Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi học múa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi học múa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_4_5.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi học múa
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TRƯỜNG MẦM NON TÚC DUYÊN SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI HỌC MÚA Họ và tên: TRẦN THỊ CHUNG Chức vụ : Giáo viên Lĩnh vực nghiên cứu: Phát triển thẩm mỹ Thái nguyên, tháng 5 năm 2015
- LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua việc tổ chức “Múa” ở các trường mầm non chưa được chú trọng. Nhiều nơi thực hiện chưa có hiệu quả. Có tình trạng như vậy là do khả năng hướng dẫn còn yếu. Điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Qua triển khai chuyên đề “Giáo dục âm nhạc”, các trường mầm non đã có khả năng và những điều kiện nhất định để thực hiện tốt hoạt động “Múa” cho trẻ”. Để giúp các giáo viên thực hiện tốt hoạt động múa cho trẻ mầm non một cách có hiệu quả. Tôi xin được đưa ra một số biện pháp dạy trẻ mầm non 4 - 5 tuổi học múa. Các bài múa được tuyển chọn từ các bài trong chương trình giáo dục âm nhạc dành cho thiếu nhi. Vì vậy, thuận tiện cho việc luyện tập và biểu diễn ở độ tuổi mầm non. Nghiên cứu các biện pháp và thực hiện một cách linh hoạt, triệt để, tùy vào hứng thú và hoàn cảnh thực tế và khả năng của trẻ. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để hoạt động “Múa” được tổ chức tốt hơn.
- MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Pham vi nghiên cứu 4 3. Phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN II: NỘI DUNG 6 I– Cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức cho trẻ học múa 6 1. Cơ sở lý luận 6 2. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng múa của trẻ MG 4-5 tuỏi 8 3. Một số thể loại múa dạy trẻ MG 4-5 tuổi 9 4. Quan điểm về một bài múa được lựa chọn 18 II– Thực trạng và một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học múa 19 1. Thực trạng 19 2. Biện pháp dạy trẻ MG 4-5 tuổi học múa 20 3. Một số biện pháp khác 25 III- Thực nghiệm sư phạm 27 1. Mục đích của thực nghiệm 27 2. Nội dung của thực nghiệm 27 3. Cách tiến hành thực nghiệm 27 4. Phân tích thực nghiệm 27 PHẦN III: KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 1
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Nội dung Viết tắt 1 Phòng giáo dục và đào tạo PGD&ĐT 2 Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi Lớp MG 4-5T 3 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 4 Hoạt động góc HĐG 5 Nhà xuất bản Giáo Dục NXBGD 6 Nhạc và lời N&L 2
- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những hoạt động của trường Mầm non, “ Múa” là một hoạt động tích cực không chỉ bồi dưỡng về mặt thể chất mà còn làm cho cơ thể linh hoạt, mềm dẻo, bền bỉ, hồn nhiên, ngây thơ, luôn hướng tâm hồn trẻ đến cái đẹp, cái thiện, biết yêu quý cuộc sống. Như vậy ta có thể khẳng định “Múa” là một hoạt động phát triển toàn diện nhân cách trẻ. “Múa là một loại hình nghệ thuật đặc thù” phương tiện thể hiện chính là con người, ngôn ngữ được thể hiện bằng các động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu bộ nét mặt, cùng với sự chuyển động, hoạt động có tính lôgíc, có thể chuyển tải nội dung, một tư tưởng, phản ánh một sự việc, một sự kiện, một tình cảm nào đó. “Múa” là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật múa là bức “điêu khắc sống”. Ở múa chính là con người thể hiện gây ấn tượng sâu sắc đến những người thưởng thức. Nó mang trong mình về mầu sắc, về đạo đức thẩm mỹ, vui chơi, giải trí, nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các chức năng hoạt động của con người nhất là trẻ thơ Ở lứa tuổi Mầm non trẻ rất hiếu động, đây là thời kỳ phát triển thẩm mỹ rất tốt. Chúng tiếp nhận thế giới xung quanh trực quan cảm tính. Nên khi dạy trẻ múa, trẻ cảm thụ và lĩnh hội được kinh nghiệm hoạt động nghệ thuật múa trong sinh