Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục các nhược điểm của học sinh khi dạy dạng toán “quan hệ tỉ lệ”

doc 19 trang sangkien 10001
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục các nhược điểm của học sinh khi dạy dạng toán “quan hệ tỉ lệ”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khac_phuc_cac_nhuoc_diem_cua_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục các nhược điểm của học sinh khi dạy dạng toán “quan hệ tỉ lệ”

  1. Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân Sáng kiến – lớp 5 Năm học 2016-2017 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỌC SINH KHI DẠY DẠNG TOÁN “ QUAN HỆ TỈ LỆ” 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1 Lý do chọn đề tài: a) Cơ sở lý luận. Toán là một bộ môn quan trọng và thiết thực trong trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng. Nó là một môn học khó, đòi hỏi nhiều về kiến thức, kĩ năng, tư duy và sáng tạo của mỗi cá nhân người học. Học giỏi môn toán sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho việc học tốt một số môn có liên quan đến toán học kể cả các môn về tự nhiên nói chung. Song để học được môn toán đã khó mà học giỏi toán lại càng khó hơn. Từ bao đời nay, thế hệ nào cũng rất ngại học môn toán. Môn toán đã làm cho người học tốn rất nhiều thời gian và công sức trong quá trình học tập và rèn luyện của mình. Nhiều người cho rằng môn toán rất khô khan và cứng. Hễ người học giỏi môn toán thì thường là người ít có kĩ năng giao tiếp ngoài xã hội. Đó cũng chỉ là nhận định suông mà thôi chưa có bằng chứng xác thực. Nhưng có một điều mà có lẽ ai cũng thừa nhận là để học tốt môn toán người học phải có một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài chứ không thể ngày một ngày hai mà có được. Trong chương trình Tiểu học, môn toán chiếm một thời lượng rất lớn chỉ đứng sau môn Tiếng Việt. Nhưng môn Tiếng Việt bao gồm nhiều phân môn còn toán chỉ gồm một môn nhưng chia theo từng phần, từng chương cho từng lớp. Như vậy kì thực môn toán rất được chú trọng và yêu cầu kiến thức kĩ năng không kém gì môn Tiếng Việt. Vì vậy, vấn đề đặt ra là người học phải học như thế nào, người dạy phải dạy ra sao để hiệu quả dạy và học đạt cao nhất, thiết thực nhất. Đó là vấn đề lớn mà lâu nay nhà nước, ngành Giáo dục, giáo viên, học sinh và cả xã hội quan tâm. Nhưng thiết nghĩ, muốn đạt được một thành quả lớn trong giáo dục thì ngoài những vấn đề về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đội ngũ,con người, xã hội cùng tương tác thì chúng ta cần phải chú ý từ những vấn đề nhỏ hơn thậm chí rất nhỏ. Những vấn đề đó diễn ra hằng ngày ngay trong những bài dạy của giáo viên và cách học, cách nhận thức, cách rèn luyện của học sinh trong học tập nói chung và trong học toán nói riêng. Xuất phát từ ý nghĩa ấy nên tôi chỉ chọn cho mình một vấn đề nhỏ trong dạy môn toán ở lớp 5 hiện hành để nghiên cứu, tham khảo, thực hiện và vận dụng với mục đích chính là nâng cao hiệu quả dạy và học tại lớp học mình phụ trách. Vấn đề mà tôi nghiên cứu khảo nghiệm chỉ là: Tìm một số giải pháp thiết thực để giúp cho học sinh lớp 5 hoàn thiện các dạng bài toán thường gặp ở lớp 5 mà học sinh có nhiều nhầm lẫn như: Quan hệ tỉ lệ. b) Cơ sở thực tiễn. Giáo viên: Lê Thị Út 1
