Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 rèn kỹ năng sống

doc 16 trang sangkien 10741
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 rèn kỹ năng sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_r.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 rèn kỹ năng sống

  1. Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến – Huyện Triệu Sơn – Thanh Hóa A. ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay đang được xem là một vấn đề cấp bách trong không chỉ các nhà trường mà của toàn xã hội. Bởi có quá nhiều nguyên nhân từ cuộc sống của giới trẻ, cung cách ứng xử cũng như sự hòa nhập và cách thể hiện bản thân của các em trong từng tình huống khác nhau khiến chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này. Chúng ta luôn phải nhắc đến những tình trạng như trẻ em ngày nay sống quá ích kỷ, lạnh lùng, vô cảm không quan tâm tới bất cứ vấn đề gì xung quanh các em; nhiều người mất kiểm soát bản thân dẫn đến những việc đáng tiếc xảy ra như dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, nhiều trường hợp dẫn đến án mạng; rồi tình trạng cư xử thiếu văn hóa giữa mọi người với nhau; con cái bất hiếu với ông bà cha mẹ, bạo lực học đường Bên cạnh đó, là tình trạng học sinh, sinh viên học mà không thể làm như theo một nghiên cứu mới của ngành giáo dục công bố: 37% sinh viên ra trường không thể tìm được việc làm do thiếu kĩ năng thực hành xã hội ( khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, giao tiếp ), có tới 83% sinh viên ra trường đã bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống. Nhiều em học giỏi nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém. Nguyên nhân sâu xa chính là do các em thiếu kỹ năng sống. Theo Luật Giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh được phát triển toàn diện đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội. Cũng như Bác Hồ từng nói: “ Có tài mà không có đức là vô dụng - Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Chúng ta không chỉ phải dạy kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn hết là dạy người, dạy cách làm người, những con người đáp ứng đầy đủ những tố chất hiện đại, năng động, hoạt bát, thích nghi tốt, ứng phó nhanh trong mọi tình huống nhưng không đánh mất đi phẩm chất, đạo đức, giá trị nhân văn tốt đẹp, bản sắc văn hóa của con người Việt. Thời gian gần đây, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được đặc biệt quan tâm. Nhiều nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo, các chuyên đề được mở ra nhằm giúp không chỉ các nhà giáo dục, phụ huynh học sinh mà ngay cả chính các em có cơ hội để tiếp cận gần hơn, cụ thể và sâu sát hơn với vấn đề Rèn kỹ năng sống. Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta còn chưa thật sự hiểu dạy kỹ năng sống cho học sinh là dạy những gì và cần phải dạy như thế nào. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó". Năm học: 2013-2014 1
  2. Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến – Huyện Triệu Sơn – Thanh Hóa Theo Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD&ĐT) Phùng Khắc Bình, trong tương lai và về lâu dài cần xây dựng chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên ngay trong thời điểm hiện tại, mỗi giáo viên chúng ta cần phải dựa trên những hiểu biết và tìm tòi của bản thân cũng như sự chỉ đạo của chuyên môn để lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào trong quá trình dạy học. Trong năm học qua, bản thân tôi đã luôn chú ý tới việc giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh thông qua từng buổi học. Đó cũng là mục tiêu và nội dung chính trong Sáng kiến kinh nghiệm của tôi: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kỹ năng sống. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Như trên đã nói, vai trò của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm rất cần thiết và quan trọng. Rèn kỹ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội, để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên. Vậy kỹ năng sống là gì? - Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hằng ngày: “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua những hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hoá và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện thực thi năng lực tâm lý xã hội này” (WHO-1993) Tương đồng với quan niệm của WHO, còn có quan niệm kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Theo UNICEFF: “Giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào)”. Theo UNESCO, dạy Kỹ năng sống cho học sinh là giúp các em: Năm học: 2013-2014 2
