Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non

doc 29 trang honganh1 15/05/2023 13181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Trong đó vận động là chức năng đặc biệt của con người nói riêng và động vật nói chung, cuộc sống của con người luôn không ngừng vận động, vận động để làm việc, để học tập, để vui chơi giải trí và đặc biệt vận động giúp con người lớn lên hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tinh thần. Phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa cơ thể, ngoài ra trẻ còn học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm tự tin và khả năng sáng tạo. Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhảy, tung, bắt, ném, bò, trườn Các trò chơi vận động của trẻ được các cô giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa. Nội dung phát triển vận động đã được Bộ giáo dục đưa vào chương trình giáo dục Mầm non và thực hiện rộng rãi ở tất cả các trường Mầm non Tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động chỉ mới mang tính hình thức, thụ động, trẻ chưa được vận động 1
  2. thực sự, giáo viên lên lớp hướng dẫn chưa có sự sáng tạo, đồ dùng, thiết bị phục vụ cho phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế, chưa tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh và các ban nghành đoàn thể cùng tham gia. Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non” nhằm tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng, nội dung, phương pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non đến các bậc phụ huynh và cộng đồng để từ đó tranh thủ được các nguồn lực trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi thực hiện nội dung phát triển vận động cho trẻ. Mặt khác giúp cho một số giáo viên biết cách lên lớp sáng tạo hơn, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vận động một cách tốt nhất. 2
  3. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề Phát triển vận động là phát triển bộ xương, khớp và cơ ngày càng hoàn thiện, phát triển vận động ở con người là phát triển các kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô. Phát triển kỹ năng vận động tinh là khả năng trẻ sử dụng các cơ nhỏ đặc biệt là các bàn tay và các ngón tay để cầm các vật nhỏ, cầm muỗng, lật các trang sách, để vẽ, viết, tô màu Phát triển kỹ năng vận động thô là khả năng sử dụng các cơ lớn, một trẻ 6 tháng có thể học ngồi, một trẻ 12 tháng học đi, hay trẻ 5 tuổi có thể nhảy lò cò. Thực hiện phát triển vận động cho trẻ nhằm mục tiêu chung giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất vận động (nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo) góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường Mầm non. Phát triển vận động là một trong hai nội dung của mặt phát triển thể chất, vì vậy phát triển vận động đối với trẻ vô cùng quan trọng nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt khác như: Nhân thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Với mục đích góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể của trẻ. Rèn luyện tư thế vận động cơ bản; phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ. Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. a. Thuận lợi: 3
  4. Trường Mầm non tôi công tác luôn nhận thức được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng với ủng hộ của ngành để nhà trường thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Hầu hết phụ huynh luôn quan tâm, chia sẻ và phối hợp cùng nhà trường trong tất cả các hoạt động, phong trào Đội ngũ giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng nổ, luôn cố gắng học hỏi, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo qua trường lớp và qua nhiều năm trực tiếp tham gia chăm sóc giáo dục trẻ nên tôi cũng đã đúc rút được một số kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng trong mọi hoạt động. Đặc biệt là thường xuyên được học tập các chuyên đề của Phòng, của Sở giáo dục và sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp. Trẻ ngoan ngoãn hứng thú tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. b. Khó khăn Môi trường hoạt động của trẻ cũng như trang thiết bị đồ dùng, đồ dùng, đồ chơi phục vụ phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế Một số cha mẹ học sinh chưa thật sự coi trọng việc phát triển vận động cho trẻ, chưa chú ý phối hợp với nhà trường, giáo viên thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Một số giáo viên chưa coi trọng công tác phát triển vận động cho trẻ còn thực hiện một cách miễn cưỡng, thụ động, thiếu sự sáng tạo trong quá trình lên lớp. c. Khảo sát điều tra ban đầu * Tình hình thực trạng trước khi thực hiện đề tài Trong những năm qua thì nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non đã được triển khai thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước. Nhưng do điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như môi trường hoạt động cho trẻ trong trường mầm non còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó ý thức của mỗi giáo 4