hoạt đời sống con người, đồng thời giúp trẻ dần dần hoàn thiện bản thân và lĩnh hội được mầu sắc, kích thước, trang phục, ở từng góc độ khác nhau. Qua đó, nghệ thuật múa là một trong những nội dung mà ngành giáo dục Mầm non quan tâm hơn cả. Bởi âm nhạc- múa là phương tiện không thể thiếu được, góp phần hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực và lao động cho trẻ. “Dạy múa” cho trẻ ở Mầm non sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm làm giầu đẹp đời sống tinh thần như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng trẻ thơ. Khi trẻ chập chững vào đời, vào trường học đầu tiên - Trường học Mầm non dạy trẻ những điệu múa để hình thành, phát triển nhân cách và khả năng linh hoạt của cơ thể. Hơn thế nữa, múa còn giúp trẻ nhận biết cái đẹp, tự tin và làm chủ cơ thể, làm 3
- đẹp cho mình, và làm đẹp cho đời, làm giảm bớt sự căng thẳng của cơ thể, là cơ sở, điều kiện để giúp trẻ khôn lớn và trưởng thành, sau này có vóc dáng đẹp, khoẻ mạnh. Trong thực tế nghệ thuật múa chưa được chú trọng, nó chưa được tách biệt thành một môn học độc lập như các môn học khác như: Làm quen với toán, làm quen với tác phẩm văn học, chữ viết v.v Nếu chỉ là vận động theo nhạc hay những động tác nhún chân, cuộn cổ tay, nghiêng người theo nhạc, theo lời bài hát, không có sự phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển và lôgíc giữa chân-tay, mặt, giữa động tác với lời ca, nhịp điệu bài hát. Có nghĩa là chưa ý thức được đây là múa. Mặt khác, tổ chức cho trẻ múa tập thể còn hạn chế, chỉ có một số trẻ được tham gia trong các ngày lễ hội và trẻ đó thường có năng khiếu về múa hơn các trẻ khác và trẻ thường không có kiến thức về các động tác cơ bản trong nghệ thuật múa. Bên cạnh đó do trình độ kiến thức của giáo viên về chất liệu múa, khả năng hướng dẫn còn hạn chế nên các bài múa cô dạy trẻ thường dập khuôn máy móc, chưa thu hút, lôi cuốn và thể hiện niềm đam mê, gây hứng thú cho trẻ về nghệ thuật múa. Xuất phát từ cơ sở trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Một vài kinh nghiệm dạy trẻ MG 4-5 tuổi học múa" để cùng các bạn đồng nghiệp khắc phục dần các những vấn đề còn tồn tại, từng bước cải tiến để đưa nghệ thuật múa đến với trẻ thơ một cách liên tục, khoa học và hiệu quả hơn nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non đã đề ra. 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Địa điểm : Lớp MG 4-5 Tuổi B1 Trường Mầm non Túc Duyên - Thời gian: Từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 05 năm 2015. - Khách thể nghiên cứu: Trẻ MG 4-5 tuổi trường Mầm non Túc Duyên - Đối tượng nghiên cứu “Một vài kinh nghiệm dạy trẻ MG 4-5 tuổi học múa”. - Giả thuyết khoa học: Việc nghiên cứu đưa vào chương trình giáo dục một vài kinh nghiệm dạy trẻ MG 4-5 tuổi học múa sẽ giúp cho trẻ có hứng thú tích cực hơn, nâng cao khả năng của trẻ ttrong các tiết học múa hơn khi tiếp nhận các động tác, hình thức minh hoạ mới mà cô giáo là người dẫn dắt trẻ. 4
- 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Đọc tài liệu làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Quan sát, ghi chép hoạt động của cô và trẻ. - Trò chuyện với giáo viên để hiểu rõ về thực trạng. - Phương pháp thực nghiệm đối chứng. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 5
- PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN &THỰC TIỄN TỔ CHỨC CHO TRẺ HỌC MÚA 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN * Múa là gì ? “Múa” là một loại hình nghệ thuật biểu diễn, mang tính tổng hợp khách quan đặc thù. Phương tiện thể hiện bằng cơ thể con người, ngôn ngữ biểu hiện là động tác, dáng dấp, cử chỉ, hành động, điệu bộ, tư thế, đường nét chuyển động trong âm nhạc. Diễn ra trong không gian sân khấu và thời gian được ấn định trước. Trong quá trình lao động, các động tác múa được hình thành do nhu cầu thực tiễn để truyền bá kinh nghiệm, tình cảm của con người với con người, con người với cảnh vật thiên