SKKN Một số biện pháp quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở thực hành ở trường THCS

doc 42 trang sangkien 29/08/2022 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở thực hành ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_cong_tac_thiet_bi_day_hoc_nham.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở thực hành ở trường THCS

  1. 1 Lời nói đầu Thiết bị dạy học là yếu tố rất quan trọng trong quá trình Giáo dục Đào tạo, đặc biệt trong giáo dục học sinh phổ thông. Quản lý công tác thiết bị dạy học là làm cho Thiết bị dạy học trở thành công cụ, phương tiện góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng ,, Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. ,,
  2. 2 Phần I. Mở đầu Tên đề tài : “ Một số biện pháp quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở thực hành ở trường THCS“ 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Chúng ta đang bước vào một giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành CNH-HĐH để đưa Việt Nam từ một nước công nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại . Để tiến hành sứ mệnh lịch sử to lớn này , giáo dục một thế hệ học sinh có kỹ thuật cơ bản về thực hành. 1.2. Lực lượng giáo viên dạy thực hành thí nghiệm là động lực phát triển hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh, để có được điều này, đào tạo giáo viên phải đi trước một bước. Bởi vậy, bồi dưỡng và đào tạo mới một đội ngũ đông đảo giáo viên dạy thực hành thí nghiệm có chất lượng cao đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của GD - ĐT trong thời gian tới. 1.3. Giáo viên dạy thực hành thí nghiệm có những đặc trưng khác biệt so với giáo viên dạy các môn khác như dạy lí thuyết của trong hệ thống giáo dục quốc dân: Giáo viên dạy thực hành không chỉ có chức năng dạy chữ, dạy người mà còn có chức năng dạy nghề. Đặc trưng trên đòi hỏi người giáo viên dạy thực hành không chỉ có kiến thức vững vàng về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp mà còn có kỹ năng thực hành thành thạo. Như vậy yếu tố thiết bị dạy học trong trường THCS là đặc biệt quan trọng, nó giúp nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tiếp cận nghề nghiệp đối với học sinh trong tương lai. 1.4. Trường THCS đã được đưa vào các thiết bị dạy học từ khi có hệ thống trường học trong cả nước, phần lớn các trang thiết bị được đầu tư năm 2002 trở về trước, nguồn đầu tư là nguồn vốn ngân sách trung ương. Từ những năm 2002 việc thay sách giáo khoa nên thiết bị được bổ sung một cách cơ bản đảm bảo các tiết dạy thực hành hơn thế nữa nghành giáo dục của Hà Tĩnh cũng như phòng giáo dục Lộc Hà đã chú trọng hơn trong việc đầu tư nâng cấp và tăng cường thêm chủng loại thiết bị để phục vụ cho giảng dạy và học tập. Hiện nay, quản lý công tác TBDH đang còn bất cập, như : Lập kế hoạch dài hạn chưa có tầm chiến lược. Kế hoạch ngắn hạn theo tháng, quý thiếu căn cứ, còn mang tính phục vụ nhu cầu đột xuất. Tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, chỉ đạo chưa kiên quyết. Khâu kiểm tra rời rạc và chưa có những hoạt động cần thiết sau kiểm tra. Việc sử dụng TBDH vào quá trình dạy học còn hạn chế, tình trạng thiết bị xuống cấp và hỏng hóc nhiều, nhưng công việc sửa chữa chưa làm
