Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học

doc 54 trang sangkien 01/09/2022 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tu_vung_tieng_anh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học

  1. A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài Trong quá trình học ngoại ngữ, từ vựng có thể xem là phần quan trọng nhất vì nó là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, việc dạy từ vựng lại không đơn giản chút nào, nhất là dạy cho trẻ đang ở ngưỡng bắt đầu học ngoại ngữ. Dạy tiếng Anh nói chung và dạy từ vựng nói riêng cho trẻ đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ có khả năng ngôn ngữ mà còn là cách làm thế nào để khiến học sinh tham gia vào bài học. Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động trong giờ học. Đó là lí do tại sao giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy từ một cách linh hoạt và uyển chuyển để duy trì khả năng tập trung vốn kém ở học sinh tiểu học. Làm thế nào có thể tạo ra cho trẻ một không khí học tập vui vẻ và thư giãn mà hiệu quả là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở. II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 1. Mục đích Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng các kỹ thuật và phương pháp dạy từ vựng cho học sinh tiểu học. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả của việc vận dụng từ vựng trong các tình huống giao tiếp. Việc vận dụng đúng đắn và khoa học các kỹ thuật dạy từ trong giờ học Tiếng Anh ở Tiểu học nhằm: - Tạo sự hứng thú say mê học tập của học sinh . - Khơi dậy niềm khao khát tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá, thử nghiệm của học sinh. - Giúp HS chủ động thực hiện các hoạt động học tập. - Giúp HS tập trung chú ý. - Tạo điều kiện cho học sinh vừa học, vừa chơi . - Giúp các em tái hiện, hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng nhất . 2. Phương pháp nghiên cứu : 1
  2. Giáo viên cần áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp điều tra - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết dạy ngôn ngữ - Nghiên cứu các phương pháp dạy từ qua tài liệu, mạng, trên truyền hình. III. Giới hạn đề tài : - Giới thiệu các phương pháp và kỹ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học. - Đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy từ. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 3, 4, 5 của các lớp Tiếng Anh tự chọn và Tiếng Anh thí điểm. IV. Các giả thuyết nghiên cứu : - Nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật dạy từ vựng nhằm cung cấp cho học sinh một vốn từ vựng phong phú và biết vận dụng từ ngữ đã học trong giao tiếp. Bên cạnh đó, giáo viên cần tạo thứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính chủ động, tích cực học tập, lôi cuốn học sinh yêu thích môn học. V. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lý luận : Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng 2
  3. lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ) hoặc trong tình huống giao tiếp. Nếu không có một vốn từ vựng cần thiết thì người học không thể sử dụng các cấu trúc câu và các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp. Tuy nhiên, các quan điểm dạy và học từ vựng trong tiếng Anh không ngừng biến đổi dẫn đến các phương pháp dạy và học từ vựng cũng đã có nhiều đổi thay. Do đó, việc lựa chọn phương pháp dạy hoc như thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên cho học sinh là điều mà tất cả giáo viên dạy Tiếng Anh quan tâm. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay trong nhà trường tiểu học việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong chương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và đặc điểm tâm lí của học sinh. Do học sinh tiểu học đang hình thành và phát triển năng lực nhận thức trên cơ sở tư duy cụ thể nên việc dạy từ vựng cần bắt nguồn từ hệ thống chủ điểm, chủ đề thú vị, gần gũi với trải nghiệm của các em để quá trình học tập diễn ra tự nhiên. Ở độ tuổi này học sinh vận dụng từ vựng tốt nhất khi được tham gia tích cực vào các hoạt động giao tiếp thông qua các tình huống cụ thể, các chủ đề quen thuộc. Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng, linh hoạt, mềm dẻo các phương pháp và kỹ thuật dạy từ nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện dạy học khác nhau ở các địa phương. Hơn nữa việc cung cấp vốn từ cho học sinh phải đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học, tính tích hợp giữa các chủ đề, chủ điểm. Làm thế nào để cung cấp cho học sinh vốn từ vựng phong phú và qua đó giúp các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp? đó là câu hỏi lớn cần được giải đáp để nâng cao chất lượng học từ của vựng của học sinh Tiểu học. VI. Kế hoạch thực hiện : 3