nhiên. Nghệ thuật múa là dạng văn hoá phi vật thể, còn gọi là nghệ thuật của không gian và thời gian. * Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ thơ. Đối với trẻ Mầm non, nghệ thuật múa góp phần hình thành nhân cách của trẻ, là phương tiện để giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, thể chất cho trẻ. “Múa” đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu không ngừng chuyển động, đầy niềm vui, gợi cho trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội, hiểu cái hay đẹp, muốn vươn tới cái đẹp. Nội dung tác phẩm múa, hình tượng múa đã mang lại cảm xúc và nhận thức thẩm mỹ cho trẻ về nội dung, tư tưởng tác phẩm. “Múa” là hình thức hoạt động kết hợp âm nhạc rất hấp dẫn trẻ. Nghệ thuật múa giúp trẻ tạo ra hình thể, dáng dấp đẹp mà còn giúp trẻ phát triển khả năng bộc lộ diễn đạt cảm xúc một cách hồn nhiên, chân thật. Nghệ thuật múa gắn với sự phát triển trí tuệ của trẻ, đòi hỏi trẻ phải ghi nhớ có chủ định, có trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo. Bởi khi múa trẻ phải biết nghe nhạc, phối hợp giữa âm nhạc và động tác kết hợp từ những động tác đơn giản đến những động tác phức tạp. “Múa” còn rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, biết tự kiềm chế và hoà mình với tập thể. Nghệ thuật múa đều mang trong mình chức năng phản ánh sâu sắc về đạo đức, vui chơi, giải trí đồng thời tính nhân văn của nghệ thuật múa luôn được thẩm định ở độ cao trong vai trò hoàn thiện các chức năng hoạt động. Vì thế, nghệ thuật múa là phương tiện để giúp trẻ phát triển nhiều mặt như đức, trí, thể, mỹ 6
- - “Múa’’ là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ Mầm non Trẻ cầm tay nhau cùng múa hát, nhường nhịn nhau ở mỗi bước đi, mỗi bước nhảy, không chen lấn, xô đẩy nhau để thể hiện sự đoàn kết. Trẻ đứng trước tập thể, nhiều khán giả để biểu diễn một bài múa từ đó sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động. Cùng nhau cố gắng tập một điệu múa cho đều, cho đẹp và hoàn chỉnh, không bỏ cuộc giữa chừng, đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý có tính tổ chức kỷ luật cao. Như vậy, múa là điều kiện cần thiết để hình thành những phẩm chất đạo đức của nhân cách trẻ. - “Múa” là phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ Mầm non Khi múa đòi hỏi trẻ phải chú ý quan sát, nhạy bén, linh hoạt, phối hợp các động tác một cách lôgic, đồng thời trẻ phải lắng nghe giai điệu âm nhạc. Tác phẩm múa càng khó như những bài múa tập thể, múa dựng hình tượng, hoạt cảnh đòi hỏi trẻ phải lắng nghe giai điệu, nghe nhạc, ghi nhớ vai diễn, đội hình chuyển động, các động tác múa, thứ tự, vị trí từng người, ai múa trước, ai múa sau để điều chỉnh đội hình cho đẹp. Như vậy, trên cơ sở thống nhất các cơ quan vận động, thính giác, thị giác giúp trẻ phát triển trí nhớ. Theo từng độ tuổi, các bài tập rèn luyện kỹ năng múa ngày càng khó dần và phức tạp hơn, đòi hỏi trẻ phải tích cực tư duy, dần dần trẻ tự hình dung ra các động tác, hình tượng phù hợp lời ca, làm cho trí tưởng tượng ngày càng phong phú và thực hiện tốt hơn. - “Múa” góp phần phát triển thể chất cho trẻ Mầm non Khi trẻ múa đòi hỏi hoạt động của toàn thân, các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhịp điệu nhanh mạnh, gắn liền với hoạt động của hệ tuần hoàn, làm cho tim đập nhanh, sự tuần hoàn của máu, hô hấp tăng, trẻ thở nhanh, mạnh làm nở phổi, bài tiết ra mồ hôi nhiều. “Múa” phát triển các cơ bắp săn chắc, rắn rỏi, trẻ cứng cáp, khoẻ mạnh, uyển chuyển, nhẹ nhàng, duyên dáng, tư thế đẹp.“Múa” còn làm tiêu hao năng lượng làm cho trẻ chóng đói, thèm ăn, đến bữa trẻ ăn ngon miệng hơn, giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, là điều kiện phát triển thể chất cho trẻ. - “Múa” góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Ở nghệ thuật múa,động tác kết hợp giai điệu giúp trẻ bộc lộ cảm xúc, diễn đạt cảm xúc. Khi múa trẻ thấy được hình thể của mình, của bạn thông qua động 7