Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp dạy học nhóm VNEN có hiệu quả

doc 9 trang sangkien 01/09/2022 4760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp dạy học nhóm VNEN có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_day_hoc_nhom_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp dạy học nhóm VNEN có hiệu quả

  1. Lâm Sơn Hải Trường Tiểu học Phú Lâm Sáng kiến cải tiến Bí quyết dạy học theo nhóm lớp học VNEN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc , ngày 1 tháng 11 năm 2015 BÁO CÁO Sáng kiến năm học 2015 - 2016 I. TÊN SÁNG KIẾN: “Một số phương pháp giúp dạy học nhóm VNEN có hiệu quả.” II. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lý luận Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới và lần đổi mới này, tôi nghĩ là bước tiến quan trọng trong cải cách giáo dục. Trong dạy học việc truyền thụ được kiến thức giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo, thì người giáo viên cũng phải tìm tòi những hình thức, phương pháp dạy học mới nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao hơn. Phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, sau gần 3 năm thí điểm thực hiện mô hình này thì nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn không biết mô hình này có phù hợp với con em mình? Các em có tiếp thu được kiến thức đầy đủ và hiệu quả hơn cách dạy và học truyền thống hay không? Là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Việc dạy học theo nhóm được tổ chức dạy học như thế nào? Để hoạt động phát huy được tối ưu vai trò của nó trong dạy học, giáo viên và học sinh cần có những kĩ năng gì? Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số phương pháp giúp dạy học nhóm VNEN có hiệu quả.” để ghi chép lại những
  2. kinh nghiệm của bản thân cũng như những kinh nghiệm đã học tập được ở đồng nghiệp trong quá trình áp dụng mô hình trường học mới vào giảng dạy. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Đặc điểm tình hình Năm học 2015 - 2016 lớp 2A3 có 39 học sinh. Trong đó: - Nam: 22 - Nữ: 17 - Dân tộc: 25 - Phụ huynh học sinh chủ yếu là lao động tự do (80%) 2.2. Thuận lợi - Nhà trường đã chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học, tự bồi dưỡng, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, trường. - Nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền mô hình trường học mới VNEN nên phần đa phụ huynh đều có cái nhìn khá tích cực về mô hình này. - Đa số học sinh được trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Tài liệu dạy học được thiết kế, biên soạn theo tiêu chí 3 trong 1 tức là Sách giáo khoa, Sách giáo viên và Vở bài tập cùng 1 quyển, rất phù hợp để học sinh có thể tự học, tự tìm hiểu và tiếp cận kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Đa số học sinh đã đọc thông, viết thạo nên có thể tự đọc, tự học theo sách hướng dẫn. 2.3. Khó khăn - Học sinh lớp 2 vẫn còn nhỏ, việc tự học tự nghiên cứu sách giáo khoa chưa thật sự hiệu quả. - Một số em đọc chưa chuẩn, dẫn đến việc đọc hiểu yêu cầu chưa tốt, bước đầu khó nắm bắt yêu cầu. Nhiều học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin, không tập chung, còn có thái độ ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn trong nhóm làm ảnh hưởng tới tốc độ làm việc của nhóm. - Cơ sở vật chất lớp học, không gian lớp học chưa đạt chuẩn cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới lớp học theo VNEN. - Một số ít phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em, còn để con em mình thiếu đồ dùng học tập, chưa chú ý nhắc nhở các em việc tự học. - Việc lựa chọn đội ngũ nhóm trưởng gặp nhiều khó khăn do khả năng của học sinh trong lớp còn nhiều hạn chế, việc quản lý nhóm chưa thực sự khoa học. - Giáo viên mới tham gia giảng dạy theo mô hình VNEN năm thứ hai nên về phương pháp còn chưa thấm nhuần, kinh nghiệm chưa nhiều.
  3. Vào đầu năm học 2015 – 2016, để có cơ sở cho việc tổ chức dạy học theo mô hình này một cách có hiệu quả, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả 2 mặt giáo dục của 39 học sinh lớp 2A3, kết quả thu được như sau: TSHS Toán Tiếng Việt Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 39 SL % SL % SL % SL % SL % SL % 15 38,5 17 43,6 7 17,9 12 30,7 21 53.8 7 17,9 Kết quả trên cho thấy, số học sinh ở mức hoàn thành tốt và hoàn thành chiếm khoảng trên 80%, số học sinh ở mức chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ khoảng 20%. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN Dạy học theo nhóm là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta. Các phòng học dạy theo mô hình VNEN được bố trí giống như phòng học bộ môn, thư viện linh động với đồ dùng dạy và học sẵn có để HS tham khảo; góc đồ dùng học tập, góc cộng đồng, góc trưng bày sản phẩm Mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh. Chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự học. Lớp học do học sinh tự quản và được tổ chức theo các hình thức, như: làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em. học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được học sinh của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp. Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Các thành viên trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung, điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm. Học sinh thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Học sinh có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học sinh. Để có thể đạt được mục tiêu này, tôi đã thực hiện 1 số giải pháp sau: 1. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nhóm Hoạt động nhóm giúp học sinh tích cực tham gia ý kiến và có cơ hội trao đổi với các bạn khác để cùng học, khám phá và phát triển tư duy.
  4. Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đồng thời cũng cần phải làm rõ vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm cũng như vai trò của giáo viên trong hoạt động này. Cơ cấu của nhóm gồm: - Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo viên chỉ định. - Một nhóm phó để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt. - Một thư kí để ghi chép nội dung, ý kiến, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối. Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. - Các thành viên còn lại trong nhóm có trách nhiệm cùng trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao. Lưu ý nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần thay đổi thường xuyên tạo nên sự tự tin trong khi làm việc nhóm. Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm. - Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên cần phải đến hoặc đi xung quanh các nhóm để quan sát các hoạt động của nhóm, nếu có vấn đề gì thì kịp thời giải quyết, định hướng, thay đổi logo hoạt động để việc học đem lại hiệu quả. - Nên thực hành với một số nhóm học sinh cụ thể. - Đặt câu hỏi gợi mở và trợ giúp cho nhóm (nếu cần). - Khen ngợi và động viên học sinh kịp thời khi các em có kết quả làm việc tốt. 2. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhóm trưởng Tiết dạy theo mô hình này có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ là người xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, hướng dẫn, điều hành các hoạt động do giáo viên yêu cầu nhằm đảm bảo không có bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không có học sinh nào ngồi chơi. Nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để huy động được sự tham gia của các thành viên, tạo ra được sự tương tác giữa các bạn. Hướng dẫn các bạn biết tìm kiếm sự hỗ trợ và cách giải quyết 1 số khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động. Biết sử dụng thời gian hợp lý, hiệu quả. Biết sử dụng và bảo quản tài liệu, đồ dùng học tập. Biết giơ thẻ đỏ khi đã hoàn thành công việc và giơ thẻ cứu trợ khi gặp vướng mắc. Trong quá trình dạy học, tôi đã áp dụng 1 số cách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhóm trưởng như sau: - Sau khi lựa chọn 1 số học sinh giỏi, nhanh nhẹn, có khả năng điều khiển làm nhóm trưởng. Vào cuối các tiết học buổi chiều, tôi mời các em ngồi lại, tổ chức thành 2