Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng dạy học theo học theo nhóm

doc 32 trang sangkien 05/09/2022 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng dạy học theo học theo nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ky_nang_day_hoc_theo_hoc_theo_nhom.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng dạy học theo học theo nhóm

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng tổ chức dạy học theo nhóm. PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH: LÊ QUÝ ĐÔN * * SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2012- 2013 NGƯỜI VIẾT: THÁI THỊ HÒA BÌNH TÊN ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG DẠY HỌC THEO HỌC THEO NHÓM 1 Thái Thị Hòa Bình
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng tổ chức dạy học theo nhóm. A . PHẦN MỞ ĐẦU I. 1. Lí do chọn đề tài Trong dạy học việc truyền thụ được kiến thức giúp cho người học lĩnh hội được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo, thì người giáo viên cũng phải tìm tòi, khám phá ra mọi kỹ năng nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao. Vì vậy trong quá trình thực tế giảng dạy nhiều năm với sự trăn trở tôi đã đi đến chọn đề tài sáng kiến “Kỹ năng dạy học theo nhóm”. là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Việc dạy học theo nhóm được tổ chức dạy học như thế nào? Những giáo viên chưa đủ tự tin cũng như kĩ năng để vận dụng vào quá trình dạy học. Qua thực tế dạy học ở Trường tôi nói riêng, và một số trường tiểu học trong toàn thị xã Buôn Hồ nói chung, chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng: phương pháp dạy học này chưa được phần lớn giáo viên sử dụng một cách thường xuyên, hoặc có sử dụng thì cũng còn mang tính hình thức, thường thì giáo viên chỉ thực hiện khi có thao giảng, dự giờ. Cũng qua thực tế cho thấy còn có thực trạng trên vì một số nguyên nhân như sau: - Đa số giáo viên chưa hiểu nhiều về phương pháp này. Theo họ thì học hợp tác nhóm là xếp các em vào một nhóm để cùng giải quyết một vấn đề khó, một câu hỏi khó mà một em học sinh bình thường không thể giải 2 Thái Thị Hòa Bình
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng tổ chức dạy học theo nhóm. quyết được. - Cho rằng trình độ học sinh còn thấp, các em còn rụt rè trong các hoạt động, học sinh chưa chịu hoạt động nhiều nên việc học theo nhóm không có chất lượng vì thế chưa nhìn thấy cái được mà học nhóm mang lại. b) Nhiệm vụ: Để dạy học theo nhóm đạt được giáo viên phải thực hiện tốt các vấn nhiệm vụ giáo dục sau: - Cơ sở vật chất như : Cách sắp xếp bàn ghế chỗ ngồi không thuận lợi cho việc tổ chức, phòng học thiếu không gian, thiết bị dạy học thiếu thốn - Phải chuẩn bị nhiều thứ; tốn nhiều thời gian; gây mất trật tự trong lớp. Với thực trạng trên và để đáp ứng yêu cầu về đổi mới PPDH cũng như vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Theo tôi, để thực hiện tốt phương pháp dạy học theo nhóm, giáo viên cần phải có các kĩ năng tổ chức sau: - Kĩ năng chia nhóm. - Kĩ năng giao nhiệm vụ. - Kĩ năng tổ chức cho học sinh làm việc trong nhóm. - Kĩ năng quan sát. - Kĩ năng tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập. - Kĩ năng đánh giá kết quả học tập. - Kĩ năng phản hồi. * Đây cũng chính là vấn đề được nhiều giáo viên Trường chúng tôi quan tâm nhất hiện nay. Chính vì điều đó mà tôi chọn đề tài “Kỹ năng dạy học theo nhóm” để nghiên cứu. I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3 Thái Thị Hòa Bình
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng tổ chức dạy học theo nhóm. a) Mục tiêu: Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong học sinh ở trường tiểu học Lê Quý Đôn, qua đó phát triển các kỹ năng dạy học theo nhóm và nhân rộng ở các lớp, qua dạy học nhóm giúp chia sẻ, tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự tin góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nhập. 2. Lịch sử sáng kiến kinh nghiệm. Trong thực tế thì có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, nhưng thành công nhất là dự án Oxfam Anh về phát triển giáo viên tiểu học trong đó có 2 tỉnh khó khăn nhất Việt Nam đó là Lào Cai và Trà Vinh đã thành công với mô hình này và hiện nay đang tổ chức ở Các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và các tỉnh khác với mô hình trường học mới ENVN thì việc hợp tác học nhóm lại được áp dụng một cách triệt để. Dự án tập trung và việc bồi dưỡng kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học cho giáo viên tiểu học ở những vùng đặc biệt khó khăn trên cả nước trong những năm gần đây. Bản thân tôi cũng là một trong số nhiều giáo viên của Thị xã đang tham gia giảng dạy thí điểm mô hình trường học mới ENVN, với mô hình này việc dạy học theo nhóm rất thường xuyên được thao tác như một chìa khóa để đi đến thành công trong quá trình dạy học. 3. Đối tựng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng dạy học theo nhóm ở trường tiểu học của lớp 3A1 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2012 – 2013. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về kỹ năng dạy học theo nhóm nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học nhóm ở lớp 3A1, và trường Tiểu học Lê Quý Đôn. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 4 Thái Thị Hòa Bình
