Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng hiệu quả Phương pháp dạy học theo dự án vào môn Tin học Tiểu học

docx 25 trang sangkien 26/08/2022 3460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng hiệu quả Phương pháp dạy học theo dự án vào môn Tin học Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_hieu_qua_phuong_phap_day_hoc.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng hiệu quả Phương pháp dạy học theo dự án vào môn Tin học Tiểu học

  1. Mục lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu 3 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 4 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 4 2.1.1. Dạy học tích cực và nhiệm vụ giáo dục hiện nay 4 2.1.2. Khái quát về Phương pháp học theo dự án 4 2.1.3. Nội dung hướng dẫn học tin học lớp 5 6 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 6 2.3. Mô tả, phân tích giải pháp 7 2.3.1 Lựa chọn nội dung thử nghiệm Sáng kiến 7 2.3.2 Xây dựng kế hoạch và thực hiện dạy học theo PPHTDA ở nội dung đã lựa chọn 7 2.4. Kết quả thực hiện 15 2.4.1 Mức độ tham gia vào giờ học của học sinh 15 2.4.2. Đánh giá kết quả học lực của học sinh sau thử nghiệm 16 2.4.3. Các kĩ năng học sinh được hướng dẫn và bồi dưỡng 17 2.4.4. Một số lưu ý khi áp dụng Phương pháp Học theo dự án 18 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21 3.1. Kết luận 21 3.2. Các đề xuất, khuyến nghị 21 Lời cảm ơn! 22 Lời cam đoan! 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 I
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin PPHTDA: Phương pháp Học theo dự án DA: Dự án II
  3. CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, học sinh có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn, và mang tính chất đa chiều. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Nhà trường hiện nay là không chỉ giúp người học mở rộng kiến thức mà còn phải tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Giáo viên không chỉ là người mang đến kiến thức cho học sinh mà còn cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời. Hơn nữa, đối tượng học sinh hiện nay có chiều hướng biến đổi tâm sinh lý ngày càng phức tạp. Rất nhiều học sinh có khả năng tập trung kém, chưa chủ động, sáng tạo và mạnh dạn trong giải quyết tình huống, vấn đề. Trong khi yêu cầu đối với Người lao động trong thời kì mới để đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội là tính dám chịu trách nhiệm và có năng lực giải quyết linh hoạt, sáng tạo các vấn đề. Những năng lực, phẩm chất này cần được rèn luyện, trau dồi và bồi dưỡng qua quá trình giáo dục của Gia đình, Nhà trường và xã hội đối với từng cá nhân. Trong đó, giáo dục trong Nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước sự chuyển biến phức tạp của đời sống xã hội hiện đại, đây là một trong những thách thức đối với giáo viên và Ngành giáo dục nói chung trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Làm thế nào để đào tạo ra một nguồn nhân lực không chỉ có kiến thức mà còn có kĩ năng, thái độ phù hợp, thích ứng nhanh với sự biến đổi của xã hội. Mỗi học sinh lại có phong cách học khác nhau. Có học sinh thích học theo kiểu nghiên cứu tài liệu, phân tích lý thuyết, Có học sinh thích học qua trải nghiệm, khám phá, làm thử, Mỗi tiết học, Giáo viên cần đưa ra đa dạng nhiệm vụ phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, hướng dẫn các em phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ lớn, giải quyết tình huống có vấn đề. Quan tâm đến phong cách học của học sinh cũng là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển tối đa năng lực của người học. Thách thức này cho thấy tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm và theo hướng phát triển toàn diện năng lực cho học sinh. Trong Chỉ thị số 2919 ra ngày 10 tháng 8 năm 2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 -2019 của Ngành giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nhấn mạnh một trong những phương hướng chung của năm học là tăng cường giáo dục lối sống, kỹ năng sống và ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên. Có nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Trên phương diện đặc trưng môn học, quá trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học và qua quan sát, cập nhật về sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước cũng như thế giới, tôi nhận thấy Phương pháp dạy học theo dự án hay còn gọi hơn là Phương pháp học theo dự án (PPHTDA) có nhiều ưu điểm phù hợp với việc dạy học theo hướng phát triển toàn diện năng lực học sinh. PPHTDA là một phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh chủ động và tự lực trong mọi hoạt động để chiếm lĩnh tri thức bài học. Khi học theo dự án, học sinh có cơ hội 1
  4. hình thành và phát triển các kĩ năng học tập và xã hội cần thiết. Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học là một hướng đi đúng trong dạy học. Tin học là môn học lí thuyết gắn bó chặt chẽ với thực nghiệm nên việc sử dụng PPHTDA trong dạy học Tin học là hợp lí và cần thiết. Áp dụng phương pháp này giúp học sinh sử dụng thành thạo CNTT để giải quyết một số dự án phù hợp với lứa tuổi. Từ đó không chỉ giúp học sinh thành thạo và yêu thích tin học mà còn rèn cho học sinh cách tư duy, kĩ năng hoạt động cá nhân, kĩ năng phối hợp hoạt động với các cá nhân khác, và kĩ năng giải quyết những vấn đề, những khó khăn hoặc thách thức lớn trong cuộc sống. Nhất là khi thành thạo tin học ứng dụng đã trở thành một trong những tiêu chuẩn kĩ năng tối thiểu của Người lao động thời kì mới bên cạnh những kĩ năng cần thiết khác như giao tiếp, hợp tác, tự chủ và trách nhiệm, Vì vậy, ứng dụng hiệu quả phương pháp này vào trong dạy học tin học sẽ mang lại kết quả cao trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, tạo sự yêu thích môn học ở các em cũng như góp phần hình thành các kĩ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, sáng tạo cho học sinh. Từ đó tạo tiền đề hỗ trợ cho các môn học khác trong Nhà trường phổ thông. Mặc dù phương pháp dạy học theo dự án đã được áp dụng nhiều ở nơi nhưng trong thời gian qua việc triển khai và áp dụng phương pháp dạy học này ở trường Tiểu học số 2 Hoài Tân còn nhiều hạn chế. Để góp phần phát triển PPHTDA ở trường, năm học 2018 – 2019 tôi tiến hành triển khai vận dụng phương pháp PPHTDA trong chương trình Tin học bậc tiểu học nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp dạy học này và vận dụng PPHTDA một cách có hiệu quả trên đối tượng học sinh của trường. Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định lựa chọn thực hiện Sáng kiến “Ứng dụng hiệu quả Phương pháp dạy học theo dự án vào môn Tin học tiểu học” 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu Xây dựng giải pháp áp dụng hiệu quả Phương pháp học theo dự án vào môn Tin học tiểu học. Để đạt được mục tiêu trên, tôi thực hiện những nội dung nghiên cứu sau: + Nghiên cứu Phương pháp Học theo dự án để xây dựng quy trình thực hiện, đánh giá, kiểm tra cho mỗi tiết học + Nghiên cứu thực trạng xã hội, thực trạng giáo dục để xây dựng Dự án phù hợp thực tiễn và lứa tuổi học sinh. + Xây dựng Giáo án dạy học theo dự án cho từng tiết học thử nghiệm. + Áp dụng và đánh giá tính khả thi của việc ứng dụng Phương pháp. + Tổng kết và đề suất một số khuyến nghị để áp dụng hiệu quả Phương pháp dạy học theo dự án. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Cơ sở lý luận của Phương pháp Học theo dự án Các kiến thức liên môn, các tài liệu liên quan sử dụng để thực hiện Dự án. 2
  5. 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Học sinh khối 5, Trường tiểu học số 2 Hoài Tân, Hoài Nhơn, Bình Định 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu, thu thập tất cả những tài liệu liên quan đến Phương pháp dạy học theo Dự án, các kiến thức liên môn về các dự án dự định thực hiện. 1.5.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Kinh nghiệm trong quá trình học tập, công tác và sinh sống của bản thân, cũng như của các đồng nghiệp được tổng hợp để xác định các vấn đề còn tồn tại, tìm hiểu nhu cầu của giáo viên, học sinh. Từ đó đề xuất Dự án, xây dựng giải pháp thử nghiệm cho phù hợp. 1.5.3 Phương pháp thực nghiệm Ứng dụng Phương pháp dạy học theo Dự án vào dạy học chủ đề 3: Thiết kế bài trình chiếu, sách Hướng dẫn học tin học lớp 5. 1.5.4 Phương pháp khảo sát điều tra: Phiếu điều tra, khảo sát được thực hiện trên đối tượng khảo sát. 1.5.5 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu Kết quả điều tra, khảo sát được thống kê và phân tích để xác định được hiệu quả ứng dụng của Sáng kiến, có những chuẩn bị phù hợp để xử lý các tình huống sư phạm có thể xảy ra, đồng thời xác định hướng phát triển tiếp theo cho đề tài. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu * Phạm vi: Sáng kiến được thử nghiệm ở chủ đề 3: Thiết kế bài trình chiếu trong môn Tin học lớp 5. * Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2018 đến tháng 2/2019 3
  6. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Dạy học tích cực và nhiệm vụ giáo dục hiện nay Điều 28.2, Luật giáo dục (2005), nêu rõ “Phương pháp dạy học phổ thông phái phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[5]. Giáo dục trong thời kì mới, thiết nghĩ, cần hướng đến ba nhiệm vụ giáo dục sau: + Nhiệm vụ trí dục: giúp học sinh nắm được hệ thống tri thức cơ bản, hiện đại, gắn với thực tiễn để phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống + Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của học sinh: phát triển cho học sinh các kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng tư duy logic, kĩ năng giao tiếp, hợp tác, để tự học, tự làm chủ bản thân, giao tiếp và hợp tác tốt cũng như biết cách giải quyết vấn đề sáng tạo. + Hình thành nhân cách học sinh trong quá trình dạy học: thế giới quan khoa học, yêu đất nước, yêu khoa học, thái độ đúng đắn (chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm, ) Cả ba nhiệm vụ này không thể thực hiện một cách riêng lẻ phải phải thực hiện song song, đồng thời thì mới thúc đẩy sự phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên thì đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh là trung tâm là một trong những định hướng đúng đắn, đã được khẳng định rõ trong các văn bản, nghị quyết và các luật của Nhà nước và được nhắc nhiều trong các hoạt động tập huấn dành cho giáo viên. Mục đích của dạy và học tích cực là nhằm phát triển ở người học năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, do đó đề cao vai trò của người học. Giáo viên chỉ giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể thực hiện các hoạt động học tập một cách có hiệu quả. [1] Có nhiều phương pháp dạy học tích cực với những ưu và nhược điểm khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nhiều tài liệu, giáo trình, sách về phương pháp dạy học tích cực và qua quá trình công tác, học tập của bản thân, tôi nhận thấy Phương pháp dạy học theo dự án có nhiều ưu điểm phù hợp với đặc thù bộ môn, có thể áp dụng hiệu quả vào dạy học để hỗ trợ phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. 2.1.2. Khái quát về Phương pháp học theo dự án 2.1.2.1 Thế nào là Học theo dự án Học theo dự án (Project Learning) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.[1] 4