Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học

doc 16 trang sangkien 31/08/2022 6320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TIỂU HỌC A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện. Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước, Tổ quốc. Đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa không chỉ là thành phần quan trọng về cơ bản của giáo dục mà là mục đích của toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong giáo dục không những có kiến thức mà phải có đạo đức. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cái căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Khi nói đến nhân cách của việc học trong chế độ mới chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ phải học; học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”. Học để có đạo đức, để hành động có đạo đức, để yêu đạo đức. Đó là một tư tưởng lớn của thời đại, một định hướng đúng đắn và quan trọng của nền giáo dục hiện đại. Ngày nay, với những thành tựu vĩ đại của cách mạng khoa học và kỹ thuật, con người nắm trong tay những tư tưởng và khoa học hết sức hùng hậu, có giá trị và sức sang tạo cực kỳ lớn lao đồng thời cũng có sức tàn phá và hủy diệt thật kinh khủng. Bước tiến phi thường đó của xã hội loài người đòi hỏi mỗi con người, mỗi dân tộc nhất thiết phải có tâm hồn và đạo đức trong sáng của lòng nhân ái. Công cuộc đổi mới xã hội hiện nay ở nước ta cũng nhằm tiếp tục nhân đạo hóa các quan hệ giữa người và người, giữa người và môi trường sống, làm cho những nguyên tắc của nền đạo đức mới được khẳng định trong các chính sách và chủ trương, trong các hoạt động và quan hệ xá hội. Đồng thời chính sự nghiệp đổi mới cũng đòi hỏi xuất hiện những con người có phẩm chất đạo đức đầy đủ để đưa sự nghiệp đó tiến lên đúng hướng và thu được nhiều kết quả. Thái độ đặc biệt coi trọng nhân cách đã được Hồ Chủ Tịch dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài Trang 1
  2. làm việc gì cũng khó”. Đức là nền tảng tạo đà cho tài phát triển, tài làm cho đức phát triển toàn diện vững chắc làm gia tăng các giá trị xã hội cho mỗi người. Người Việt Nam từ xưa đã có biết bao truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tôn sư trọng đạo được người Việt Nam tôn vinh, người thầy được kính trọng và đề cao. Song, do sự du nhập của nhiều nguồn văn hóa không lành mạnh và do cơ chế thị trường kinh tế chạy theo lợi nhuận thì việc giáo dục đạo đức có ít nhiều ảnh hưởng. Trước đây trong các trường học, hiện tượng vô lễ với giáo viên, nói tục chửi bậy là rất hiếm, ý thức kỷ luật của học sinh rất tốt, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là rất cao. Trong gia đình con cháu yêu thương ông bà, cha mẹ: “Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Song cũng thật đáng buồn là hiện nay chất lượng đạo đức đang bị suy giảm xuống trông thấy, trong các nhà trường hiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống, hiện tượng lười học, chán học tăng vọt, truyền thống tôn sư trọng đạo bị chà đạp. Ngoài xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan khắp mọi nơi. Có những gia đình cha mẹ mải chạy theo cơn lốc xoáy của kinh tế thị trường, bị cuốn theo tiền tài danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái và chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho chúng trở thành những đứa con bất hiếu,đạo đức bị giảm sút. Trước thực trạng đó đạo đức càng trở nên cần thiết và quan trọng. Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào giáo dục “trí dục” mà xem nhẹ giáo dục “đức dục” thì xã hội sẽ ra sao. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Chính vì vậy, mọi nhà trường tiến bộ, nhân đạo, dân chủ, hướng về tương lai nhất thiết phải coi trọng và ngày càng làm tốt hơn việc bồi dưỡng đạo đức mới cho thế hệ trẻ đang lớn lên và tiến hành ngay từ bậc Tiểu học. II.Giới hạn đề tài: 1. Mục đích nghiên cứu: Việc giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không chỉ ở một quốc gia nào. “Trong tương lai tri thức là quyền lực, giáo dục đạo đức là chìa khóa cuối cùng mở cánh cửa vào tương lai”. Đảng và nhà nước ta cũng xác định được rằng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để giáo dục đạo đức cho các em nhiệm vụ đó trước hết của các thầy cô giáo. Trên cơ sở điều tra chất lượng giáo dục đạo đức đạo đức của trường Tiểu học Kim Đồng, từ đó rút ra một số kết luận về tâm lý lứa tuổi điển hình, đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh của trường tiểu học Kim Đồng. Việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng đạo đức học sinh nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình đạo đức của lớp mình, trường mình, nhìn Trang 2
  3. nhận được thái độ, ý thức của học sinh, hiểu được yếu tố và nguyên nhân nào đã tác động đến đạo đức của các em. Từ đó tìm cho mình phương pháp giảng dạy thông qua các môn học và các hoạt động tập thể có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh nhàm nâng cao chất phẩm chất đạo đức cho các em học sinh, cũng từ đó rút ra cho bản thân những bài học quý báu trong việc hình thành nhân cách học sinh Tiểu học. 2. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về quy mô: Là vấn đề giáo dục đạo đức thông qua các môn học và các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp. + Phạm vi về không gian: Tại trường Tiểu học Kim Đồng. + Phạm vi về thời gian: Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu lí luận của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. + Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Kim Đồng. - Tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Kim Đồng. - Đề xuất mới: Trang bị cho học sinh Tiểu học những kiến thức về các chuẩn mực hành vi đạo đức và các khái niệm đạo đức thông qua môn Đạo đức, các môn học khác để giúp các em đánh giá các hoạt động của bản thân về đạo đức. - Trên cơ sở những hiểu biết đó, từng bước bồi dưỡng cho học sinh Tiểu học ý thức, thái độ, hành vi trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, ông bà, cha mẹ. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. - Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh để thu thập thông tin nghiên cứu. - Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho học sinh. - Phương pháp quan sát: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên. Quan sát cử chỉ, thái độ, hành động, sự biểu hiện phẩm chất đạo đức qua hành vi của học sinh trong học tập, giao tiếp thông qua các tiết học trên lớp. Quan sát các hoạt động Trang 3
