Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu Lớp 4

doc 24 trang sangkien 31/08/2022 12800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_cho_hoc_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu Lớp 4

  1. PHẦN I: Thông tin tác giả sáng kiến. - Họ và tên tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Minh Thìn - Sinh ngày 02 tháng 4 năm 1976 - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH xã Mông Sơn - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng - Tên đề tài, sáng kiến đề nghị công nhận: “Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu lớp 4” - Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Chiến sĩ thi đua cơ sở “Năm học 2013 – 2014” . - Lĩnh vực áp dụng: “Trong ngành giáo dục” Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 trong trường tiểu học xã Mông Sơn PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Đặc điểm chung của tổ chuyên môn lớp 4+5 trường tiểu học xã Mông Sơn . Năm học 2013 – 2014 tổ chuyên môn khối lớp 5 gồm có 3 đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên giảng dạy ở 3 lớp với tổng số 74 học sinh được chia làm 3 lớp. Tất cả các em đều được học tập 5 buổi/tuần. Tất cả các thầy cô giáo của tổ chuyên môn lớp 5 đều đạt trình độ trên chuẩn. Đảm bảo có đủ năng lực chuyên môn để tham gia giảng dạy và bồi dưỡng học sinh, cuối năm tất cả 100% học sinh đều hoàn thành chương trình tiểu học. 1
  2. a. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao Số lớp Số học sinh Năm học Số lớp Tỉ lệ so với KH Số học sinh Tỉ lệ so với KH 2013- 2014 3 3/3 = 100% 74 74/74 = 100% b. Chất lượng giáo dục năm học 2012 – 2013. Kết quả XL các mặt Học sinh giỏi HSG cả Học sinh GD Năm học đạt giải các cấp năm học tiên tiến HK từ TB Học lực từ trở lên TB trở lên 02 em đạt giải ba và giải khuyến khích cấp huyện. 35/171 = 60/171 = 171/171= 171/171 2012 - 2013 01 em đạt giải khuyến 20,5% 35,1% 100% = 100% khích cấp tỉnh - Năm học 2012 - 2013 tôi trực tiếp dạy học và chủ nhiệm lớp 4B, kết quả đạt được như sau: Ngay từ đầu năm học, tôi đã tích cực và nghiêm túc thực hiện đầy đủ kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và của nhà trường. Bổ sung kịp thời các hoạt động của từng tháng từng tuần và từng ngày. Trên mọi lĩnh vực công tác mình được phân công và phụ trách. Trong năm học cùng với tổ chuyên môn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Qua đó đánh giá đúng chất lượng việc học tập của học sinh. Kết thúc năm học chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm 4B đạt được như sau: + Xếp loại hạnh kiểm: 37/37 HS = 100% xếp loại hạnh kiểm: Đạt + Học lực: Lên lớp thẳng: 37/37 = 100%. Trong đó học sinh được xếp loại chia ra: + HS Giỏi: 7/37 = 18,9%; Khá : 16/37 = 43,2%; Trung bình: 14/37 = 37,9% - Năm 2012 - 2013: 100 % học sinh xếp loại hạnh kiểm Đạt, tỷ lệ học sinh được lên lớp thẳng đạt 100%, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 52,1% tăng so với năm học trước 6,7% không có học sinh rèn luyện trong hè, không có học sinh vi phạm kỷ luật. 2. Lý do chọn sáng kiến. Trong tư bản luận, Các Mác đã từng nói:” Cùng với lao động và ngôn ngữ, loài người là nhân tố quyết định sự phát triển của mình”. Vậy con người và xã hội loài người phát triển mạnh mẽ đạt đến trình độ văn minh hiện đại phải kể đến yếu tố quan trọng là ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ con người có khả năng tư duy. Ngôn ngữ là công cụ hiện thực của tư duy. Vì thế tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Người có tư duy tốt sẽ giao tiếp tốt. Trong việc đào tạo con người, việc cung cấp kỹ năng và sử dụng ngôn ngữ chính là cung cấp phương tiện để tư duy chiếm lĩnh kiến thức. Lê-Nin đã từng khẳng định: “ Ngôn ngữ còn là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Con người sống thành xã hội. Trong xã hội nhất thiết 2
  3. phải có sự giao tiếp để con người trao đổi thông tin, biểu đạt tâm tư, nguyện vọng và cảm xúc. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của xã hội loài người. Con người học ngôn ngữ từ tuổi còn thơ và suốt cuộc đời không ngừng trau dồi ngôn ngữ cho chính mình. Con người học ở nhà trường và chính trong cuộc sống. Nhưng ở nhà trường con người được học ngôn ngữ một cách hệ thống và chuẩn mực nhất. Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt ,thông qua phân môn này, học sinh được rèn luyện về khả năng dùng từ chính xác, đúng chính tả. Phân môn Luyện từ và câu vận dụng các hiểu biết về kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác mang lại, rèn luyện hoăc cung cấp, đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài tập Luyện từ và câu, học sinh phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt vào quá trình viết bài. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được học sinh hoàn thiện và nâng cao dần. Một trong những nội dung quan trọng của việc rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ở bậc tiểu học là giúp học sinh biết sử dụng từ một cách phù hợp trong các bài viết, đặc biệt trong phân môn Luyện từ và câu. Dùng từ đúng, phù hợp với nội dung văn cảnh, giúp các em thể hiện ý văn sáng sủa, rõ ràng, mặt khác giúp người đọc hiểu nội dung bài văn, câu văn một cách dễ dàng, chính xác. Trong quá trình giảng dạy tại trường Tiểu học xã Mông Sơn, qua việc trực tiếp hướng dẫn học sinh làm các bài tập môn học, tôi thấy để giúp các em biết sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, nhận biết đầy đủ bố cục một câu văn, một đoạn văn. Chính vì thế tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp cho học sinh học tốt Luyện từ và câu lớp 4” 3. Mục đích của sáng kiến. Là giáo viên đã công tác lâu năm trong nghề. Hàng năm được tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tôi luôn muốn làm sao có phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp nhất để truyền thụ hết tri thức cho học sinh. Là một giáo viên tiểu học trực tiếp giảng dạy lớp 4 theo chương trình sách giáo khoa mới, tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này. Làm thế nào để đồng nghiệp và bản thân có được phương pháp dạy "Luyện từ và câu"cho học sinh một cách tối ưu. Làm thế nào để sự tiếp thu kiến thức của các em có hiệu quả. Để học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt là chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức khoa học. Qua nghiên cứu bài giảng cụ thể, qua thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp trong nhà trường từ năm học 2012 - 2013. Qua thực tế đánh giá kết quả học tập của học sinh khối lớp 4 của trường TH xã Mông Sơn, chúng tôi 3
  4. nghiên cứu tìm ra phương pháp day học tích cực và phù hợp nhất đối với học sinh, cũng như biện pháp dạy học thống nhất trong dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4 trong nhà trường. Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi chủ yếu nghiên cứu về phân môn Luyện từ và câu ở môn Tiếng Việt lớp 4. Đồng thời cùng với đồng nghiệp xây dựng thành chuyên đề chuyên môn, trực tiếp áp dụng trong giảng dạy từ năm học 2012-2013 và năm học 2013 - 2014 ở trường tiểu học xã Mông Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu viết sáng kiến. Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn "Luyện từ và câu" sẽ giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt, đúng phương pháp giảng dạy phân môn "Luyện từ và câu", người giáo viên sẽ tìm ra những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục . Qua thực tế nghiên cứu và giảng dạy tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau. - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, tạp chí, sách giáo viên, sách tham khảo - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, phỏng vấn, phương pháp phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thống kê. - Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như Phương pháp kiểm tra, đánh giá, so sánh. 5. Cơ sở lý luận của sáng kiến: 5.1. Cơ sở hình thành và phát triển kĩ năng tiếng Việt: -Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Sách giáo khoa tiếng Việt 4 tiếp tục lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt thông qua tất cả các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Phân môn luyện từ và câu được học từ lớp 2, song đến lớp 4 mới có những tiết học dành riêng để trang bị kiến thức cho học sinh. Các em được mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, được trang bị kiến thức sơ giản về từ, câu, kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu. Giai đoạn này, trẻ em có sự thay đổi đáng kể. Các em thích diễn đạt, thích vận dụng từ ngữ hay để nói, viết Thế nhưng tư duy các em phát triển chưa hoàn thiện, các em chưa hiểu nghĩa từ, chưa nắm chắc kiến thức ngữ pháp tiếng Việt. Vì vậy, việc giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt là rất quan trọng. Các em nắm chắc kiến thức về từ ngữ, ngữ 4
  5. pháp tiếng Việt để học tốt các phân môn tiếng Việt và các môn học khác, là cơ sở, nền tảng cho việc học tập các bậc học trên. Thông qua các bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu học sinh được rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng ngay từ các bài thơ, bài văn Các em hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu để nói, viết đúng, viết hay, vận dụng một số biện pháp tu từ. Từ đó, các em có thể trau dồi kĩ năng vận dụng từ ngữ đưa vào ngữ cảnh phù hợp, sinh động, có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp và thích học tiếng Việt. 5.2.Cơ sở chương trình SGK Tiếng Việt lớp 4: Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 được xây dựng theo hai trục chủ điểm và kỹ năng trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kỹ năng được lấy làm khung cho từng tuần từng đơn vị học. Sách bao gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong ba tuần ( Riêng chủ điểm Tiếng sáo diều học trong 4 tuần ) Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vực rất gần gũi với học sinh như gia đình , trường học, thiên nhiên và xã hội thì ở lớp 4 chủ điểm là những vấn đề về đời sống tinh thần của con người như tính cách , đạo đức, năng lực,sở thích, .cụ thể như sau : Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết : HKI : 32 tiết ; HKII 30 tiết. Bao gồm các nội dung sau: *Mở rộng hệ thống hoá vốn từ: (19 tiết) -Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá theo trường nghĩa tương đương các chủ điểm. + HK I: 9 tiết Nhân hậu – Đoàn kết( tuần 2,3) Trung thực – Tự trọng ( tuần 5,6) Ước mơ ( tuần 9) Ýchí – Nghị lực( tuần 12,13) Đồ chơi – Trò chơi ( tuần 15;16) + HK II: 10 tiết Tài năng ( tuần 19) Sức khoẻ ( tuần 20) Cái đẹp ( tuần22, 23) Dũng cảm ( tuần 25, 26) Du lịch – Thám hiểm ( tuần 29,30) Lạc quan – Yêu đời ( tuần 33,34) 5