  4. 1. Xác định trình độ tiếng Anh của học sinh. Cần thực tế về những việc giáo viên trông đợi các em làm. 2. Suy nghĩ cách thức thiết kế nội dung bài học để học sinh có thể hiểu và sử dụng một cách đầy đủ, trọn vẹn từ vựng đã được dạy bằng cách: - Liên kết nội dung bài học với hiểu biết sẵn có của học sinh như thế nào? - Xây dựng thông tin nền như thế nào? Chiếu một đoạn video hoặc một bài hát, hay đọc to một cuốn sách về chủ đề có liên quan. - Xác định ngôn ngữ và khái niệm nào cần được dạy trước. - Phát triển từ vựng thuộc phạm vi bài học như thế nào? - Cần những dụng cụ hình ảnh trợ giúp nào? 3. Cân nhắc xem có thể dạy như thế nào đối với những học sinh học theo phương thức bằng miệng, bằng hình ảnh, bằng âm thanh hay bằng vận động. 4. Chuẩn bị các phương tiện trợ giúp giảng dạy như bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh và thẻ ghi chú trước khi bắt đầu giờ dạy. 5. Bổ sung ngân hàng từ vựng vào các hoạt động của học sinh. 6. Điều chỉnh bài khóa để giải thích lại các khái niệm bằng ngôn ngữ tiếng Anh dễ hiểu hơn. Lược bỏ những chi tiết không cần thiết. 7. Lựa chọn trò chơi phù hợp với từng bài học cụ thể để củng cố và kiểm tra việc nắm bắt và vận dụng từ đã học của học sinh. 8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đầu tư nghiên cứu các phần mềm phục vụ cho việc dạy từ, tích cực thiết kế trò chơi trên máy vi tính nhằm làm tăng vốn từ cho học sinh, chọn lọc và xây dựng kho tư liệu trò chơi có chất lượng để tích lũy thành hệ thống phục vụ thường xuyên, lâu dài và thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy từ vựng. B. Phần nội dung I. Thực trạng của việc học Tiếng Anh tại trường Tiểu học Trong đề án ngoại ngữ 2008-2020 của Bộ Giáo Dục, mục tiêu cụ thể của chương trình Tiếng Anh tiểu học là sau khi kết thúc cấp học, học sinh có thể: - Có vốn từ vựng khoảng 500-700 từ gồm cả khẩu ngữ và bút ngữ. 4
  5. - Học sinh có thể vận dụng vốn từ vựng đã học trong các tình huống giao tiếp đơn giản thông qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó chủ yếu hai kĩ năng nghe, nói. - Có kiến thức tối thiểu về ngôn ngữ tiếng Anh, và thông qua Tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, văn hóa và con người của các nước nói Tiếng Anh. - Có thái độ tích cực đối với việc học Tiếng Anh. - Hình thành các cách học tiếng Anh một cách có hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học ngoại ngữ khác trong tương lai. Để đạt được mục tiêu trên thật không hề đơn giản bởi nhiều lẽ: - Ở nước ta hiện nay, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò còn có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn, trình dộ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập chung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho thích hợp. - Ngoài ra, còn những yếu tố khác làm ảnh hưởng đến quá trình làm giàu vốn từ của học sinh Tiểu học như: + Cảm giác không thoải mái, căng thẳng hay phân tán tư tưởng, bối rối vì những khái niệm trừu tượng khó hiểu về nguyên tắc ngữ pháp cũng như cách áp dụng chúng. + Những hoạt động đòi hỏi chúng phải tập trung chú ý trong một thời gian dài. + Sự nhàm chán. + Việc giáo viên chữa lỗi quá nhiều. Hơn nữa: 5
  6. - Do đa số học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin, ngại phát âm, thực hành giao tiếp. Thêm vào đó, cấu tạo âm tiết của ngoại ngữ có nhiều khác biệt, do đó khả năng ghi nhớ từ, cấu trúc câu của các em còn hạn chế. - Học sinh tiểu học rất hiếu động , dễ mất tập trung nên việc dạy ngôn ngữ mới cho các em gặp không ít khó khăn. - Thiếu nhiều nguồn tài liệu cần thiết để giúp các em hiểu thêm văn hóa của các nước nói Tiếng Anh. - Thiếu môi trường thực tế để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động giao tiếp có ý nghĩa bằng Tiếng Anh. - Thiếu nguồn kinh phí để làm thêm đồ dùng học tập. - Nhiều phụ huynh đặc biệt phụ huynh ở vùng nông thôn chưa thấy được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nên chưa quan tâm đến môn học này. Mặc dù rất khó khăn song chúng ta phải nhận thấy rằng việc học Tiếng Anh ở thời điểm này là sự khởi đầu cho việc xây dựng nền móng tri thức cơ bản cho học sinh, Là điều kiện cần thiết để các em tiến bước đến các bậc học cao hơn. Do vậy việc dạy và học Tiếng Anh ở tiểu học là vấn đề rất đáng quan tâm. Để giải quyết vấn đề đó, giáo viên cần tạo ra những hình thức dạy học phong phú, đa dạng. Trong đó việc vận dụng tốt các kỹ thuật và phương pháp dạy từ là một trong những hình thức thu hút được nhiều học sinh tham gia học tập và mang lại hiệu quả cao trong việc làm tăng vốn từ cho các em. II. Biện pháp thực hiện Để học sinh có hứng thú học tập, chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức thì trong dạy học giáo viên luôn cố gắng đảm bảo quy tắc 4 L (Learn – Live – Love – Laugh). (Học- sống - yêu- cười). Thật vậy khi dạy cho học sinh tiểu học chúng ta cần đảm bảo nguyên tắc : Học mà chơi- chơi mà học. Để tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, GV cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò, xóa bớt mặc cảm tâm lí “sợ cô”, cô và trò cùng học cùng vui chơi như những người bạn. Không nhồi nhét hay biến học sinh thành người thụ động mà trái lại phát huy tính tích cực trong mỗi cá nhân. Để là được điều đó ngành giáo dục phải tạo ra một môi trường thuận lợi cũng như cung cấp những nguồn 6