Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt dạng văn miêu tả ở Lớp 4

doc 15 trang sangkien 27/08/2022 5400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt dạng văn miêu tả ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tot_dang_van_mieu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tốt dạng văn miêu tả ở Lớp 4

  1. Một số biện pháp dạy tốt dạng văn miêu tả ở lớp 4 ___ Phần Mở đầu I/ Lý do chọn đề tài - Môn Tiếng Việt có vai trò hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. - Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. - Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện). Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau. - Thời đại hiện nay, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh chúng ta không còn như chúng ta ở độ tuổi đó, học sinh ngày càng năng động, nhạy bén với cái mới. Cách nghĩ, cách cảm của các em cũng đã thay đổi. Người giáo viên phải nắm bắt được điều này để có phương pháp dạy học cho phù hợp tránh bị tụt hậu. II. CƠ Sở THựC TIễN: Hiện nay chương trình của Bộ GD đang áp dụng kĩ năng sống vào dạy học, hay dạy học theo hướng tích cực hoá để học sinh được hoạt động nhiều hơn, học sinh được giao tiếp nhiều hơn trong quá trình học tập. Chính vì vậy, người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp. Đổi mới việc dạy học, trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ ___ 1 Năm học 2011 – 2012
  2. Một số biện pháp dạy tốt dạng văn miêu tả ở lớp 4 ___ thể rõ ràng. Còn với phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Còn việc học thì sao? Ngoài SGK Tiếng Việt thì hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa dang, phong phú hơn. Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Từ những lý do khách quan và chủ quan trên để khắc phục những hạn chế trong việc dạy văn miêu tả ở lớp 4, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp dạy tốt dạng văn miêu tả ở lớp 4". phần Nội dung Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở sự cảm nhận của người viết về những hình ảnh, đối tượng mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua quá trình quan sát của các giác quan trực tiếp của mình. Văn miêu tả là thể loại văn bản mang tính nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể của người viết. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ giàu sức gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp tu từ. Kết cấu bài văn miêu tả gồm 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả, thể hiện tình cảm, quan hệ của người miêu tả với đối tượng miêu tả. + Thân bài: Tái hiện, sao chụp chân dung của đối tượng miêu tả ở những góc nhìn nhất định. + Kết bài: Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ trực tiếp của người miêu tả và của mọi người nói chung đối với đối tượng miêu tả. Văn miêu tả là sự vận dụng hiểu biết về ngôn từ để thể hiện sự cảm nhận về cái đẹp. Bài văn miêu tả phải có hồn, phải có chất văn trong đó. Điều này rất khó đối với học sinh lớp 4. Do đó, trách nhiệm của người dạy là thổi hồn, thổi chất văn vào đầu óc non nớt của học sinh và hướng cho các em cách thể hiện. ___ 2 Năm học 2011 – 2012
  3. Một số biện pháp dạy tốt dạng văn miêu tả ở lớp 4 ___ Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của phân môn luyện từ và câu, nắm được cấu trúc của bài văn miêu tả nhưng khi áp dụng vào viết văn thì các em thường mắc các lỗi về dùng từ đặt câu, kết hợp với việc chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học như so sánh, nhân hoá, vốn từ lại nghèo nàn nên bài văn miêu tả của các em còn khô khan, lủng củng, nghèo cảm xúc. Bài văn trở thành một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả, thường mắc lỗi dùng từ và đặt câu. * Chương trình Tập làm văn lớp 4 gồm 68 tiết, trong đó văn miêu tả chiếm 38 tiết gồm các mảng kiến thức sau: - Thế nào là miêu tả? - Quan sát để miêu tả cho sinh động. - Trình tự miêu tả ( Người, cảnh, đồ vật, con vật, cây cối ). - Cấu tạo đoạn văn, bài văn miêu tả ( Người, cảnh, đồ vật, con vật, cây cối) Các kiến thức trên được cụ thể hóa thành hai loại bài. Đó là, loại bài hình thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành. I/ Thực trạng việc dạy Tập làm văn - Thể loại văn miêu tả lớp 4. 1/ Tình hình chất lượng học tập môn Tiếng Việt và phân môn Tập làm văn của học sinh. Qua quá trình giảng dạy ban đầu, tôi thấy học sinh viết văn miêu tả chưa hay, chưa có hình anh. Một số học sinh chỉ kể lại các chi tiết của đối tượng miêu tả. Bài văn thiếu chất nghệ thuật. Kết quả cụ thể như sau: Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm dưới TB Lớp Số HS SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 4A 23 2 9 6 26 10 43 5 22 Từ thực trạng trên tôi thấy cần thiết phải có những biện pháp sáng tạo trong dạy văn miêu tả lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học. II/ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả lớp 4. 1. Người giáo viên phải nắm được tâm lí lứa tuổi học sinh của mình: ___ 3 Năm học 2011 – 2012