  4. ngoại khóa trên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp, để từ đó điều chỉnh hành vi và ý thức đạo đức cho học sinh. - Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến đề tài. - Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. - Phương pháp thống kê toán học. 5. Đóng góp mới của đề tài: - Trang bị cho học sinh tiểu học những hiểu biết nhất định về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức, để giúp cho học sinh ý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức. - Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thông qua việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động (học tập, lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể, ). Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành và trở nên bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻ em tự khẳng định, tự tin đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức. - Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá của con người trong quan hệ đối với người khác B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG: 1. Đặc điểm tình hình nhà trường: a) Nhà trường: Được sự chỉ đạo sát sao của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, được sự giúp đỡ nhiệt tình có hiệu quả của các cấp các ngành; các bậc phụ huynh học sinh nhiệt tình luôn tạo điều kiện tốt nhất để các giáo viên hoàn thành nhiệm vụ năm học. b) Giáo viên: Phần lớn là những cán bộ giáo viên có thâm niên từ 5 năm trở lên. Tất cả các đồng chí giáo viên trong trường đều biểu lộ tình đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau. Các đồng chí xuất thân từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau, tuổi đời, tuổi nghề cũng có nhiều khác biệt. Cả tập thể ấy mang theo phong tục tập quán của nhiều địa phương khác nhau, cá tính, năng lực, sở trường khác nhau nhưng trước yêu cầu của cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các đồng chí đã tập hợp thành một khối xây Trang 4
  5. dựng một tổ ấm đoàn kết nhất trí, khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh cùng nhau gánh vác công việc chung để đẩy mạnh công tác giáo dục của nhà trường. c) Học sinh: Toàn trường có 821 học sinh trong đó: Khối 1 có 157em; khối 2 có 205 em; khối 3 có 181 em; khối 4 có 142 em; khối 5 có 136 em. Các em hầu hết là con em nhân dân lao động ở địa phương xã Đức Liễu và xã Nghĩa Bình. cũng như nhiều trường khác, đó là một tập thể nam nữ Thiếu niên Nhi đồng sôi nổi hiếu động, có nhiều mặt tốt cần phát huy nhưng cũng không hiếm những mặt xấu tiêu biểu của một số học sinh cá biệt. Về chất lượng học tập nhìn chung tất cả các bộ môn đều có học sinh yếu kém. Nếu đối chiếu với yêu cầu mới hiện nay đòi hỏi chất lượng ngày càng nâng cao thì chưa đạt. Tình trạng học hời hợt, không chú ý nghe giảng, không làm bài tập ở nhà là khá phổ biến. Ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của lớp và của nhà trường chưa tốt vẫn còn ở rải rác các lớp. Hiện tượng lấy cắp tiền của bạn, của gia đình để mua quà, tiêu sài; lấy cắp đồ dùng học tập của bạn vẫn diễn ra hằng ngày Ngoài thời gian học tập và rèn luyện ở trường, các em còn phải lao động giúp đỡ gia đình như chăn trâu, chăn vịt, Đã phải lam lũ lao động vất vả, phương pháp học tập, rèn luyện còn lung túng, cha mẹ ít quan tâm đến việc học hành và giáo dục con cái nên chất lượng giáo dục thật đáng lo ngại. tình hình này thôi thúc nhà trường phải tập trung suy nghĩ cải tiến cách dạy, cách giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. 2. Chất lượng đạo đức của học sinh hiện nay ở trường tiểu học Kim Đồng: Muốn có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì phải nắm chắc và đánh giá đúng tình hinh đạo đức của học sinh trường mình. Tôi đã dùng nhiều hình thức điều tra như nghiên cứu hồ sơ, học bạ, nghiên cứu dư luận của giáo viên, của cha mẹ học sinh và nhân dân địa phương, theo dõi các hoạt động của học sinh trên lớp cũng như các buổi sinh hoạt tập thể ngoài trời. Qua điều tra tôi thấy nhìn chung các em đều tốt, đều mong muốn xây dựng lớp mình thành lớp tốt. Riêng một số em có biểu hiện sai về mặt đạo đức đều rơi vào những em có học lực yếu; Số còn lại là do những yếu tố ảnh hưởng bởi những tác động xấu, chưa có ý thức phân định và tiếp thu một cách có chọn lọc. Hơn nữa đây cũng là độ tuổi rất hiếu động, còn thích ham chơi, ý thức định hướng chưa rõ ràng. Sự thiếu quan tâm từ phía gia đình: Cha mẹ vì quá bận rộn không có điều kiện thời gian để chăm sóc con cái; không khí gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến các em như cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ không hòa thuận khiến các em thiếu thốn tình yêu thương, nghe lời rủ rê của những kẻ xấu, xa lánh những người bạn tốt từ đó trở nên hư hỏng. Một số em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện vật chất đầy đủ như các bạn bè khác trong lớp mà không vượt lên được hoàn cảnh sinh ra tự ty, co mình lại, không chịu nhận sự giúp đỡ từ phía bạn bè và nhà trường. Những em này thường có biểu hiện rất đa dạng, có thể xếp thành mấy nhóm như sau: Trang 5