Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy “Grammar” tiếng Anh 9
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy “Grammar” tiếng Anh 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_grammar_tieng_anh_9.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy “Grammar” tiếng Anh 9
- I/ Phần mở đầu: 1) Lý do chọn đề tài: Nội dung của sách giáo khoa hiện nay hoàn toàn mới và khó hơn sách giáo khoa cũ, học sinh chúng ta đa số thuộc vùng nông thôn nên việc học tiếng anh nói riêng còn bị hạn chế. Hơn thế nữa trong các tiết dạy của các lớp thì “Grammar” là một trong những tiết dạy mà cả giáo viên lẫn học sinh đều cảm thấy khó. Giáo viên thấy khó trong việc mang lại hiệu quả của tiết dạy, còn học sinh thấy khó để làm sao vận dụng ngữ pháp làm bài tập tốt. Với thực tế trên tôi nghĩ để cố gắng dạy tốt được bộ sách mới, giúp học sinh cảm thấy thích thú học và có thể vận dụng ngữ pháp để phát triển kĩ năng nói và viết. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài trên. 2) Mục đích nghiên cứu: - Xuất phát từ mục tiêu đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn. - Nhằm khắc sâu kiến thức, giúp học sinh hiểu bài gây sự hứng thú ham học, tiết học thêm sinh động hấp dẫn. 3) Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Là môn học tiếng nước ngoài nên đa số học sinh đều cảm thấy khó. Đây là tình hình phổ biến ở các lớp trường tôi, nhất là các lớp 9 tôi đang dạy. Vì thế đề tài này rất cần thiết cho học sinh của tôi. 4) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm ra giải pháp khắc phục sự yếu kém trong học sinh - Giúp học sinh hiểu bài dễ dàng và biết áp dụng ngữ pháp để làm được bài tập. 5) Phương pháp nghiên cứu: - Quan sát, phân tích nội dung, thực nghiệm qua các tiết dạy trong SGK - Tham khảo sự góp ý của đồng nghiệp,thường xuyên rút kinh nghiệm sửa đổi, bổ sung phù hợp. 6) Nội dung đề tài: “KINH NGHIỆM DẠY “GRAMMAR” TIẾNG ANH 9 II/ Nội dung đề tài: Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu: 1, Cơ sở pháp lý: Thực hiện công văn số 2192/GD-ĐT ngày 18/12/2007 của sở GD - ĐT Phú Yên hướng dẫn, tổ chức đánh giá, tổng kết 5 năm thực hiện thay SGK mới. 2, Cơ sở lý luận: Phát huy tính tích cực trong giờ học tiếng anh, học sinh sẽ được cuốn hút vào hoạt động học tập. Hiểu được ngữ pháp là quá trình lĩnh hội được kiến thức nhiều mặt để phát triển các kĩ năng khác. Từ đó nắm được tri thức, phát triển toàn diện theo tinh thần và phương pháp mới. 3, Cơ sở thực tiễn: Một số điểm ngữ pháp trong SGK chưa rõ ràng, khó hiểu đối với học sinh. Theo cách dạy thông thường qua một thời gian kiểm tra lại, học sinh không thể vận dụng nó để làm bài tập. Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và học hỏi từ đồng nghiệp để đề ra cách dạy ngữ pháp dễ hiểu hơn và khắc sâu cho học sinh hơn. 1
- Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu 1, Khái quát phạm vi: Do đặc trưng của môn học này là tiếng nước ngoài nên các em thường cảm thấy khó trong việc học. Vì thế tôi đã đề ra cách dạy ngữ pháp sao cho có hiệu quả với những lớp tôi đang dạy. 2, Thực trạng của đề tài nghiên cứu: Trong một tiết chỉ có 45 phút mà SGK lại ra qua nhiều điểm ngữ pháp nên giáo viên thường chỉ nhắc sơ qua không đi sâu vào chi tiết, rồi cho học sinh áp dụng bài tập một cách máy móc. Nếu gặp ở bài sau các em sẽ quên ngay, vì các em không được khắc sâu về cách dùng, cấu trúc của mỗi điểm ngữ pháp nên các em khó mà dùng nó để tự làm câu, nếu có cũng chỉ một số ít học sinh giỏi. Trong quá trình áp dụng ngữ pháp làm bài tập, giáo viên dễ dàng phát hiện có qua nhiều học sinh không làm được hoặc xem bài của bạn, vẫn là do học sinh chưa được khắc sâu và chưa hiểu điểm ngữ pháp đó. 3, Nguyên nhân của thực trạng: - Từ vựng và ngữ pháp các em còn hạn chế nên đôi lúc việc vận dụng để đặt câu theo cấu trúc chưa hoàn chỉnh. - Một số điểm ngữ pháp và bài tập áp dụng trong sách giáo khoa mới 6,7,8,9 chưa thực tế, học sinh khó vận dụng được. Chương III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 1, Cơ sở đề xuất các giải pháp: Tôi nghĩ đây là vấn đề mà không một người giáo viên nào mà không quan tâm, vì ai cũng muốn học sinh mình có kết quả tốt từ những gì giáo viên truyền đạt. Vì thế qua việc giảng dạy tôi rút ra một kinh nghiệm nhỏ cho bản thân mình là làm sao để truyền đạt điểm ngữ pháp đó dễ hiểu hơn, học sinh học có hiệu quả hơn. 2, Các giải pháp chủ yếu: - Một số điểm ngữ pháp trong SGK tiếng anh 9 chưa thực tế, học sinh khó áp dụng. Vì thế tôi đã thay đổi cách dạy như sau: VD1: Unit 3 – Language focus – English 9 Hình thức “ wishing clause” ở 2 dạng là “present wishing” và “ Future wishing” nhưng bài tập đưa ra không rõ ràng theo từng loại. Vì thế trước khi cho học sinh áp dụng giáo viên nên giảng rõ cấu trúc, trạng từ để nhận biết từng loại và khi áp dụng làm bài tập SGK, giáo viên nên thêm thời gian theo mỗi loại ao ước vào từng câu. Như thế học sinh sẽ thấy dễ dàng hiểu hơn và nhớ được điểm ngữ pháp này để áp dụng cho những lần sau. VD2: unit 4 – Language Focus – English 9. Điểm ngữ pháp đưa ra là “ modal verbs with If” với dạng bài tập trong sách giáo khoa (Exercise 1) thì giống như câu điều kiện loại 2. Trong khi đó Unit 6 – Language Focus lại đưa ra dạng ngữ pháp rõ ràng của câu điều kiện loại 1. Với phương châm giảng dạy “Make it easier” theo tôi dạng bài tập của Unit 6 nên đổi đến trước để giáo viên khai triển cấu trúc của “ Conditional sentence type 1” thì học sinh mới có thể vận dụng bài tập “ modal vebs with If” của Unit 4. 2
- Bên cạnh đó một số tiết Language Focus trong sách giáo khoa lớp 7,8 cũng chưa hợp lí, còn quá khó để học sinh vận dụng. Nên giáo viên cũng có thể thay đổi cách dạy để học sinh hiểu dễ hơn. VD3: Unit 11 – language Focus – English 8. Điểm ngữ pháp: -ed and –ing participles. Nếu giáo viên chỉ nói cho học sinh biết – ed and –ing participles là hình thức của V-ing và V-pp. Sau đó cho học sinh áp dụng bài tập sách giáo khoa. Theo tôi học sinh chỉ làm một cách máy móc vì khi giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng để tự làm câu, dùng những đồ vật trong phòng học, chúng sẽ không làm được. Vì thế giáo viên cần giảng rõ cách thành lập và cách dùng của một present va past participles, như thế học sinh mới có thể tự làm câu và có thể làm thêm bài tập correct verbs form với hai dạng này. VD4: Unit 9 – English 7. Trong phạm vi 45 