Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi

doc 28 trang sangkien 05/09/2022 6020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi

  1. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON KIM THƯ Độclập - Tựdo - Hạnhphúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nămhọc 2015 - 2016 SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên: Nguyễn Thị Thủy - Ngày, tháng, năm sinh: 28/11/1979 - Năm vào nghành: 2002 - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thư - Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm - Hệ đào tạo: Tại chức - Khenthưởng: Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền 2004 đến 2009. 2
  2. Mục Lục Nội dung Trang Sơ yếu lý lịch 2 Mục lục 3 Phần I: Đặt vấn đề 4 1.Tên đề tài. 4 2.Lý do chọn đề tài 4 3.Mục đích nghiên cứu 5 4. Đối tượng nghiên cứu 5 5. Phạm vi và thời gian thực hiện 5 Phần II. Giải quyết vấn đề 5 1.Cơ sở lý luận 5 2.Thực trạng của vấn đề 6 *Thuận lợi và khó khăn 6 *Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 6 3.Những biện pháp thực hiện. 7 3.1. Biện pháp 1: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng 7 nghiệp. 3.2. Biện pháp 2: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 10 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho 13 trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày 3.4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động 18 khác trong ngày. 3.5. Biện pháp 5. Dạy kỹ năng đơn giản cho trẻ tự kỷ 21 3.6. Biện pháp 6. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 22 đưa vào các chủ đề. 3.7. Biện pháp 7:Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh 24 trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 4. Kết quả đạt được 25 Phần III. Kết luận và khuyến nghị 27 1.Kết luận 27 2. Khuyến nghị 27 3
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tên đề tài: “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi.” 2.Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ không có vốn kỹ năng sống. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ biết quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực : Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòa nhập với thế giới xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi thì trẻ cần có những sự tác động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ. Chăm sóc và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, là nền tảng giúp cho quá trình học tập lâu dài của trẻ sau này. Là Tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi nhận thức đặc biệt rằng ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau mà quyết định phải xuất phát từ trẻ, vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống, nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ sát, các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng. Trẻ phải được thảo luận theo nhóm, theo cặp, phải được động não, sắm vai, tranh luận và phân tích tình huống, trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khả năng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Song tôi thấy thực tế tại trường tôi thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa được chú trọng nên trẻ lớp tôi hoàn toàn chưa có những kỹ năng cơ bản ấy. Là một tổ trưởng chuyên môn, là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất? và dạy dưới hình thức nào? 4
  4. Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, được áp dụng trong nhà trường. Với trái tim người mẹ thứ hai trong năm học 2015- 2016 đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Kim Thư”. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích tôi nghiên cứu “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động , sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ” nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, hoạt động ăn , ngủ của trẻ nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục nói chung. 4. Đối tượng nghiên cứu. 27 trẻ lớp 5TA1 trường mầm non Kim Thư. 5. Phạm vi thời gian thực hiện. - Đề tài được thực hiện trong năm học 2015 – 2016 từ tháng 8/ 2015 đến tháng 5/ 2016. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Kỹ năng sống chính là chiếc chiều khóa vàng cho sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người. Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cá nhân, nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao. Để hình thành và có được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày trước tiên giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên phải có kiến thức để tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp. Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổi ý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh 5
  5. nghiệm, trải nghiệm những vai trò khác nhau Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được tham gia và cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm chơi và trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. 2. Thực trạng của vấn đề a. Thuận lợi. - Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo Thanh Oai cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà Trường đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng và nâng cao, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. - Trẻ đi học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. - Bản thân là một giáo viên Mầm non tôi nắm vững chuyên môn, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề ham học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên ở lớp phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp dạy trẻ. Có 4 giáo viên / nhóm lớp có 2/4 giáo viên đạt trên chuẩn. - Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày. b. Khó khăn - Năm học 2015 -2016, tôi được phân công là TTCM và phụ trách lớp 5 tuổi A1 Trường mầm non Kim Thư với tổng số là 27 cháu, trong đó có 15 cháu nam nhưng 1 cháu bị tự kỉ và 12 cháu nữ - Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. - Trong lớp có một số trẻ chưa qua lớp 3,4 tuổi, 1 cháu bị tự kỷ hay khóc tự do không tự phục vụ được bản thân nên chưa có nề nếp. các cháu còn bỡ ngỡ và nhút nhát, khả năng tiếp thu bài chậm. - Không gian lớp còn chật hẹp chưa đảm bảo cho các hoạt động. - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử - Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. Qua điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp tôi, tôi nhận thấy kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau: 6
  6. + Về phía trẻ. Đạt Chưa đạt Mức độ nội dung khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Lượng % Lượng % 1.Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi 10 37% 17 63% 2.Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 8 29,6% 19 70,4% 3.Kỹ năng hợp tác, hoạt động cùng 10 37% 17 63% nhóm 4.Trẻ mạnh dạn tự tin 5 18,5% 22 81,5% 5.Kỹ năng nhận thức 5 18,5 22 81,5% 6.Kỹ năng vận động 10 37% 17 63% 7.Kỹ năng thích nghi 8 29,6% 19 70,4% 8. Kỹ năng vệ sinh 9 33% 18 66,7% + Về phía giáo viên. - Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Không mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ . - Chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. + Về phía phụ huynh. - Đa số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Phụ huynh còn nuông chiều trẻ thường làm thay cho trẻ những công việc mà trẻ yêu cầu. - Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực. Từ những tình hình và số liệu trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện kỹ năng sống của trẻ là rất thấp. Vì vậy mà tôi đã mạnh dạn tìm cách trang bị, các kiến thức về kỹ năng sống và bền bỉ tận tâm rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản nhất cho trẻ lớp tôi thông qua đề tài “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi” . Sau khi đã chọn đề tài tôi tổng hợp lại từng tiêu chí, cháu nào chưa đạt thì lập một danh sách riêng và có kế hoạch rèn trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, giờ đón trả trẻ 3. Những biện pháp thực hiện. 3.1. Biện pháp 1: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp. Để có thể thực hiện tốt “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi” trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương 7