SKKN Kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1

doc 14 trang sangkien 27/08/2022 6340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_trong_viec_thuc_hien_cong_tac_pho_cap_giao.doc

Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1

  1. “KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH BÌNH ĐÔNG 1” A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận. Mục tiêu thực hiện công tác chống mù chữ-phổ cập giáo dục tiểu học nói chung, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi nói riêng là để từng bước nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, tạo nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn phát triển hiện nay của xã hội. Trong các trường tiểu học việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học- chống mù chữ (PCGDTH-CMC), phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT) để từng bước đạt được hiệu quả. Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đã ban hành Thông tư số 36/1999/BGD-ĐT ngày 4/12/1999 thay thế Thông tư số 14/1999/TT-BGD-ĐT và công văn số 28/1999/QĐ-BGD&ĐT về quy định kiểm tra, đánh giá công nhận PCGDTHĐĐT ở cơ sở xã, (phường, thị trấn); quận, (huyện), tỉnh, (thành phố); Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Công văn số 38/CV-TU ngày 16/5/2001, Chỉ thị 07/CT-TU ngày 24/6/2002 của Tỉnh ủy; Chỉ thị 38/CTUB ngày 14/8/2002 của UBND tỉnh Cà Mau; Công văn số 366-CV/TU ngày 28/3/2008 về việc đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục đã được tổ chức triển khai đến tận các cơ sở xã, thị trấn, các trường học trong tỉnh; Sở GD-ĐT Cà Mau, Phòng GD-ĐT huyện Trần văn Thời cũng đã có các công văn cụ thể để chỉ đạo trong ngành về thực hiện nghiêm túc quy định kiểm tra đánh giá công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại Thông tư quy định số 36/1999/QĐ-BGD&ĐT mà cụ thể là: - Tiêu chuẩn 1: Huy động ít nhất 95% (ở mức độ 1), 98% (ở mức độ 2) số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào học lớp 1, có ít nhất 80% (ở mức độ 1), 90% (ở mức độ 2) số trẻ em 11 tuổi tốt nghiệp tiểu học, số trẻ còn lại trong độ tuổi đang học các lớp tiểu học. - Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên đạt yêu cầu; đảm bảo giáo viên trên lớp theo quy định, trình độ đào tạo có ít nhất 80% (ở mức độ 1), 90% (ở mức độ 2) số giáo viên đạt chuẩn THSP, trong đó có một số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn 20%, theo Quyết định 3856/GD-ĐT ngày 14/12/1994 của Bộ GD-ĐT. Tỉ lệ là 1,20 GV/lớp (ở mức độ 1), 1,35 GV/lớp(ở mức độ 2); có 50% số HS học 9-10 buổi / tuần. - Tiêu chuẩn 3: Về cơ sở vật chất có mạng lưới trường lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ em đi học thuận lợi, có đủ phòng học, bàn ghế học sinh; có thư viện, phòng đồ dùng dạy học và được sử dụng thường xuyên theo Quyết định số 2164/GD/ĐT ngày 27/6/1995; thực hiện vệ sinh trường học theo Quyết định số 2165/GD/ĐT ngày 27/6/1995 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
  2. Ngoài ra, trước đó đơn vị phải đạt chuẩn CMC-PCGDTH có nghĩa là: - Tổng số trẻ em trong độ tuổi 14 phải tốt nghiệp tiểu học đạt tỉ lệ 80% trở lên; - Tỉ lệ 80% trở lên tổng số người 15 đến 35 tuổi được xoá mù chữ (có nghĩa là 80% đạt trình độ học vấn hết lớp 3 trở lên). Muốn thực hiện tốt theo chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT trước nhất yêu cầu từng trường tiểu học học phải tiến hành điều tra cập nhật số liệu trình độ văn hoá nhân dân hàng năm để thống kê so sánh với chuẩn quy định, nếu đạt thì làm tờ trình đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận vào thời điểm các tháng cuối mỗi năm. Là một đơn vị trường tiểu học, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học còn có trách nhiệm tham mưu với lãnh đạo địa phương định hướng chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục một cách thống nhất, chính xác và khoa học. Theo đó để làm một số công việc nhất định theo yêu cầu giúp việc thống kê cập nhật số liệu, rà soát so với chuẩn công việc trước nhất là cần phải điều tra cập nhật trình độ văn hóa nhân dân từ 0 đến 35 tuổi trên địa bàn