phút bài này A1 lại giới thiệu quá nhiều hình thức của thì quá khứ đơn nên tôi đã phân phối cách dạy thì quá khứ đơn cho các phần sau như sau : Section A1: Tác giả đưa ra quánhiều hình thức của thì simple past(phần này tôi chỉ giải thích tổng quát). Section A2: Tôi dạy quá khứ của động từ thường bất quy tắc và cách hình thành các thể . Section A3 : Quá khứ của động từ thường có quy tắc. Section B3 : Quá khứ của động từ TOBE. Section B4: Cách phát âm khi thêm “ed” * Ở mỗi điểm ngữ pháp sau khi học xong không có thời gian luyện tập gặp lại các em sẽ quên, và sử dụng không đúng khi dùng đến trong các kĩ năng hoặc làm bài kiểm tra. Do vậy để các em nhớ được hoặc để sử dụng thành thạo những điểm ngữ pháp mà các em đã học. Tôi thường tổ chức những trò chơi ở phần warm – up hoặc phần production. VD: Để ôn thì quá khứ đơn cho học sinh lớp 9 tôi có thể dùng trò chơi “ chain game” Ss1: Yesterday I stayed at home. Ss2: Yesterday I stayed at home. I watched T.V Ss3:Yesterday I stayed at home. I watched T.V. I went to bed. 3, Tổ chức triển khai thực hiện: - Sau khi đổi mới phương pháp dạy cho một số điểm ngữ pháp, tôi thấy thực tế, có sự khác biệt rõ rệt về tính hấp dẫn của giờ học, các em tiếp thu bài dễ hơn và đặc biệt các em nhớ kỹ hơn. -Để đảm bảo tính thuyết phục thực tế của phương pháp cải tiến này, tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả so với chất lượng ban đầu thay đổi rất nhiều. Lớp Bài kiểm tra số 1 (% Trở lên) Bài kiểm tra số 2 Bài kiểm tra số 3 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Sau khi áp dụng 9B 45,9% 62,2% 79% 9C 42,9% 54,8% 69% 3
- 9D 51,4% 70,3% 81,2% 9E 40,5% 52,4% 66,7% III/ Kết luận và kiến nghị: 1, Kết luận: Trên đây là một số ý kiến của bản thân qua thực tế giảng dạy và đúc kết trong quá trình giảng dạy bộ sách mới nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Chắc chắn còn rất nhiều ý tưởng sáng tạo của nhiều giáo viên khác. Rất mong sự góp ý chân thành của quí thầy cô để việc giảng dạy bộ sách mới đạt hiệu quả hơn. 2, Kiến nghị: Rất mong nhà trường cung cấp bổ sung thêm băng cassette tiếng anh lớp 6,7,8,9. Hòa Xuân Đông, ngày 23 tháng 03 năm 2008 Người viết Võ Thị thu Hà 4
- Hội đồng KH cấp trường Chủ tịch Hội đồng KH ngành GD huyện Đông Hòa 5
- IV/ Danh mục tài liệu tham khảo: - Sách giáo viên tiếng anh 9 - Sách giáo viên tiếng anh 8 - Sách giáo khoa tiếng anh 7,8,9. 6
- MỤC LỤC Nội dung Số trang I/ Phần mở đầu: 1 1) Lý do chọn đề tài: . 1 2) Mục đích nghiên cứu: 1 3) Đối tượng phạm vi nghiên cứu: 1 4) Nhiệm vụ nghiên cứu: 1 5) Phương pháp nghiên cứu: 1 6) Nội dung đề tài: “KINH NGHIỆM DẠY “GRAMMAR” TIẾNG ANH 9 1 II/ Nội dung đề tài: 1 Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu: . 1 1, Cơ sở pháp lý: 1 2, Cơ sở lý luận: 1+2 3, Cơ sở thực tiễn: 2 Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu: . 2 1, Khái quát phạm vi: 2 2, Thực trạng của đề tài nghiên cứu: 2 3, Nguyên nhân của thực trạng: 2 Chương III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài . 2 1, Cơ sở đề xuất các giải pháp:. . 2 2, Các giải pháp chủ yếu: 2+3+4 3, Tổ chức triển khai thực hiện: 4 III/ Kết luận và kiến nghị: 4 1, Kết luận: 4 2, Kiến nghị: 4 7