  5. viên, phụ huynh và bản thân trẻ chưa thực sự nhận thức được đây là vấn đề quan trọng nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Khi chưa thực hiện đề tài này tôi thấy trẻ ở lớp tôi phụ trách nói riêng và trẻ trong trường nói chung chưa nhanh nhẹn, nhạy bén, chưa có thói quen và ý thức vận động một cách thường xuyên mà còn mang tính rập khuôn và nội dung vận động để vận dụng vào tất cả các hoạt động trong ngày, hoặc trong dạo chơi tham quan và các ngày lễ hội còn rất là hạn chế. Ví dụ: Chỉ đem nội dung giáo dục vận động trong giờ thể dục sáng, hoặc giờ thể dục chính khóa, chưa có ý thức giáo dục phát triển vận động trong một số hoạt động như: hoạt động góc, hoạt động chiều hoặc hoạt động ăn ngủ vệ sinh Thực tế cho thấy ở bảng sau: TT Nội dung Kết quả Ghi chú 1 Trẻ hứng thú khi tham gia vận động 70% 2 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 65% 3 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn có thể lực tốt 75% 4 Trẻ có kỹ năng, kỷ xảo vận động 65% 2. Các biện pháp giải quyết vấn đề Để tổ chức một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non đạt kết quả tốt nhất, cô giáo phải đầu tư suy nghĩ, sáng tạo hình thức tổ chức sao cho trẻ tham gia vào hoạt động một cách hứng thú, không bị gò bó, áp đặt. Đặc biệt là sáng tạo hệ thống trò chơi mới lạ, hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Qua giảng dạy thực tế trên lớp tôi đã rút ra những kinh nghiệm cho bản thân và mạnh dạn đề ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non” a. Nghiên cứu tài liệu, bồi dưỡng chuyên môn Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tôi đã mày mò nghiên cứu các tài liệu 5
  6. liên quan như Chương trình giáo dục Mầm non, Sách hướng dẫn thực hiện chuyên đề phát triển vận động trong trong trường Mầm non, xem băng hình, ti vi, tập san, tham gia các đợt chuyên đề của phòng, của Sở, qua các cuộc thi giáo viên giỏi. Từ đó bản thân tôi nắm được cách hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động phát triển vận động cho trẻ một cách sáng tạo thu hút được sự hứng thú của trẻ. Từ đó giúp cho các bài tập phát triển vận động mà tôi đưa ra trẻ hứng thú thực hiện một cách chủ động và hiệu quả hơn. b. Tổ chức tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Để tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ thì trước hết trẻ phải có sức khỏe. Để có sức khỏe trẻ cần phải được chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thật tốt. Trước hết tôi phối hợp với nhà bếp chế biến các món ăn phù hợp với trẻ, thay đổi món theo ngày, tuần tháng và theo mùa và đặc biệt trong khâu chế biến cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi cho trẻ ăn tôi tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, ăn xong tôi giúp trẻ nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra tôi thường xuyên giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân như thường xuyên tắm rửa, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh Phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đặc biệt với trẻ suy dinh dưỡng, cô giáo và phụ huynh cần thống nhất chế độ ăn cho trẻ để dần dần cải thiện tình trạng cho trẻ. c.Tạo dựng cơ sở vật chất, thiết bị đồ chơi. Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi có vai trò rất quan trong đối với hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và nội dung phát triển vận động cho trẻ nói riêng. Tùy thuộc vào điều kiện của địa phương, trường lớp tham mưu với ban giám hiệu đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, cải tạo các đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho trẻ vận động. Đầu năm học tôi cùng với các giáo viên trong trường rà soát các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động phát triển vận động cho trẻ, những đồ dùng nào đã có, đồ dùng nào chưa có hoặc đã hỏng để có kế hoạch tham mưu với Ban giám hiệu 6