trường quản lý, thống kê số lượng trẻ em trong độ tuổi 6 đến 14 tuổi đi học và tốt nghiệp tiểu học hàng năm, những em trong độ tuổi, và nhân dân còn chưa được đến trường để tiếp tục vận động đi học. Trình độ đào tạo nghiệp vụ giáo viên, việc phân công giảng dạy ; Cơ sở vật chất phòng học, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở các trường đều phải thống kê, cập nhật và đối chiếu so với chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT. Để nắm bắt và xử lý các số liệu của trường, của đơn vị xã theo từng năm, thống kê tính các tỉ lệ huy động, tốt nghiệp theo hướng dẫn quy định của Bộ GD-ĐT sao cho đạt chuẩn tỉ lệ theo quy định, chính xác về số liệu , rút ngắn về thời gian làm những điều đó là cả một khó khăn, là nỗi trăn trở của các nhà quản lý giáo dục, của giáo viên chủ nhiệm và đặc biệt là giáo viên chuyên trách thực hiện công tác phổ cập giáo dục trong nhà trường hiện nay mà trước đó nhà trường đã thực hiện một cách chậm chạp, thiếu chính xác về số liệu. Từ những quy định nêu trên, những khó khăn đã qua, tôi mạnh dạn đề xuất áp dụng một số kinh nghiệm trong phạm vi trường học của mình thông qua thực tiễn kinh nghiệm nhiều năm đã từng làm công tác phổ cập giáo dục của đơn vị. 2.Thực tiễn. Những năm trước đây, từ năm 1997 sau khi đơn vị được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học-chống mù chữ, trường tiểu học Khánh Bình Đông 1, theo sự phân công của Ban chỉ đạo chống mù chữ-phổ cập giáo dục xã Khánh Bình Đông thì trường chúng tôi có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trên địa bàn dân cư đó là: Ấp 02, ấp 12A, ấp 12B; đồng thời thực hiện công tác thống kê số liệu CMC-PCGD của 6 đơn vị trường tiểu học trong xã, đối chiếu rà soát số liệu với 2 trường THCS trong địa bàn so sánh với chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT. Trong 8 năm qua về thực hiện công tác PCGDTHĐĐT, với cách làm mày mò, làm ngày làm đêm, làm cả trong thời gian nghỉ hè với lực lượng thực hiện là toàn thể giáo viên của trường đến mãi năm 2005 đơn vị mới được UBND huyện Trần Văn Thời về kiểm tra công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về 2
  3. PCGDTHĐĐT, tuy với tỉ lệ các tiêu chí mới chỉ ở mức vừa đạt chuẩn so với chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT; với kết quả đạt được như thế cũng rất đáng được trân trọng. Song với cách làm trong suốt một quá trình dài 8 năm qua theo tôi còn tồn tại những hạn chế yếu kém sau: a - Học sinh yếu của trường số lượng vẫn còn chiếm 3-6 %; nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập và rèn luyện hạnh kiểm của con em mình. b - Điều tra số liệu hộ gia đình có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến việc điều tra thiếu chính xác so với thực tế trên 10%. c - Số liệu thống kê tổng hợp sau khi điều tra thường không trùng khớp giữa các biểu bảng thống kê tổng hợp theo quy định, nên người làm đã phải điều chỉnh lại nhiều lần rất mất thời gian, hiệu quả chất lượng thống kê số liệu chưa cao. d - Thiết lập hệ thống hồ sơ sổ sách theo dõi quản lý CMC-PCGD chưa mang tính khoa học, chưa đạt được theo hệ thống quy định , quy trình thiết lập hệ thống hồ sơ thống kê , sổ sách, văn bản báo cáo còn luộm thuộm đơn giản. e - Công tác xã hội hoá giáo dục những năm trước đây hầu hết được khoán trắng cho ngành giáo dục. Việc thực hiện công tác PCGDTHĐĐT ít được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và phối hợp dẫn đến đội ngũ thầy cô giáo và học sinh phải tự thân vận động thiếu đi sự giúp đỡ của cộng đồng. Qua thực tiễn và kinh nghiệm cho thấy những tồn tại yếu kém nêu trên là do một số nguyên nhân cơ bản như sau: * Trước nhất là nguyên nhân chủ quan: - Sự chỉ đạo phối hợp, chăm sóc giáo dục học sinh giữa gia đình, nhà trường và xã hội là chưa được thường xuyên, liên tục; ý thực học tập của học sinh chưa cao, chưa tạo được phong trào; phương pháp giáo dục chỉ đơn phương thuộc về trường học do vậy chưa đủ để tạo được môi trường thân thiện thu hút học sinh thi đua vươn lên trong học tập. - Trong việc chỉ đạo thực hiện điều tra cập nhật số liệu trình độ văn hoá nhân dân theo