  3. 3 được là bao, các phòng học để đảm bảo cho triển khai tiết dạy thí nghiệm, dạy thực hành còn thiếu thốn vừa yếu lại vừa thiếu. Bởi vậy, quản lý công tác này cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nhằm khai thác một cách có hiệu quả đối với quá trình dạy học trong nhà trường. 1.5. Trường THCS B cũng như một số trường THCS trong huyện Lộc Hà đang từng bước tiếp nhận trang thiết bị theo “Dự án đầu tư phát triển giáo dục theo chương trình thay sách giáo khoa“ của ban dự án quốc gia từ 2002-2005. Kết quả đầu tư của dự án này, chủng loại và số lượng thiết bị sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện nay. Để đáp ứng với mục tiêu giáo dục- đào tạo hiện nay trang thiết bị dạy học trong trường cần được đầu tư, quản lý, tổ chức khai thác hợp lý để nâng cao chất lượng Dạy- Học trong trường. Với những lý do như đã trình bày , chúng tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở một số trường khó khăn trên địa bàn huyện Lộc Hà nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở trường THCS “ 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp chủ yếu cải tiến quản lý công tác thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lựơng giáo dục- đào tạo tại một số trường THCS . 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu,. 3.1. Khách thể nghiên cứu: Các thiết bị dạy học phục vụ cho giảng dạy và học tập tại một số trường THCS trong huyện Lộc Hà . 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Môt số giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo tại một số trường THCS trong huyện Lộc Hà. 3. Phạm vi nghiên cứu Công tác thiết bị dạy học tại một số trường THCS trong huyện Lộc Hà. 4. Giả thuyết khoa học: Nếu có những giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị dạt học thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục - đào tạo học sinh chuẩn bị bước vào các trường THPT hoặc 15 % học sinh tốt nghiệp THCS vào trường nghề theo đề án phổ cập giáo dục bậc trung học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận về khoa học quản lý, quản lý trường học, quản lý CSVC Sư phạm, trang thiết bị trong quá trình Giáo dục - Đào tạo.
  4. 4 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng trang thiết bị và quản lý công tác thiết bị phục vụ cho Dạy – Học ở một số trường THCS trong huyện Lộc Hà . 5.3. Đề xuất một số giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị Dạy –Học tại các trường THCS. 7. Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. - Nghiên cứu lý luận về quản lý cơ sở vật chất sư phạm và quản lý thiết bị dạy học. - Nghiên cứu tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ và các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: Dạy thực hành thí nghiệm; Chất lượng giáo dục- đào tạo Quản lý công tác thiết bị dạy học. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Khảo sát đánh giá TBDH, sự quản lý công tác TBDH. - Phương pháp phỏng vấn trò chuyện. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 7.3. Phương pháp hỗ trợ khác: - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp thống kê, tổng hợp. 8.ý nghĩa của việc nghiên cứu: 8.1. ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ thêm khái niệm trang thiết bị phục vụ cho Dạy – Học và quản lý công tác TBDH trong dạy học. Nhấn mạnh vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT. 8.2. ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đề cập đến một vài bất cập trong quản lý công tác TBDH và mạnh dạn nêu ra một số giải pháp quản lý công tác TBDH ở một số trường THCS trong huyện Lộc Hà mà thực sự đang là vấn đề cấp thiết của các trường THCS. 9. Cấu trúc đề tài. Gồm 3 phần chính 9.1. Phần Thứ nhất : Mở đầu Đề cập vấn đề chung của đề tài. 9.2. Phần thứ hai: Nội dung của đề tài: Gồm có 3 chương Chương I: Những vấn đề lý luận về thiết bị dạy học và quản lý công tác thiết bị dạy học trong lĩnh vực dạy thực hành thí nghiệm. Chương II: Thực trạng công tác thiết bị dạy học và quản lý công tác thiết bị dạy học ở trường THCS B.
  5. 5 Chương III: Một số giải pháp cải tiến quản lý công tác thiết bị, đồ dùng dạy học ở trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 9.3. Phần thứ ba : Kết luận và kiến nghị.
