Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Hà Lai

doc 31 trang sangkien 10580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Hà Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_dao.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Hà Lai

  1. lời cảm ơn Tiểu luận được hoàn thành theo chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lí trường THCS của trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hoá. Nhân dịp này tác giả của tiểu luận xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám đốc, cán bộ giáo viên trong Hội đồng đào tạo trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận. Tác giả xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Lê Hữu Tường, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận. Mặc dù đã rất cố gắng, song tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Ban giám khảo, của các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! 1
  2. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài : Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ” ( Điều 23-Luật giáo dục). Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đang đáng được báo động. Một số CBQL, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy học sinh ở trường THCS, tôi nhận thấy việc tìm ra những biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ QLGD. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Hà Lai”. II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những cơ sở lý luận và đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS, thông qua đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trường THCS một cách có hiệu quả nhất, giúp cho các em mỗi ngày lớn lên sẽ trở thành những người tốt, có ích cho trong xã hội. 2
  3. III. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức cho học sinh ở trtường THCS. 3.2 Tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh THCS. 3.3 Từ những cơ sở lý luận và thực trạng công tác giáo dục đạo đức, đề ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay. IV. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp của hiệu trưởng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS. V. Phạm vi nghiên cứu Cán bộ quản lý, giáo viên học sinh của trường THCS Hà Lai và một số trường lân cận ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 2009 - 2012. VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh. 2.Phương pháp quan sát Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường THCS trong năm học. Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay. VII. Thời gian nghiên cứu: Từ 01tháng 04 đến 09 tháng 04 năm 2010: Viết đề cương. Từ 10 tháng 04 đến 24 tháng 05 năm 2010: Viết đề cương bản thảo. 3
  4. Từ 25 tháng 05 đến 01 tháng 06 năm 2010: Hoàn thành tiểu luận. PHẦN NỘI DUNG Chương I Cơ sở lý luận I. Đạo đức- Chức năng của đạo đức 1. Khái niệm đạo đức. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợị ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên. 2. Chức năng đạo đức Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: - Chức năng giáo dục. - Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. - Chức năng phản ánh. II. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 1. Vị trí - ý nghĩa Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm gíup cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. 4
  5. Trong tất cả các mặt giáo dục, đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Hồ Chủ Tịch đa nói: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ” Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THCS thì: - Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong đó vai trò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất. - Vai trí của cấu trúc và nội dung chương trình môn giáo dục công dân cũng góp phần không nhỏ đối với công tác này. 2. Đặc điểm Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường . Đối với học sinh THCS, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em . 5
  6. Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm Tâm-Sinh-Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. III. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS 1. Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục đạo đức nói chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà trường phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được quy định. Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi cá nhân được thực hiện. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức. Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này. Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhau của con người. 2. Những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh 2.1.Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội 6
  7. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xẫ hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phương và của cả nước, đưa những thực tiễn đó vào những giờ lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh. 2.2 Giáo dục theo nguyên tắc tập thể Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục; Giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể. Trong một tập thể lớp, tập thể chi đội có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trí thì sức mạnh của dư luận tích cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tính đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi nhà trường THCS phải tổ chức tốt các tập thể lớp, tập thể chi đội Nhà trường phải cùng với đoàn đội làm tốt phong trào xây dựng các chi đội mạnh trong trường học. 2.3 Giáo dục bằng cách thuyết phục và phátt huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh Phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác của học sinh, chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt, biến học sinh thành những đứa trẻ thụ động, sợ sệt, rụt rè. Nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, nhẫn nại, phải có tình thương đối với học sinh một cách sâu sắc, không thể làm qua loa làm cho xong việc. Mọi đòi hỏi đối với học sinh phải giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các em hiểu, để các em tự giác thực hiện 2.4 Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính, trên cơ sở đó mà khắc phục khuyết điểm 7