Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức tốt chương trình “Vui để học” trong các giờ hoạt động ngoại khoá

doc 27 trang sangkien 31/08/2022 5600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức tốt chương trình “Vui để học” trong các giờ hoạt động ngoại khoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_to_chuc_tot_chuong_trinh_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức tốt chương trình “Vui để học” trong các giờ hoạt động ngoại khoá

  1. www.giaoducviet.net Mục lục A- Đặt vấn đề Trang I. Lý do chọn đề tài II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu B- Nội dung I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn 1. Thuận lợi 2. Khó khăn III. Biện pháp thực hiện 1. Yêu cầu chung 2. Xây dựng kế hoạch chương trình 3. Tổ chức thực hiện 3.1. Hình thức: Trò chơi ô chữ 3.2. Hình thức: Hội vui học tốt 3.3. Hình thức: Hái hoa dân chủ 3.4. Hình thức: Bàn quay kỳ diệu C- Kết luận I. Kết quả II. Bài học kinh nghiệm III. Khuyến nghị 1
  2. www.giaoducviet.net Đề tài: Kinh nghiệm tổ chức tốt chương trình “Vui để học” tron g các giờ hoạt động ngoại khoá A. Đặt vấn đề I.Lý do chọn đề tài: Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng ”. Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động và vui chơi. Chính vì vậy việc tạo ra một sân chơi mới lạ, thu hút đông đảo học sinh tham gia tìm hiểu là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. 2
  3. www.giaoducviet.net Thông qua việc tìm hiểu những con số, ô chữ kỳ diệu về các chủ đề mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, quân đội, tấm gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội Từ đó giúp các em có thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân mình vì Tổ quốc, biết ơn những người nuôi nấng, dạy dõ mình nên người nhằm góp phần “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.2 Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà trường, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như tuyên tủyền, đóng tiểu phẩm, văn nghệ, thi thể thao trong đó việc tổ chức cho các em tham gia chương trình “Vui để học” đã mang lại cho các em niềm ham thích tìm hiểu, học hỏi. Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh nghiệm tổ chức tốt chương trình “Vui để học” trong các giờ hoạt động ngoại khoá của trường Tiểu học Cát Linh” Nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại cơ sở nói riêng, đồng thời góp thêm một chút kinh nghiệm để tổ chức hoạt động Đội nói chung. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Toàn thể học sinh trong trường cùng tham gia tìm hiểu trong các giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần hay trong buổi tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện lớn trong năm theo những chủ điểm, nội dung, hình thức phù hợp với các em. B – Nội dung I- Cơ sở lý luận: 3
  4. www.giaoducviet.net Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn dặn đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “ Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng(chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm) Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ơ nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui, đều học”. Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là một hình thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi phải kết hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: “Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”(1). Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng kính trọng Bác, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phưuơng pháp giáo dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, hay quên, ham hiểu biết, nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên. Qua mỗi chương trình, các em được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công tác giáo dục mong muốn. II. Cơ sở thực tiễn: Trong thời gian 10 năm làm công tác Tổng phụ trách, thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải tổ chức một giờ sinh hoạt ngoại khoá như thế nào để lôi cuốn, thu hút các em tham gia nhưng vẫn thật khó. Hết mỗi tuần, giờ chào cờ lại đến, có lúc tôi cảm thấy “sợ”, “mệt” do thiết kế nội dung chương trình cho 4