  6. 6 Phần II. Nội dung Chính Chương I Những vấn đề lý luận về thiết bị dạy học và quản lý công tác thiết bị dạy học trong lĩnh vực giáo dục THCS 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm cơ sở vật chất sư phạm: Sự phát triển có tính quyết định của khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như khoa học giáo dục, triết học, tâm lý học đã làm cho CSVCSP trở nên hết sức phong phú, đa dạng, nó đã trở thành một khoa học riêng bên cạnh các ngành khoa học khác và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong trong quá trình dạy học. Nội dung giáo dục phong phú như thế nào thì CSVCSP cũng phong phú tương ứng như thế. CSVCSP gồm: + Trường sở và các công trình thuộc nhà trường: Giảng đường, lớp học , phòng thí nghiệm, thư viện, phòng đọc, xưởng trường , đường sá, cảnh quan sư phạm. + Các trang bị như : Bàn ghế lớp học; Bảng, bàn ghế , tủ văn phòng, dụng cụ văn phòng; Dụng cụ cho công tác y tế; Phương tiện vận tải; + Máy móc thiết bị, trang bị dạy học, phương tiện dạy học, giáo cụ trực quan, mô hình dạy học, Gọi tắt là thiết bị dạy học ( TBDH) trong Giáo dục-Đào tạo. +Sách chuyên môn kỹ thuật, sách báo lý luận, học liệu, phần mềm dạy học, + Vật tư , nguyên liệu cho học tập Như vậy, CSVCSP là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung chương trình dạy học. CSVCSP là một khái niệm rất rộng, chúng tôi chỉ đề cập đến những khái niệm chung về thiết bị dạy học ( TBDH ) trong đào tạo nghề và phạm vi nghiên của đề tài là quản lý công tác thiết bị dạy học ( CTTBDH ) ở trường một số trường THCS trong huyện Lộc Hà ( Khái niệm CTTBDH và quản lý CTTBDH sẽ được nêu ở mục sau). 1. 1.2. Đặc thù về Dạy – Học trong trường THCS. Trong thực tế hoạt động dạy thực hành thí nghiệm, có thể có cách hiểu một cách phiến diện: Dạy thực hành chỉ là dạy kỹ năng thực nghiệm cho thuyết và cho học sinh Vì vậy việc giảng dạy trong nhà trường mang nặng tính chất truyền đạt kỹ năng. Thực ra cần hiểu quá trinh dạy thực hành ( hay là giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp) một cách toàn diện. Đó không phải là quá trình trang bị
  7. 7 kỹ năng, kỹ xảo nghề mà còn bao hàm quá trình bổ sung kiến thức về khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở, giáo dục về nhận thức thái độ hành vi của người lao động kỹ thuật tương lai. Đó cũng chính là quá trình GD - ĐT nhằm phát triển nhân cách hài hoà toàn diện cho người lao đông kỹ thuật. Trong đó , đặc thù của quá trình dạy sử dụng TBDH là thời gian thực hành, thực tập chiếm 60% - 70% quỹ thời gian dạy lí thuyết. Nội dung giáo dục- đào tạo được thể hiện theo sơ đồ sau: Nội dung giáo dục -đào tạo HS học TH-TN Chính trị Thể chất Kỹ năng Kiến thức xã hội quốc phòng thực hành văn hoá vận dụng -Kiến thức -Thể dục thể -Khoa học, -Nắm chắc về triết học, thao chính xác . kiến thức lịch sử, luật -Phương - Thẩm định văn hoá- Lí pháp pháp rèn l thuyết thuyết -Kiến thức luyện sức - Thực hành về xã hội, khoẻ. tìm ra kết thời đại luận -Kiến thức về thẩm mỹ, đạo đức Nội dung GIáO DụC - đào tạo Như vậy, nội dung đào tạo là tập hợp hệ thống các kiến thức về văn hoá-Xã hội ; Khoa học – Công nghệ, các chuẩn mực thái độ nhân cách, các kỹ năng lao động chung. 1.1.3. Thiết bị dạy học trong trường: Thiết bị dạy học trong nhà trường là tất cả các chủng loại thiết bị, trang bị , mô hình học cụ, đồ dùng , phương tiện dạy học, dùng cho dạy-học lý thuyết và thực hành .