Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_cho.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên
- ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHO TRẺ TIẾP XÚC VỚI MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài. Thiên nhiên không chỉ mang lại cho con người những cái cần thiết để sống mà còn hấp dẫn chúng ta bởi những vẻ đẹp kỳ diệu. Thiên nhiên cần cho con người bao nhiêu thì lại càng không thể thiếu được đối với trẻ thơ bấy nhiêu. Có những cái bình thường tưởng chừng như cây cỏ, dòng sông, con suối, giọt sương mai long lanh trên cành lá hay tiếng kêu rên rỉ của chú dế mèn ngoài bờ đê .đều ảnh hưởng đến tình cảm và trí tuệ của các em. Hãy tạo mọi điêù kiện để cho trẻ đến với thiên nhiên càng nhiều càng tốt, hãy để cho tất cả những âm thanh, màu sắc, hương vị của thiên nhiên tràn ngập vào các giác quan, để lại trong tâm trí em nhỏ những ấn tượng tươi mát trong lành. Vì càng nghe, càng nhìn nhiều màu sắc, âm thanh của thiên nhiên được bao nhiêu, thì cảm giác và tri giác con người càng trở nên nhạy bén, tinh tế bấy nhiêu và phạm vi xúc cảm biểu hiện sự phát triển tinh thần của con người càng rộng lớn bấy nhiêu. Tách trẻ em ra khỏi thiên nhiên là một việc làm không bình thường, trái với quy luật phát triển của chúng. Đời sống tinh thần của con em chúng ta sẽ phong phú biết nhường nào nếu trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên kỳ diệu. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của môi trường công nghiệp hoá - hiện đại hoá, sự bùng nổ về công nghệ thông tin trẻ em đang mất dần những sân chơi thú vị, những bài đồng dao, những trò chơi dân gian, những câu chuyện cổ tích Thực tế trong những năm vừa qua giáo viên đã tổ chức cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên cũng có rất nhiều giáo viên chưa linh họat, sáng tạo trong việc tổ chức các họat động, chưa cho trẻ được thực hành, trải nghiệm với môi trường thiên nhiên, chưa nắm vững kiến thức, hình thức cũng như tích hợp lồng ghép các phương pháp. Với những lý do cấp thiết như vậy và mong muốn góp một phần nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ qua việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên quanh trẻ, tôi chọn đề tài " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên” góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu của việc chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên nhằm xây dựng cho giáo viên một số giải pháp giúp giáo viên nắm vững các kiến thức, hình thức, phương pháp khi tổ chức cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên nhằm hình thành các biểu tượng về quá trình vận động, các mối quan hệ nhân quả của sự vật, hiện tượng, tích lũy sự hiểu biết để hình thành và phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện. 1
- 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Giáo viên và trẻ trong trường Mầm non của xã nhà 4. Giả thiết nghiên cứu: - Nếu đề ra một số giải pháp phù hợp trong việc chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên nhằm góp phần giáo dục nhân cách trẻ một cách toàn diện. Giúp cho giáo viên có những biện pháp hữu hiệu trong việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát, điều tra - Phương pháp quan sát, theo dõi. - Phương pháp phân tích tổng hợp 6. Dự báo đóng góp mới của đề tài: - Giúp cho giáo viên nắm vững các kiến thức, kỹ năng, phương pháp khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. - Giúp cho trẻ hứng thú, tích cực chủ động sáng tạo khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiển: 1.Cơ sở lý luận: Giáo dục mầm non có mục tiêu là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non đã triển khai thực hiện chương trình mầm non, chương trình lựa chọn và sắp xếp theo hệ thống các chủ đề thông qua các hoạt động giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt thông qua hoạt động cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, giáo viên tổ chức cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, nắm bắt và lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng về MT thiên nhiên. Thiên nhiên có tầm quan trọng đối với đời sống và sự phát triển của con người, con người không thể sống mà tách rời thiên nhiên. Thiên nhiên là nguồn gốc sinh ra của cải vật chất cho con người. Môi trường tự nhiên là môi trường giáo dục rất hấp dẫn đối với trẻ. Hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên hôm nay sẽ là cơ sở khoa học cho tương lai khi trẻ tiếp thu những tri thức tự nhiên. 2
