Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý

doc 11 trang sangkien 26/08/2022 10360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_su_dung_thiet_bi_va_do_dun.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý

  1. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý I- Phần mở đầu I.1- Lí do chọn đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp cơ bản nhất hiện nay. Trong đó việc sử dụng thiết bị dạy học và làm các thiết bị vật lý ở nhà truờng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lý với phương châm “ học đi đôi với hành. Do kinh nghiệm trong cuộc sống, các em đã có một số vốn hiểu biết nào đó về các hiện tượng vật lý. Xong chưa thể coi đó là cơ sở để giúp các em tự nghiên cứu các hiện tượng này. Bởi vì trước một hiện tượng vật lý các em có những hiểu biết khác nhau. Vì vậy khi giảng dạy giáo viên phải biết vận dụng những kinh nghiệm sống của học sinh, mặt khác phải sửa đổi, bổ sung những kinh nghiệm đó và nâng lên mức chính xác đầy đủ bằng các thí nghiệm Vật lý. Việc sử dụng thiết bị và làm các thí nghiệm vật lý có tác dụng trong việc phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, qua đó các em sẽ được trực tiếp quan sát, đo đạc, được rèn tính cẩn thận, kiên trì. Đó là điều rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp chuẩn bị cho các em tham ra hoạt động thực tế. Do được tận mắt, tự tay các em tháo lắp và trực tiếp làm thí nghiệm. Trên cơ sở đó các em sẽ nhanh chóng làm quen với các dụng cụ và thiết bị, sử dụng thành thạo chúng trong đời sống và trong sản xuất sau này Mặc dù các em đã hai năm ( Lớp 6 và lớp 7) làm quen và sử dụng thí nghiệm Vật lý. Xong do khả năng nhận thức của các em, do trang thiết bị chưa thật đầy đủ, bên cạnh đó còn một số giáo viên còn ngại làm thí nghiệm. Vì thế mà việc sử dụng thiết bị và làm thí nghiệm Vật lý trong giờ học của các các em còn lúng túng, thao tác chậm, mất nhiều thời gian, hiệu quả giờ học chưa cao Để nâng cao hiệu quả giờ học trong giảng dạy bộ môn vật lý lớp 8. Vấn đề sử dụng thiết bị và làm thí nghiệm như thế nào là một vấn đề rất trăn trở, không phải chỉ của riêng cá nhân tôi mà còn là của chung các giáo viên dạy bộ môn vật lý. Điều này đã giúp tôi mạnh dạn chọn đề tài này. I.2- Mục đích nghiên cứu: Với mục đích hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học phục vụ cho kiến thức nhận thức và gây hứng thú cho tiết học. Nhiệm vụ được đặt ra như sau: Đầu tư tìm tòi nghiên cứu nội dung, chương trình kiến thức sách giáo khoa, xác định được mục tiêu của tiết học từ đó xác định cho mình các yêu cầu cần phải thực hiện. Nghiên cứu cách thức tổ chức cho học sinh các hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng phù hợp với việc vận dụng cách thức làm thí nghiệm. Lựa chọn các bước làm thí nghiệm để hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác nhanh, chính xác. Không những nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị và làm thí nghiệm để nắm vững các bước, nội dung của việc sử dụng đồ dùng thiết bị, từ đó có kế hoạch hướng dẫn các em sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học. Tổ chức giờ học trong không khí vui vẻ thân mật, gần gũi giữa thầy và trò sao cho giờ học đạt kết quả cao. 1 Lãnh Thị Nga Trường THCS Mạo Khê II
  2. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý I.3- Thời gian - Địa điểm I.3.1. Thời gian : Thời gian để tôi nghiên cứu đề tài là quá trình giảng dạy ở các năm học xong trọng tâm là năm học 2007 - 2008 . I.3.2. Địa điểm : Địa điểm để thực hiện đề tài là học sinh khối 8 trong các giờ học Vật lý tại trường THCS Mạo Khê II - Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh . I.4- Đóng góp mới về mặt lí luận về mặt thực tiễn: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức thế giới khách quan. Trong quá trình dạy học nếu lý thuyết suông, tách rời cái trừu tượng với cái cụ thể. Nhưng nếu quên mất rằng cơ sở xuất phát có thể là những luận điểm lý thuyết, hệ thống khái niệm đã được hình thành ở giai đoạn trước và dạy nội dung nào cũng lại phải xuất phát từ trực quan sinh động thì tốn nhiều thời gian mà khôngphải lúc nào cũng cần thiết. - Nhằm đáp ứng nhiệm vụ dạy học trong giai doạn hiện nay khi giảng dạy kiến thức ở các môn khoa học thực nghiệm ở trường THCS cần sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học trong từng tiết học. - Để sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học mỗi giáo viên cần nghiên cứu kĩ SGK và các tài liệu tham khảo, tìm hiểu vai trò của từng thiết bị trong mỗi TN. Từ đó lựa chọn thiết bị bố trí TN sao cho khoa học, Qua đó giáo viên đưa ra được hệ thống thống câu hỏi hướng dẫn hoặc các yêu cầu cụ thể đối với các học sinh trong từng TN. Từ đó khuyến khích các em đề xuất được dự đoán và đề xuất các phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán đề ra. sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý các thông tin và các dữ liệu từ quan sát và làm thí nghiệm tổng hợp để rút ra kết luận. - Giờ đây giáo viên không phải là người trình bày TN minh hoạ hay thuyết giảng nội dung KT SGK mà là người : tổ chức hướng dẫn học sinh làm TN. Thông qua việc dự đoán, đề xuất và tiến hành làm TN, tự lực quan sát, phân tích, khái quát để đi đến kết luận hay thông qa việc troa đổi, thảo luận nhuóm đã từng bước phát triển năng lực tư duy sáng tạo, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học. Kích thích hứng thú học tập, lòng ham muốn tìm hiểu và học tập bộ môn. Với cách hoạt động đó dạy học có sử dụng thiết bị dạy học là không thể thiếu trong mỗi tiết học. Sử dụng các thiết bị dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất luôn là hoạt động sáng tạo của mỗi giáo viên. 2 Lãnh Thị Nga Trường THCS Mạo Khê II
  3. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý II- Phần nội dung II.1- Chương 1: Tổng quan Định hướng về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học Vật lý nhấn mạnh việc tăng cường phương pháp thu thập thông tin, xử lý thông tin, đề xuất các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay các bản chất hiện tượng vật lý và các quă trình vật lý được quan sát để kiểm tra dự đoán đã đề ra. Kết hợp học tập cá nhân với học tập theo nhóm. Với định hướng đó trong giờ học Vật lý học sinh phải hứng thú hăng say và thành thạo các thao tác lắp ráp thí nghiệm. Trước đây học sinh chỉ quan sát giáo viên làm thí nghiệm và rút ra kết luận một cách thụ động thì lần này học phải tự mình chuẩn bị thiết bị thí nghiệm, tự lắp ráp thí nghiệm theo nhóm, tự tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tự ghi chép số liệu, thảo luận và tự rút ra kết luận. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Các thí nghiệm trong sách giáo khoa đã được cân nhắc đến nhiều yếu tốt như thí nghiệm có cần thiết không? Do giáo viên hay học sinh làm? Có trang bị đại trà không? Có an toàn cho học sinh không? Điều đó có nghĩa là tất cả các thí nghiệm Vật lý được trình bày trong sách giáo khoa là hoàn toàn cần thiết, khả thi và đó là cơ sở khoa học vững chắc để hình thành tri thức mới cho học sinh. Học sinh tự lắp đặt thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tự tiến hành thí nghiệm, thu thập, xử lý thông tin, tự mình rút ra kết luận và sau đó vận dụng. Sử dụng đồ dùng dạy học vật lý đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ kết hợp với việc khai thác sử dụng cơ sở vật chất ngoài xã hội đã góp phần kích thích tính tò mò và thích tìm hiểu khoa học để các em ngày càng yêu thích môn II.2- Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu II.2.1- Chuẩn bị cho bài giảng: Để thực hiện tốt việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học trong giờ dạy vật lý việc chuẩn bị cho bài giảng là một việc rất quan trọng giúp cho giờ dạy đạt hiệu quả