thời. - Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lí do nói trên, tôi tiến hành làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm về : " Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường Trung học cơ sở" 2- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của vấn đề đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức, tôi muốn đề xuất một số biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường chúng tôi. 3- Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của người quản lí nhà trường trung học cơ sở 3.2 Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục cho học sinh trong nhà trường 4- Giả thuyết khoa học Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện . Hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường còn nhiều bất cập và hạn chế, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn, chắc chắn nó sẽ góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS. 5- Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định các cơ sở khoa học của quản lí giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS . 5.2. Khảo sát, đánh giá, phận tích thực trạng việc quản lí giáo dục đạo đức học sinh ở trường . 5.3. Đề xuất và lý giải biện pháp quản lí giáo dục đạo đức học sinh ở trường trong giai đoạn hiện nay . 6- Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu, sách báo. 6.2 Phương pháp điều tra: Ra câu hỏi, GV, HS trả lời. 2
  4. 6.3 Phương pháp quan sát: Cách giao tiếp, ứng xử. 6.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết quả xếp loại đạo đức hằng năm. 6.5 Phương pháp xử lí số liệu. 7. Phạm vi nghiên cứu - Đề tai được tiến hành nghiên cứu ở trường THCS Pa Tần - Người được nghiên cứu : Cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh và học sinh ở trường. 3
  5. NỘI DUNG NGHIÊM CỨU Chương 1: Cơ sở lí luận về đạo đức và giáo dục đạo đức 1.1 Khái niệm giáo dục đạo đức và chuẩn mực đạo đức theo các thời kì của xã hội 1.1.1 Khái niệm đạo đức: Đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người; đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. 1.1.2 Một số phạm trù của đạo đức cơ bản: Các phạm trù đạo đức cơ bản bao gồm phạm trù hạnh phúc, nghĩa vụ, lương tâm, thiện và ác. Các phạm trù cơ bản của đạo đức có những đặc điểm riêng biệt qui định nó về mặt nguồn gốc, quá trình hình thành, sự biến đổi không giống với những hiện tượng khác trong xã hội loài người. Nhờ lĩnh hội được các phạm trù cơ bản này mà con người nhận thức được một cách đầy đủ toàn diện bộ mặt đạo đức của xã hội và soi chiếu đánh giá cho từng cá nhân. 1.1.3 Các chức năng của đạo đức: - Chức năng định hướng giáo dục: Giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh. Cùng với quá trình giáo dục thì quá trình tự giáo dục nhờ vào hoạt động và giao lưu tích cực, học sinh mới hiểu được vai trò to lớn của lương tâm , nghĩa vụ, ý thức, danh dự và các phẩm chất đạo đức cần thiết của cá nhân mình đối với cộng đồng và tập thể. - Chức năng điều chỉnh hành vi: Bản chất của nó là sự điều chỉnh hành vi tức là quá trình đấu tranh chiến thắng của cái thiện với cái ác, của cái tốt với các xấu, của cái lương tâm và cái vô lương tâm - Chức năng kiểm tra đánh giá: chức năng này giúp chủ thể đạo đức phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác. Cái ác trong thực tiễn cuộc sống thường biến đổi và được định hướng chính xác, tin tưởng vào hành vi của mình. 1.2 Giáo dục đạo đức, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở 1.2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức: - Giáo dục đạo đức là một bộ phận của của quá trình giáo dục tổng thể, nhằm hình thành cho học sinh niểm tin, thói quen, hành vi, chuẩn mực về đạo đức. - Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới học sinh của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và xây dựng thể hiện được những thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội. 4
  6. 1.2.2 Mục đích giáo dục đạo đức: - Cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức. Học sinh phải hiểu và nhận thấy rằng cần làm cho các hành vi của mình phù hợp với những tư tưởng, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức của xã hội, phù hợp với lợi ích của xã hội, niềm tin đạo đức được hình thành vững chắc ở các em sẽ có vai trò định hướng cho tình cảm và hành vi đạo đức. - Khơi dậy ở học sinh những rung động, những cảm xúc đối với những hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong xã hội và tập thể. Thái độ thờ ơ, lãnh đạm là “sản phẩm” xấu không mong muốn của giáo dục tình cảm. Giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh trung học cơ sở là bồi dưỡng cho các em tình cảm đạo đức tích cực, bền vững và các phẩm chất, ý chí; Tình cảm tích cực được hình thành trên cơ sở đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành vi, ngược lại nó có tác dụng thúc đẩy tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực và thực hiện hành vi đạo đức. - Giáo dục cho học sinh hành vi thói quen đạo đức: là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những hành động đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững. 1.2.3 Nội dung giáo dục đạo đức: - Mối quan hệ giữa chủ nghĩa Marx – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - Quan hệ với Tổ Quốc và các dân tộc; - Quan hệ với lao động; - Quan hệ với người khác; - Quan hệ với bản thân. 1.2.4 Phương pháp giáo dục đạo đức - Giáo dục đạo đức thông qua các môn học - Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động đoàn thể, như hoạt động Đoàn Đội ở trường và kết hợp với hoạt động Đoàn Đội ở địa phương. 1.3 Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục, quản lý trường học 1.3.1 Quản lý: Quản lí là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền, biểu hiện cụ thể qua việc lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó, điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp các hoạt động của các bộ phận. 5