- Thông qua hoạt động với thiên nhiên sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phát triển trí thông minh, vốn sống, tình cảm thẩm mỹ, đạo đức. Thiên nhiên là kho tàng vô tận, làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ, như trẻ không thể tự mình có hiểu biết đúng đắn về thiên nhiên xung quanh dù chỉ là nhận thức ban đầu. vì vậy người lớn tổ chức để hướng dẫn trẻ tiếp thu những biểu tượng đúng đắn về môi trường thiên nhiên. Nhờ có giáo dục thiên nhiên mới trở thành những phương tiện để hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay các trường Mầm non trên địa bàn đều rất chú trọng đến việc xây dựng môi trường thiên nhiên trong và ngoài lớp học để thu hút trẻ. Khi đến trường ngoài giờ học các cháu rất mong được ra sân để chơi, để được tiếp xúc với cây cỏ hoa lá, các con vật đáng yêu ngộ nghĩnh hay là tiếng suối chảy róc rách từ con suối nhân tạo, vườn cổ tích có nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn, chú bé chăn trâu thổi sáo Tất cả đều mang lại cho trẻ những niềm say mê, thú vị mà nhiều khi chính người lớn cũng không ngờ tới. Tuy nhiên để những phong cảnh thiên nhiên đó thật sự mang lại hiệu quả giáo dục trên trẻ thì giáo viên cần chú trọng đến việc khai thác điều gì? khai thác như thế nào để đạt được mục tiêu mình mong muốn? Điều đó không phải giáo viên nào cũng thật sự quan tâm và thực hiện. Trên thực tế giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, chưa biết cách tạo môi trường mở, thiết kế các bài tập mở kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ. Một số giáo viên chưa có ý thức tái tạo cảnh quan môi trường xung quanh cho trẻ họat động. Chính vì thế có những điều hay, tuyệt vời đến từ thiên nhiên mà trẻ em không có cơ hội được quan sát, tìm hiểu, trải nghiệm chính vì sự thờ ơ của người lớn. 3. Thực trạng chung của Trường mầm non về việc tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. 3.1. Tình hình về Trường Mầm non: Trường mầm non chúng tôi được thành lập từ năm 1987. Khi mới thành lập cơ sở vật chất của nhà trường còn đơn sơ, nghèo nàn, công tác chỉ đạo chưa sát sao. Trải qua mấy chục năm cùng với sự phát triển của đất nước, trường Mầm non chúng tôi từng bước đi lên. Nhờ được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành đã tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất tương đối khang trang. Trường đã nhiều năm liền đạt trường tiên tiến cấp cơ sở, cấp tỉnh. + Về đội ngũ: Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 16. (Trong đó Ban giám hiệu: 2; Giáo viên đứng lớp: 11; nhân viên: 3). Cán bộ giáo viên biên chế 12 người, ngoài biên chế 4 người. Đào tạo đạt chuẩn 16/16, đạt tỉ lệ 100%, trên chuẩn 5/16 đạt 31,2% (Có 05 giáo viên đang theo học đại học Tại chức). Nhìn chung đội ngũ giáo viên còn trẻ, khỏe, nhiệt tình. Chi bộ nhà trường với tổng số đảng viên là 10/16 đồng chí chiếm tỷ lệ 62,5%. 3
- Vì vậy mọi hoạt động của nhà trường được chi bộ Đảng tập trung lãnh đạo, nhất trí cao. Công đoàn của trường đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc. Ban Giám hiệu trường đoàn kết, năng động nhiệt tình trong mọi công tác chỉ đạo nên được giáo viên và phụ huynh tin yêu, tín nhiệm. Đội ngũ giáo viên tâm huyết, nhiệt tình với nghề nghiệp, đồng sức đồng lòng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3.2. Tình hình về việc tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. 3.1.Thuận lợi: - Trường được bố trí một điểm trường, cảnh quan khuôn viên của khu vực nhà trường rộng rãi thoáng mát, có đồ chơi ngoài trời, có vườn hoa, vườn rau, vườn thuốc nam, cây xanh, cây cảnh được bố trí hài hòa hợp lý nhằm tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên xanh - sạch - đẹp là một điều kiện thuận lợi cho trẻ được trải nghiệm với môi trường thiên nhiên. - Trường được địa phương quan tâm đầu tư dựng xây dựng cơ sơ vật chất. - Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tự giác cao trong công việc, có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực có tinh thần thống nhất cao và kỷ luật trong công tác. ham học hỏi nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Được học tập bồi dưỡng về các chuyên đề do cấp trên chỉ đạo. - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo về chất lượng chuyên môn. - Nhà trường luôn tạo điều kiện cho chuyên môn hoạt động tốt, coi công tác chuyên môn đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. - Nhà trường thường xuyên tổ chức các đợt bồi dưỡng chuyên đề cho cán bộ, GV. - Các bậc phụ huynh cũng đã quan tâm đến việc học của con em mình nên cũng có rất nhiều phụ huynh đã cùng phối hợp với giáo viên sưu tầm tranh, ảnh, các nguyên vật liệu để phục vụ cho chủ đề. 3.2. Khó khăn: - Đội ngũ giáo viên năng lực không đồng đều. - Tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề chưa đầy đủ, đặc biệt là chuyên đề trải nghiệm với môi trường thiên nhiên như sách tuyển chọn các trò chơi thí nghiệm bài tập mở còn thiếu vì vậy việc nghiên cứu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. - Là địa bàn cách xa các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử nên còn hạn chế nhiều trong việc cho trẻ làm quen và trải nghiệm với môi trường thiên nhiên. - Việc tổ chức dạy thể nghiệm chuyên đề trải nghiệm với môi trường thiên nhiên mấy năm gần đây chưa được nhiều. - Một số giáo viên chưa nắm vững ý nghĩa, yêu cầu, cách thức tổ chức cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Để nghiên cứu thành công và nhằm tìm ra những giải pháp chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp 4