Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém có hiệu quả

doc 12 trang sangkien 29/08/2022 5820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phu_dao_hoc_sinh_yeu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém có hiệu quả

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả Lời tựa Dân ta có câu “Vạn sự khởi đầu nan” tức là muốn làm được một việc gì đó thành công tốt đẹp thì đòi hỏi những bước đi ban đầu phải thành công vững chắc vì kết thúc tốt đẹp, hay những người thợ đan tre, muốn có một tấm đan chắc, đẹp thì đòi hỏi phải sáng tạo trước đó những nan đẹp, chắc. Hoặc muốn xây dựng một ngôi nhà vững chãi thì đòi hỏi bước đầu phải tạo được nền móng kiên cố vững vàng. Ngay từ các lớp đầu cấp các em phải thành thạo các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, tính toán, có như thế khi lên lớp trên học mới tốt được. Muốn học giỏi các em phải có được trang bị vốn kiến thức tối thiểu ở từng lớp học đạt được. Đó chính là vấn đề quan trọng mà tất cả giáo viên chúng ta ai cũng băn khoăn và trăn trở. Từ đó ta thấy vấn đề phụ đạo học sinh yếu, kém cho các em có vai trò rất quan trọng trong ở từng cấp học. Đặc biệt là đối tượng học sinh tiểu học. Qua nhiều năm giảng dạy rút kinh nghiệm từ bản thân, đồng nghiệp. Qua quá trình học tập đánh giá kết quả cuối năm, xét thấy số lượng học sinh yếu kém cũng còn không ít. Bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp nên cũng không ít những khó khăn và trăn trở đó. Thiết nghĩ là người trong cuộc sống chúng ta cần phải làm một việc gì đó cho dù rất nhỏ để mong góp một chút công sức của mình cùng đồng nghiệp khắc phục một ít khó khăn để nâng cao chất lượng giáo dục ở tỉnh nhà ngày càng phát triển hơn . Vĩnh Lộc A, ngày 10 tháng 11 năm 2011 Người thực hiện Lê Thị Quán Người thực hiện: Lê Thị Quán Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM CÓ HIỆU QUẢ I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN: Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, từ đó phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó, người giáo viên không ngừng tìm tòi, khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ động, sáng tạo. Trong những năm qua, một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học sinh trong các lớp càng tăng. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh khai thác tối đa bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ so với những học sinh khác. Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập. Đó chính là điều mà bản thân muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu. Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu. Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên. Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức. Với những lí do trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc giúp đỡ học sinh yếu kém. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình. Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn mở chuyên đề: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả” để tiếp tục áp dụng vào thực tế lớp 4A nói riêng và học sinh khối lớp 3-4-5 trường Tiểu học Ba Đình nói chung. Người thực hiện: Lê Thị Quán Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Ưu điểm Đối với học sinh lớp 4 ý thức, động cơ học tập của các em tương đối cao. Học sinh lớp 4 có thể tiếp nhận sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía. Trong đó, bạn học với vai trò “ Đôi bạn cùng tiến” đã giúp các em học sinh yếu giảm bớt phần nào khó khăn trong học tập. Đội ngũ giáo viên trong khối nhiệt tình, thân thiện luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu. Sự quan tâm, phối hợp của Ban Giám Hiệu và Đoàn thể nhà trường. Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học theo hướng khoán nội dung chương trình cho phép giáo viên chủ động thời lượng trong từng phân môn, từng bài học. Vì vậy, việc giúp đỡ các em trên lớp dễ dàng hơn, chủ động hơn. 2. Hạn chế Như đã nêu, đối tượng học sinh yếu có những khác biệt. Và hơn thế nữa, trong từng cá nhân của đối tượng này cũng là sự khác biệt về phong cách nhận thức.Vì vậy, mỗi dạng đối tượng cần có sự tác động khác nhau. Theo qui định về đánh giá xếp loại học sinh hiện nay, một môn học xếp loại yếu khi điểm học lực môn dưới 5. Nhưng trong thực tế, những học sinh yếu môn Toán, Tiếng Việt thì những môn học khác cũng bị ảnh hưởng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực kiên trì của thầy và trò rất cao. Đối tượng học sinh yếu thường là những em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, cha mẹ ly hôn, cuộc sống không ổn định hoặc là gia đình người dân tộc khơ-me, ít quan tâm đến việc học tiếng Việt. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục: - Đội ngũ giáo viên - Cơ sở vật chất - Chất lượng đầu vào Trường chúng tôi là một trường thuộc vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Dù vậy, trong những năm qua với sự nổ lực của tập thể thầy, trò của trường trải qua các giai đoạn giúp đỡ học sinh yếu kém có hiệu quả. Vì vậy trong năm học 2010-2011 đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, song bên cạnh đó làm thế nào cũng còn tình trạng học sinh yếu. Với tinh thần học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và lòng đầy nhiệt huyết của bản thân cũng như tập thể giáo viên của trường sẽ cố gắng quyết tâm tiến tới trường đạt chuẩn Quốc gia ở mức độ II trong những năm sắp tới. Thực tế, trong lớp 4A mà bản thân chủ nhiệm, còn nhiều em cách xa trường khoảng 8km, có những em ở bên sông (tỉnh Kiên Giang) khó khăn trong việc qua đò. Trong Kinh 1, Kinh 2 đường giao thông chưa hoàn thành nên cũng gặp khó khăn cho các em. Bên cạnh đó có gia đình lao động nghèo, vì cuộc sống mưu sinh, vì mãi lo cho kinh tế gia đình, một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình. Điều này phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Người thực hiện: Lê Thị Quán Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả III. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm tình hình: - Trường tiểu học của chúng tôi nằm cách xa trung tâm huyện khoảng 25 km là trường thuộc diện vùng khó khăn, có một điểm trung tâm và 3 điểm lẻ cách trung tâm tương đối xa, đường giao thông hiện nay tu sửa và mở rộng nên cũng khá vất vả cho các em đến trường tỉ lệ chuyên cần chưa cao. - Việc khó khăn đi lại, nay còn phải qua đò lại càng khó khăn hơn nhất là trong những ngày mưa gió, đó cũng là một phần dẫn đến nguyên nhân học sinh học yếu. * Nguyên nhân học sinh yếu là: 2. Về phía học sinh: Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì nguyên nhân học sinh yếu có thể là do: - Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh yếu là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “ học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. - Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh. 3. Về phía giáo viên: Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên. Thầy hay thì mới có trò giỏi. Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở đây không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào là phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. Qua quá trình công tác bản thân nhận thấy, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu mà bản thân nhận thấy trong quá trình công tác. Qua việc phân tích những nguyên nhân đó, bản thân đưa ra một số biện pháp để giáo dục, phụ đạo học sinh yếu. Trong phạm vi của bài viết, bản thân chỉ đề cập đến biện pháp giúp đỡ học sinh yếu ở hai môn công cụ: Toán và Tiếng Việt. IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Những biện pháp chung: 1.1 Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện: Người thực hiện: Lê Thị Quán Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Giáo viên luôn tạo bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không trách mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình. Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Hoặc có thể dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các em như: “Biết giúp đỡ người khác”, “ Thái độ nhiệt tình và tích cực” 1.2 Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy phong cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông qua đặc trưng này. Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp. Ví dụ khi học bài: Giải toán về Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (Toán–lớp 4 ), đối với các em học sinh yếu thì các em chỉ cần nắm mục tiêu thứ nhất: “Biết cách tìm số lớn và số bé” là đạt yêu cầu rồi. Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong tập thể. Yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các em này có thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo từ 1 đến 2 buổi trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề. 1.3 Giáo dục ý thức học tập cho học sinh: Giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất Người thực hiện: Lê Thị Quán Trang 5