hộ gia đình chưa được nhất quán về quan điểm, thiếu sự phối hợp tác động của chính quyền địa phương, và nhân dân; ý thức trách nhiệm của cán bộ- giáo viên-nhân viên trong trường còn hạn chế, cọi nhẹ việc cập nhật thông tin chính xác về số liệu điều tra. - Trong việc thống kê tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra cho thấy còn thiếu chính xác, mất rất nhiều thời gian do chưa có kế hoạch, biện pháp cụ thể phù hợp với tiến độ thời gian cho từng mảng công việc. - Việc thiết lập các loại hồ sơ sổ sách theo dõi, quản lý thiếu khoa học, chưa thể hiện được đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu mà chủ yếu là người làm chưa có kinh nghiệm và thời gian để thực hiện, người làm công tác phổ cập thường xuyên thay đổi theo năm học; phương tiện, điều kiện làm việc còn thiếu thốn, hạn chế. - Công tác xã hội hoá giáo dục chưa thật sự được quan tâm sâu sát trong việc tuyên truyền vận động cộng đồng trách nhiệm xây dựng CSVC, thiết bị giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục pháp luật, động viên khích lệ GV, HS vươn lên trong công tác dạy và học. 3
  4. * Nguyên nhân khách quan: - Điều kiện kinh tế, đời sống của nhân dân ở vùng đặc biệt khó khăn như xã khánh Bình Đông, đời sống kinh tế chỉ đủ ăn trong gia đình là đã khó còn việc chăm sóc cho con cái có đủ điều kiện học tập lại càng khó hơn. - Mặt bằng dân trí của nhân dân nơi đây còn thấp, chưa đồng đều, chưa tạo điều kiện tốt tham gia cùng cộng đồng các công việc hỗ trợ xã hội nên việc điều tra các thông tin từng hộ gia đình là cực kỳ khó khăn dẫn đến thiếu chính xác so với thực trạng. - Năng lực của CB-GV-NV của trường còn nhiều hạn chế, việc sử dụng máy tính những năm trước đây ở trường là rất hạn chế, phải dùng phương pháp thủ công để thống kê số liệu nên thời gian làm việc kéo dài, số liệu thống kê thường thiếu chính xác. Các hồ sơ theo dõi quản lý thường sửa chữa tẩy xoá. - Địa bàn rộng, dân cư phân tán đường xá đi lại khó khăn, các điều kiện phục vụ vui chơi giải trí rất hạn chế trong việc thu hút học sinh và tạo điều kiện thuận lợi trong việc giảng dạy và học tập của nhà trường. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Xác định được tầm quan trọng của công tác CMC-PCGD tiểu học, THCS nói chung và công tác PCGD tại trường nói riêng; xuất phát từ thực tế như đã nêu trên, tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm, và những biện pháp đã được áp dụng đạt hiệu quả khả quan trong công tác này tại trường tiểu học Khánh Bình Đông 1, đồng thời đã góp phần hỗ trợ tốt trong việc thống kê tổng hợp cập nhật số liệu của xã trong năm vừa qua được nhanh chóng, có độ chính xác cao. Một số biện pháp (cách làm) các hoạt động của quá trình tổ chức thực hiện công tác này tại nhà trường nhằm đạt hiệu quả PCGD một cách thực chất; các biện pháp cụ thể như sau: I. Biện pháp 1: Phối hợp với phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể nhằm tập trung nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục ở đối tượng học sinh yếu. - Trường đã phối hợp với phụ huynh học sinh tiến hành xây dựng "Thư viện sách giáo khoa giành cho học sinh nghèo". Mỗi học sinh vào cuối năm học, trên tinh thần tự nguyện, tặng lại bộ sách giáo khoa đã học xong của mình cho thư viện nhà trường để nhà trường cho các em học sinh nghèo (không đủ tiền mua sách giáo khoa) mượn trước khi bước vào năm học mới (tuy cách làm này không mới nhưng cũng đã đem lại hiệu quả nhất định); những năm học trước đây có đến 15% học sinh không có đầy đủ SGK thì năm qua có 100% học sinh có đủ SGK từ thư viện dành cho học sinh nghèo của trường. - Trong các năm học trước việc họp PHHS để thông báo thường xuyên về các mặt giáo dục học sinh là rất ít, vừa qua trường tổ chức họp phụ huynh học sinh yếu kém 2 lần vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giáo viên chủ nhiệm gặp riêng từng phụ huynh học sinh có con em yếu kém từ giữa học kỳ II đến cuối năm học nhằm thông báo kết quả hai mặt giáo dục của học sinh trong thời gian học tập, thống nhất kế hoạch dạy phụ đạo, bàn biệp pháp phối hợp cụ thể để giúp các em tiến bộ, hiện 4