Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống

doc 17 trang sangkien 05/09/2022 8900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_song.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học . PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ Một số trẻ em hiện nay thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin trong cuộc sống từ đó dẫn đến khi lớn lên các em sẽ thiếu tính tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, sống thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Không ít thanh thiếu niên khiến cho các bậc làm cha, làm mẹ phải phiền lòng vì con mình trong một xã hội phát triển năng động và đầy tính sáng tạo như hiện nay. Nhiều phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các cháu không biết cách xử lý tình huống dù là đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng hay tự bảo vệ bản thân mình. Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường, đuối nước, xâm hại tình dục trẻ em (thậm chí đã xảy ran gay tại một số trường học) ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ rụt rè, nhút nhát và ít nói Một số em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game, mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội. Trước những yêu cầu hết sức thiết thực đó, tôi xin trình bày ra đây những điều đã rút ra được từ thực tiễn giảng dạy và quản lý. Mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo, thân thiện hòa nhập cùng cộng đồng, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo lứa tuổi, giới tính chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong lứa tuổi học sinh Tiểu học. Các em cần có một hành trang thật tốt để bước vào một 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học . môi trường mới và các môi trường khác đầy hứa hẹn đang chờ đón các em . PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là " khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục kỹ năng sống có thể là một khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, giáo dục đạo đức, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa đồng bộ. Kỹ năng sống chính là những kỹ năng tâm lý- xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội trong thực tại Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên hoặc học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có. Chính những trải nghiệm, va vấp, thành công hay thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên nếu được dạy, được học từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn trong cuộc sống. Kỹ năng sống cần cho suốt cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp và tích lũy để phù hợp với sự thay 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học . đổi của cuộc sống đầy biến động . Trong những năm trở lại đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông. Từ năm học 2012- 2013 trở lại đây ở Việt Nam đang thí điểm chương trình trường học mới VNEN. Đầy là phương pháp mới làm tăng tính sáng tạo và các kỹ năng làm việc cá nhân, nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều hành, kỹ năng bảo vệ bản thân Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống. 1. Dựa vào môi trường sống: Kỹ năng sống tại trường học; Kỹ năng sống tại gia đình ; Kỹ năng sống ngoài xã hội. 2. Dựa vào các lĩnh vực tâm lý: a. Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định; kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng giải quyết vấn đề ; kỹ năng tư duy tích cực; kỹ năng tư duy có phê phán b. Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng từ chối; Kỹ năng quyết đoán; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ; Kỹ năng liên hệ cá nhân; Kỹ năng vận động. c. Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress ; Kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; Kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát 3. Áp dụng vào thực tế dạy học: Thể chất, sức khoẻ; Giáo dục môi trường; Đạo đức, lối sống. a. Nhóm kỹ năng sống liên quan đến thể chất, sức khoẻ: Sức khoẻ sinh sản ; Phòng tránh một số bệnh thông thường; Ứng phó với cảm xúc; Tác hại của ma túy, của rượu và thuốc lá.; HIV/AIDS; Sơ cấp cứu; Kỹ năng phòng tránh quấy rối/xâm hại tình dục; Thư giãn; Phòng ngừa tai nạn đuối nước b. Nhóm Kỹ năng liên quan đến môi trường sống: Kỹ năng sử dụng hiệu quả tài 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học . nguyên môi trường; Chăm sóc bảo vệ môi trường sống; Phòng tránh thiên tai; Những hành vi gây hại đến môi trường sống; Phục hồi thiên tai dựa vào cộng đồng c. Nhóm kỹ năng liên quan đến đạo đức, lối