  4. Một số biện pháp dạy tốt dạng văn miêu tả ở lớp 4 ___ Văn miêu tả là một dạng văn mới mẻ đối với học sinh do đó giáo viên phải hướng dẫn một cách tỉ mỉ cho các em. Tâm lí chung của học sinh tiểu học là thích cái mới, thích khám phá. Căn cứ vào điều này mà người dạy cần phải hình thành và rèn luyện cho các em quan sát, cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng về nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em có cách cảm, cách nghĩa sâu sắc khi miêu tả. Đối với các em mọi cái mới chỉ là sự bắt đầu của một quá trình. Trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì việc làm văn miêu tả sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu. Để viết văn miêu tả, học sinh phải có cái hồn, có chất văn trong bài viết. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện, biết cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh từ những gì gần gũi, thân thương nhất. 2. Giáo viên cần làm cho học sinh nắm được bản chất của dạng văn miêu tả: Văn miêu tả mang tính nghệ thuật cao do đó nó phải có sự sáng tạo, sự đánh giá hết sức phong phú của người viết. Mỗi bài văn là tác phẩm của mỗi người nên không có sự sao chép của người khác. Người viết phải gợi ra cho người đọc cái hay, cái đẹp của đối tươngj mặc dù nó không mới. Mỗi đối tượng lại có những nét riêng. Nhà văn Phạm Hổ cho rằng: "Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắn với cái chân thật". Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của ngườu viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết "bịa" một cách tùy ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công thức sáo rỗng, thói già trước tuổi. Mặt khác giáo viên cần giúp các em nắm được: trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh, đây là một trong những miêu tả trong sinh học, địa lý và các thể loại văn khác. Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kỹ hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như vậy chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn. 3. Giáo viên cung cấp cho học sinh vốn từ giàu sức miêu tả, có hình ảnh và sáng tạo: ___ 4 Năm học 2011 – 2012
  5. Một số biện pháp dạy tốt dạng văn miêu tả ở lớp 4 ___ Học sinh tiểu học vốn từ chưa phong phú, còn hạn chế nhất là vốn từ để miêu tả. Do vậy người giáo viên trước hết phải cung cấp cho các em vốn từ miêu tả, để học sinh có vốn sống cho mình. Vốn từ không phải đâu xa lạ mà chính là vốn từ khi dạy bài tập đọc, dạy mở rộng vốn từ, dạy chính tả Khi các em được cung cấp vốn từ này giáo viên nên khuyến khích học sinh ghi lại vào sổ tay văn học. Ngoài ra, người giáo viên phải có vốn từ phong phú thì mới cung cấp cho học sinh. Giáo viên có thể lấy trên sách báo, các phương tiện thông tin khác. Tuỳ theo dạng bài miêu tả ( người, đồ vật, cảnh, con vật, cây cối ) mà giáo viên cung cấp vốn từ và học sinh sử dụng khác nhau: - Tả người: gồm có tầm vóc( cân đối, thon thả, vạm vỡ, cao lớn, khệnh khạng, dòng dỏng ); diện mạo( chững chạc, cởi mở, kín đáo, khắc khổ, thông minh, linh hoạt, lém lỉnh ); khôn mặt ( tròn, trái xoan, hồng hào, phúc hậu, sáng sủa, chữ điền, ủ rũ ); đầu( tròn, dài, bẹp, to, nhỏ, hói, cao , thấp );đôi mắt ( bồ câu,lá răm, lóng lánh, lanh lợi, sắc sảo, trong sáng, thơ ngây, nhân từ ); nước da( trắng trẻo,trắng hồng, ngăm ngăm, rám nắng, xanh xao, thô ráp, xù xì ); thân hình( mập ú, gầy guộc, mảnh mai, béo phệ, ); mái tóc( óng ả, đên nhánh, vàng như râu ngô, đên mượt, dày kì lạ ); lời nói( dịu dàng, lịch sự, chân tình, khiếm nhã );nụ cười( hồn nhiên, vui vẻ, khúc khích, hiền dịu, toe toét, gượng gạo ); trang phục( giản dị, lôi thôi, bảnh bao, lịch sự, dơ bẩn, sang trọng, loè loẹt ) - Tả cảnh: buổi sáng( dịu dàng, dễ chịu, trong lành, mát mẻ, xanh mướt, long lanh, tràn trề ); buổi trưa( chói chang, trơ trọi, nhộn nhịp, chen chúc, oi bức, nắng như đổ lửa, quang đãng ); buổi chiều( tim tím, nhè nhẹ, xa xa, ồn ào, ); buổi tối( yên tĩnh, chìm vào giấc ngủ, đen kịt, vắng vẻ, ) . ___ 5 Năm học 2011 – 2012