  5. www.giaoducviet.net các giờ sinh hoạt còn đơn điệu, thiên về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học sinh tiểu học. Rút kinh nghiệm cho bản thân, ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch hoạt động theo đợt thi đua, tháng, tuần có sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Nội dung chương trình dựa vào kiến thức các môn học với sự giúp đỡ của hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn nên cho đến bây giờ tôi hoàn toàn tự tin với nội dung sinh hoạt trong các giờ chào cờ, ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm của mình. Trong quá trình triển khai hoạt động, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau. 1. Thuận lợi: - Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao đến từng hoạt động Đội. - Có sự đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động Đội. - Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, học sinh ngoan, có ý thức. 2. Khó khăn: - Tài liệu phục vụ cho người biên tập, tổ chức chương trình, học sinh tìm hiểu còn hạn chế. - Phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, bản thân Tổng phụ trách tự tìm hiểu, đọc sách báo để đưa ra những chương trình có hình thức và nội dung phù hợp. III – Biện pháp thực hiện 1. Yêu cầu chung: Để tổ chức tốt chương trình “Vui để học” trong các giờ hoạt động ngoại khoá cần: - Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em. - Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh. 5
  6. www.giaoducviet.net - Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ, gây ấn tượng đối với các em. 2. Xây dựng kế hoạch chương trình: Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2006 – 2007: Là năm Đội viên - Nhi đồng Liên đội Tiểu học Cát linh thi đua rèn đức - luyện tài lập thành tích chào mừng Đại hội Đoàn Quận Đống Đa tiến tới Đại hội Đoàn Thành phố lần thứ VIII ; Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX; Năm tiếp tục thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TW Đoàn khóa VIII về “ Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên – Nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh, giai đoạn 2006 – 2007”. tôi đã xây dựng theo chủ điểm tháng, tuần với chương trình “Vui để học” như sau: Tháng Chủ điểm Tuần Nội dung Hình thức 3 * Tìm hiểu chương trình hoạt Tò chơi ô chữ động Đội. Vui hội ngày khai trường Từ chìa khoá: Luyện tài 9 Tháng an toàn giao thông 4 * Tìm hiểu luật an toàn giao Tò chơi ô chữ thông. Từ hàng dọc: Đi bên phải 6 * Tìm hiểu truyền thống cách Bàn quay kỳ diệu mạng của Thủ đô 10 Mừng Thủ đô anh hùng 8 * Tìm hiểu những địa danh của Thủ đô. Từ chìa khoá: Chùa một cột Tò chơi ô chữ 10 * Tìm hiểu về trường lớp. Tò chơi ô chữ Từ chìa khoá: Chăm ngoan 11 Ngàn hoa dâng tặng thầy cô Hội vui học tốt 11 * Tìm hiểu về các môn học. 12 * Tìm hiểu về ngày Nhà giáo Trò chơi ô chữ 11 Việt Nam. 6
  7. www.giaoducviet.net Từ chìa khoá: ăn vóc học hay 15 * Tìm hiểu truyền thống Hái hoa dân chủ Quân đội nhân Việt Nam 12 Em yêu chú bộ đội 16 * Tìm hiểu về quân đội. Trò chơi ô chữ Từ chìa khoá: Dũng cảm 20 * Tìm hiểu về các loại Hoa Bàn quay kỳ diệu 1/06 Đón mùa xuân sang 21 * Hội học mừng xuân Hội vui học tốt 22 * Tìm hiểu về Đảng CSVN. Trò chơi ô chữ Từ chìa khoá: ơn đảng Hái hoa dân chủ 2 Mừng Đảng quang vinh 23 * Tìm hiểu về mùa xuân 25 * Đố vui toán học Hội vui học tập 26 * Tìm hiểu về ngày Quốc tế Trò chơi ô chữ phụ nữ. Từ chìa khoá: Hiếu thảo 27 * Tìm hiểu hiện tượng tự Bàn quay kỳ diệu nhiên xã hội. * Tìm hiểu truyền thống của Hái hoa dân chủ 3 Tiến bước dưới cờ Đoàn 28 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Lễ kỷ niệm + Trò 26/3/07 * 76 năm lịch sử vẻ vang của chơi ô chữ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 29 * Tìm hiểu về đoàn thanh niên Trò chơi ô chữ cộng sản Hồ Chí Minh. Từ chìa khoá: Tiến lên đoàn viên 30 * Thi giải toán nhanh Bàn quay kỳ diệu 4 Vui hội non sông 32 * Tìm hiểu về quê hương. Trò chơi ô chữ Từ chìa khoá: Bắc nam sum 7
  8. www.giaoducviet.net họp 33 * Tìm hiểu truyền thống Đội Hái hoa dân chủ TNCS Hồ Chí Minh 34 * Tìm hiểu về Đội. Ô số diệu Trò chơi ô chữ kỳ: 15/5/1941 Trò chơi ô chữ 35 * Tìm hiểu về Hồ Chủ Tịch. Tự hào truyền thống Đội Từ chìa khoá: Bác Hồ Kính 5 Mừng sinh nhật Bác yêu 15/5/ * 66 mùa hoa - Đội ta lớn lên Hội thi + Trò 2007 cùng đất nước. chơi ô chữ 3. Tổ chức thực hiện: Qua các chương trình trên truyền hình: “Chiếc nón kỳ diệu”; “Đường lên đỉnh Olimpia”; “Theo dòng lịch sử” tôi tham khảo và tổ chức các hình thức cho phù hợp với liên đội mình. 3.1. Hình thức: “Trò chơi ô chữ” Đây là hình thức tôi tâm đắc nhất. ở hình thức này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kỳ diệu theo từng chủ điểm nhằm giúp các em lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức, rèn luyện cho các em khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, từ. 3.1.1. Cách thức tổ chức: * Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc. * Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá. Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần thưởng là 1 quyển vở, (thước kẻ, bàn chải đánh răng ) tìm ra chìa khoá (hay từ hàng dọc) sẽ được nhận phần thưởng là 2 quyển vở. 3.1.2. Đồ dùng phục vụ: 8