sống: Có trách nhiệm về việc làm của mình; Có niềm tin và ý chí trong cuộc sống; Tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, yêu đồng loại và yêu hòa bình; Biết giữ gìn và tôn trọng các giá trị của cuộc sống II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Hiện nay, chúng ta vẫn thường hay nói đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giáo dục kỹ năng sống tức là không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà là giáo dục toàn diện về đức, trí , thể, mỹ, giúp các em biết ứng xử có văn hóa, biết cách xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Hạn chế hiện nay là mới chủ yếu dạy chữ, chưa thật sự quan tâm đồng bộ đến giáo dục kỹ năng sống một cách toàn diện. 1. Nguyên nhân khách quan 1.1. Nguyên nhân về phía gia đình. Nhiều gia đình Phụ huynh học sinh coi trọng điểm số các bộ môn là thước đo của sự tiến bộ của con cái, tạo thành sức ép buộc học sinh chỉ nghĩ đến chuyện phải học để có điểm cao. Nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm, cùng với nhà trường giáo dục con cái cũng là nguyên nhân của tình trạng trên. Giáo dục kỹ năng sống, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh là trách nhiệm và cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường, và của toàn xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục. 1.2 .Nguyên nhân về phía nhà trường Các trường học cũng đã tích cực triển khai phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhưng cũng chưa thật sự đổi mới, sáng tạo. Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học . kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học hiện nay còn coi trọng việc dạy chữ, chưa chú nhiều đến việc giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho học sinh. 2. Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: Một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định. Hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh chưa quan tâm hoặc bỏ mặc con cái. Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua học tập – sinh hoạt ở trường là điều hết sức cần thiết đối với các nhà trường và đội ngũ giáo viên. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN GIÁO DỤC. Với phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học như: 1. Vai trò của người giáo viên. Có thể nói, giáo viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công việc kết nối giữa nhà trường và gia đình học sinh, và đặc biệt hơn là với đặc thù của giáo viên Tiểu học thì giáo viên chủ nhiệm lớp là người gần gũi tiếp xúc hầu hết quỹ thời 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học . gian các em học tập tại trường. Đây là yếu tố thuận lợi nhất để chúng ta nắm rõ tâm lý, hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp, để qua đó biết được tâm tư nguyện vọng của các em, qua đó hình thành cho các em một định hướng rõ ràng trong cuộc sống, để các em đủ tự tin hơn, vững vàng hơn trong môi trường mới. Nhiều chuyên gia tâm lý khẳng định, giáo viên là một nhân tố quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức, nhân cách cho học sinh đặc biệt trong việc rèn luyện kỹ năng sống. Muốn làm tốt được điều đó giáo viên phải là người hiểu được tâm lý của học sinh và điều quan trọng hơn là tình yêu trẻ một cách trọn vẹn để có thể nắm bắt kịp thời vấn đề tâm sinh lý cũng như những biểu hiện bất thường của các em để qua đó chúng ta có thể giáo dục dạy dỗ các em tốt hơn. Qua nhiều năm giảng dạy, tham gia công tác quản lý giáo dục tôi thấy học sinh sau khi rời xa mái trường Tiểu học có rất nhiều em còn bỡ ngỡ, lúng túng, thiếu tự tin khi bước vào trường trung học cơ sở cả về kỹ năng sống lẫn kiến thức học tập của mình. Một số em còn thiếu tính tự lập, ỷ lại, không mạnh dạn, tự tin trong môi trường mới, phải mất nhiều thời gian sau đó các em mới hòa nhập và lấy lại được trạng thái thăng bằng để học tập và vui chơi. Nếu như ở Tiểu học các em được trang bị một hành trang thật tốt về kỹ năng sống thì khi lên trung học cơ sở thì hay biết bao nhiêu bởi các em không mất nhiều thời gian để thích nghi và hòa nhập mà quỹ thời gian đó các em dành cho học tập. 2. Một số giải pháp cụ thể Theo đó, bằng trách nhiệm, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, giáo viên cần từng bước giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua từng bài dạy, thông qua các hoạt động ở trường, ở lớp, áp dụng và vận dụng linh hoạt trong chương trình giảng dạy. Với kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đề xuất một số giải pháp thực hiện sau: Một là: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết 6