  3. Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến – Huyện Triệu Sơn – Thanh Hóa Học để biết (gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả ) Học làm người (gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, ) Học để sống với người khác (gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông) Học để làm (gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, ) Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Về bản chất, đó là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói cách khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Đối với bậc học Tiểu học, bậc học nền tảng cho sự phát triển nhân cách và hình thành kiến thức, việc giáo dục kĩ năng sống đúng đắn cho các em cần phải đặc biệt được xem trọng vì từ đó các em có được những suy nghĩ hành động đúng đắn ngay từ ban đầu. Nhất là đối với đối tượng học sinh lớp 1, tất cả mọi kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ các em được tiếp nhận ở trường gần như là mới và lạ lẫm với các em. Ở giai đoạn 6 năm đầu đời, tất cả vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống mà các em có được hầu như đều hình thành do thói quen sống hàng ngày bằng phương pháp “thử sai”, cũng như do bắt trước người lớn hoặc được người lớn tập cho nhiều lần thành thói quen. Tính bắt trước của trẻ giống như là con dao hai lưỡi. Đa phần các em bắt trước các hành vi, lời nói, việc làm tốt của người khác nhưng cũng không ít trường hợp các em làm theo, nói theo cả những lời nói, việc làm chưa đúng mực. Chính vì vậy môi trường sống xung quanh trẻ có ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh đó, hệ thần kinh của trẻ giai đoạn này đang phát triển rất mạnh và dần hoàn thiện cả về trọng lượng và cấu tạo, sự hoàn thiện này sẽ được giữ lại suốt cuộc đời. Tuy nhiên, do phát triển mạnh nên đồng thời kéo theo xu hướng phản ứng mạnh ở các em, khả năng kìm hãm (khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu, chính vì vậy mà các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác không được mắng, doạ dẫm các em vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em. Khi trẻ bắt đầu tới trường - tham gia học tập ở trường Tiểu học, là trẻ được bước chân vào một thế giới hoàn toàn khác. Các em phải tiến hành hoạt động học - hoạt động nghiêm chỉnh có kỷ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học Năm học: 2013-2014 3
  4. Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến – Huyện Triệu Sơn – Thanh Hóa tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc rèn kỹ năng sống cho HS tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo nên các quan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ của người thầy thường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy, cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy, cô giáo mình. ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thực trạng học sinh lớp 1B: Hoàn cảnh gia đình, môi trường sống: Ngay từ khi mới nhận lớp, tôi đã có tìm hiểu tương đối đầy đủ về môi trường sống cũng hoàn cảnh của từng đối trượng học sinh. Cụ thể, lớp 1B có: Học sinh có bố mẹ làm công chức, giáo viên: 1 em chiếm 5%. Học sinh có bố mẹ làm nông nghiệp: 19 em chiếm 95%. Trong số đó có nhiều gia đình có vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng đi làm ăn xa. Cá biệt có những em bố mẹ ly hôn không nuôi con, các em phải ở với ông bà từ khi còn rất bé. Những biểu hiện của học sinh: Thực tế, khi học sinh rời trường mầm non và bước chân vào lớp 1, tất cả mọi nề nếp, giờ giấc học tập đều xa lạ chưa vào một kỉ luật nhất định, các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và không nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, ban bè. Nhiều em nói chuyện theo thói quen và sở thích, thích nói lúc nào thì nói, thích nói gì là nói ngay và khả năng lắng nghe của các em rất kém. Khả năng tu duy độc lập của các em hạn chế, hầu hết các vấn đề các em đều chờ sự gợi ý nhắc nhở hoặc làm mẫu của cô giáo Tuy nhiên, mỗi học sinh đã có một biểu hiện rất khác nhau, thậm chí kĩ năng sống của một số nhóm học sinh còn có sự khác biệt rất lớn. Nhóm các học sinh khá mạnh dạn, nhận thức vấn đề nhanh: Hồng Phúc, Huy Phương, Nga, Lâm Anh trái lại có những bạn đặc biệt chậm như em: Minh, Bảo Châm, Thanh hay các em thường xuyên không kiềm chế được cảm xúc như em: Trung, Huy, Trần Huyền. Các em có nhiều biểu hiện chậm thích nghi, rụt rè, thiếu tự tin hoặc quá tự do trong lớp phần lớn là những em có hoàn cảnh đặc biệt, các em chưa được dạy dỗ cẩn thận hoặc là những em được bố mẹ quá nuông chiều, luôn thích làm, thích nói theo ý mình và không nghe lời mọi người. Tôi đã quan sát các em trong quá trình học tập, cách giao tiếp, cách nói, cách các em tư duy, tham gia học tập, vui chơi, ứng xử với thầy cô và bạn bè, xử lý các mâu thuẫn gặp phải đồng thời tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo khác cũng như ý kiến của gia đình các em và có đánh giá chung như sau: Năm học: 2013-2014 4