cao, do đó cần phải: - Tìm hiểu ký mục tiêu, nội dung bài giảng ý dồ của sách giáo khoa. - Xác định loại hình hình nghiệm của bài thuộc loại thí nghiệm nào? (Do học sinh làm hay do giáo viên làm). Phương hướng tiến hành thí nghiệm. - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cần thiết, đặc biệt với tình trạng của bộ đồ dùng thí nghiệm được trang bị hiện nay. Giáo viên cần phải chuẩn bị một bộ thí nghiệm chuẩn. - Bổ xung, khắc phục thiết bị (nếu cần). - Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm. II.2.2 - Sử dụng thiết bị và đồ dùng trong dạy học vật lý lớp 8: Để đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý được tiến hành một chách có hiệu quả thì những thiết bị tối thiểu cho một giờ lên lớp phải có đủ dụng cụ để đảm bảo cho việc phân nhóm (6 nhóm). Phải có phòng chức năng dành riêng cho bộ môn tránh việc luân chuyển dụng cụ từ lớp này sang lớp khác. Tuy nhiên điểm này chưa thực được vì cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Xong việc sử dụng thiết bị dạy học như thế này để nâng cao hiệu quả giờ học vẫn phải được xác định rõ theo qui trình giờ dạy bên thí nghiệm đó là: Chọn dụng cụ lắp ráp tiến hành ghi kết quả rút ra kết luận. 3 Lãnh Thị Nga Trường THCS Mạo Khê II
  4. Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý II.2.2.1- Chuẩn bị dụng cụ, lắp ráp để kiểm tra điều chỉnh: *Đối với thí nghiệm biểu diễn (do thầy làm): Đây là loại thí nghiệm đòi hỏi tính nghệ thuật biểu diễn của thầy. Thí nghiệm này phức tạp, khó làm, đòi hỏi giáo viên phải tập dượt cho thật thành thực, chuẩn bị kì công mới gây được niềm tin cho học sinh. Ví dụ: Bài 5: Sự cân bằng lực- quán tính. Với thí nghiệm máy A tút – thí nghiệm rất khó thành công, đòi hỏi giáo viên phải làm thí nghiệm nhiều lần. Bài 23: Thí nghiệm về bức xạ nhiệt. *Đối với thí nghiệm đồng loạt (do học sinh làm) Đây là loại thí nghiệm mà mọi học sinh cùng tiến hành theo nhóm. Thực tay làm trên cơ sở đó rút ra kết luận hoặc minh hoạ lý thuyết đã học, còn phải có nhiều dụng cụ giống nhau ( 6 bộ cho 6 nhóm ) đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và đồng bộ. Loại thí nghiệm này hầu hết các bài đều có vì vậy giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức để lắp ráp, kiểm tra trước để tránh những sai sót trong quá trình làm thí nghiệm. Ví dụ: - Lực ma sát. - áp suất. - áp suất khí quyển – bình thông nhau. - Lực đẩy ác-si-mét. - Dẫn nhiệt. - Đối lưu – Bức xạ nhiệt. v.v Trong quá trình chuẩn bị, giáo viên cần chú ý đến độ chính xác của các dụng cụ đo. Ví dụ: lực kế – nhiệt kế – đồng hồ. II.2.2.2 - Sau khi đã xong khâu chuẩn bị, bắt đầu vào giờ dạy: Giáo viên cần đặt vấn đề vào bài, gợi ý để học sinh phát hiện được nội dung kiến thức cần nghiên cứu từ đó học sinh nêu được ra phương pháp thí nghiệm kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa để học sinh nêu được dụng cụ cần thiết, cách bố trí thí nghiệm, trình tự thí nghiệm II.2.2.3- Tiến hành thí nghiệm: * Đối với thí nghiệm biểu diễn: Yêu cầu phải thành công ngay vì phải tiết kiệm thời gian, và chủ yếu là để học sinh tin tưởng vào kết quả thí nghiệm, củng cố niềm tin khoa học, gây hứng thú bộ môn, đặc biệt là tăng thêm uy tín cho giáo viên. xong có những thí nghiệm rất khó làm, khó đi đến kết quả vì vậy giáo viên phải cần tham khảo thêm tài liệu, thảo luận với đồng nghiệp, chú trọng đến việc chòn cvà sử dụng dụng cụ thí nghiệm, cải tiến các dụng cụ thí nghiệm, nghiên cứu cách sắp xếp, bố trí dụng cụ đảm bảo cho cả lớp được quan sát. *Đối với thí nghiệm đồng loạt: Là thí nghiệm luôn chặt chẽ với sách giáo khoa, trong giờ học thường là một phần của việc trình bày một đoạn nào đó của bài học. Các nhóm thực hiện luôn theo một chương trình thống nhất cả lớp. Qui định trong một thời gian xác định và tương đối ngắn. Do có nhiều nhóm tiến hành cùng một lúc cùng một thí 4 Lãnh Thị Nga Trường THCS Mạo Khê II