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng tổ chức dạy học theo nhóm. - Phương pháp ngiên cứu tài liệu: Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt theo giõi trong những giờ thảo luận nhóm của học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học theo nhóm. - Phương pháp điều tra phỏng vấn: Tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho 1 số nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng. - Phương pháp ngiên cứu sản phẩm: Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua các hoạt động Giáo viên ghi chép qua đó đúc rút kinh nghiệm được chưa được tổng hợp đi đến kết luận Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu. 5 Thái Thị Hòa Bình
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng tổ chức dạy học theo nhóm. II. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Về mặt thuật ngữ, dạy học theo nhóm được các tác giả nêu ra dưới những cách gọi khác nhau: là phương pháp dạy học; là hình thức tổ chức dạy học hoặc là phương tiện theo nghĩa rộng (Trần Thu Mai, Ngô Thu Dung, Trần Duy Hưng, Vũ Sơn, Nguyễn Thị Hồng Nam ) Tuy có những quan niệm rộng, hẹp khác nhau nhưng các tác giả đều đưa ra những dấu hiện chung của dạy học theo nhóm là mối quan hệ giúp đỡ, gắn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm. Trên cơ sở những quan niệm khác nhau, họ đã đưa ra định nghĩa sau: Dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp dạy học trong đó GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. Định nghĩa này nhấn mạnh một số điểm sau: Dạy học theo nhóm ở đây được coi là một phương pháp dạy học. Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm HS.HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm. 2. Thực trạng. a) Thuận lợi – khó khăn. * Thuận lợi: Học theo nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi học theo nhóm, vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn. Đặc biệt, khi HS học theo nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, động cơ bên trong, thời gian dành cho việc học, trình độ lập luận cao và tư duy phê phán. Nhóm làm việc còn cho phép các em thể hiện vai trò tích cực đối với việc 6 Thái Thị Hòa Bình
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng tổ chức dạy học theo nhóm. học của mình - hỏi, biểu đạt, đánh giá công việc của bạn, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ, tranh luận và giải thích rất nhiều những kĩ năng nhận thức được hình thành, như: biết đưa ra ý tưởng của mình trong môi trường cùng phối hợp, giải thích, học hỏi lẫn nhau bằng ngôn ngữ và phương thức tác động qua lại, phát triển sự tự tin vào bản thân như là người học và trong việc chia sẻ ý tưởng với sự tiếp thu có phê phán (của nhiều người cùng nghe về một vấn đề). Hay nói cách khác, HS trở thành chủ thể đích thực của họat động học tập của cá nhân mình. Giúp hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. Có những cảm xúc về trách nhiệm với nhóm và khuyến khích ý thức tự giác, tự kỉ luật; phương tiện rèn luyện và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách. Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: dạy học theo nhóm sẽ tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang bâù không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. HS có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa GV và HS. * khó khăn: Đòi hỏi nhiều thời gian: Một lớp học đông với thời gian giảng dạy là 45 phút học một tiết là một trở ngại rất lớn cho dạy học nhóm thành công. Nếu như GV không kiểm soát cẩn thận tương tác giữa HS trong nhóm, thì một vài HS có thể lãng phí thời gian vào việc thảo luận những vấn đề không có liên quan hoặc có thể xảy ra trường học là một HS phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán, đa số các thành viên trong nhóm không tham gia thảo luận mà lại quan tâm đến vấn đề khác trong nhóm và giữa các nhóm có thể phát sinh tình trạng đối địch, ganh đua qua mức. Thường khó để đánh giá từng HS một cách công bằng và một vài em có thể cảm thấy không thỏai mái với việc đánh giá dựa trên sự nỗ lực của nhóm; 7 Thái Thị Hòa Bình