  2. Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân Sáng kiến – lớp 5 Năm học 2016-2017 * Giáo viên: - Chưa khắc sâu những đặc điểm cơ bản của dạng toán quan hệ tỉ lệ - Xây dựng 2 dạng toán quan hệ tỉ lệ chưa rõ ràng làm cho học sinh dễ nhầm lẫn. * Học sinh: - Chưa chuẩn bị tốt đồ dùng học tập. - Không phân biệt tốt 2 dạng bài về quan hệ tỉ lệ để vận dụng giải toán. - Không tóm tắt được đề toán để có cơ sở giải toán. - Đặc điểm của học sinh Tiểu học là hiểu và ghi nhớ máy móc nên trước 1 bài bất kỳ các em thường đặt bút tính luôn nhiều khi dẫn đến những sai sót không đáng có do các em chưa chú ý đến các đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm hoặc mối liên hệ giữa các yếu tố trong bài toán. Trí nhớ của học sinh chưa bền vững chỉ dừng lại ở phát triển tư duy cụ thể còn tư duy trừu tượng, khái quát kém phát triển (nhất là ở học sinh yếu kém) nên khi gặp những bài cần có sự tư duy logic như dạng bài quan hệ tỉ lệ. Đặc điểm của trẻ ở Tiểu học là chóng nhớ nhưng nhanh quên. Sau khi học bài mới, cho các em luyện tập ngay thì các em làm được bài nhưng chỉ sau một thời gian ngắn kiểm tra lại thì hầu như các em đã quên hoàn toàn, đặc biệt là những tiết ôn tập, luyện tập cuối năm. 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu Từ năm đầu tiên thay sách lớp 5, lãnh đạo ngành giáo dục, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác ngoài xã hội đều rất quan tâm đến vấn đề chương trình thay sách mới sẽ được áp dụng như thế nào, hiệu quả ra sao? Chất lượng giáo dục có nâng cao như trong dự kiến hay không? Sau một năm, rồi hai năm thực hiện chương trình mới, tất cả các trường, các phòng giáo dục đều đã có nhiều hội thảo, góp ý, chỉnh sửa và dần dần đi vào nề nếp. Đối với giáo viên thì việc dạy học cũng đã đi vào quy cũ, đã quen dần với chương trình sách giáo khoa, nhiều người đã có những kinh nghiệm hay, thiết thực. Chẳng những nâng cao hiệu quả dạy học của bản thân mà còn giúp cho đồng nghiệp có được kinh nghiệm tốt trong giảng dạy. Đối với chương trình toán ở lớp 5 nói riêng và cả cấp học nói chung có nhiều thay đổi so với chương trình cải cách trước. Số tuần học tăng lên, số tiết học nhiều hơn và đặc biệt là số lượng bài tập trong một tiết học không còn nhiều,không còn gây áp lực với học sinh. Song trong từng phần riêng biệt vẫn còn có chỗ gây khó khăn cho học sinh khi vận dụng, khi thực hành. Chẳng hạn, một số bài học về “ Quan hệ tỉ lệ”. Trong dạng bài: Quan hệ tỉ lệ thực chất thường có 3 đại lượng. Nhưng vì chỉ chú ý tới hai đại lượng biến đổi phụ thuộc lẫn nhau mà nhiều học sinh cho rằng chỉ có hai đại lượng , tức là các em bỏ qua một đại lượng không đổi trong bài toán đó. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Giáo viên: Lê Thị Út 2
  3. Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân Sáng kiến – lớp 5 Năm học 2016-2017 Năm học 2014 – 2015, 2015 -2016, tôi được phân công dạy lớp 5 Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân và dự giờ thăm lớp các lớp khác trong trường, khi dạy đến dạng toán có “Quan hệ tỉ lệ”, tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung hướng dẫn ở sách giáo viên, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác để giảng dạy nhưng chất lượng đem lại vẫn chưa cao. 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Kết quả khảo sát dạng toán có “quan hệ tỉ lệ” của lớp 5 Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân tôi đang dạy trong học kì I năm học 2015 – 2016 như sau: Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 1-4 TSHS SL TL % SL TL % SL TL % SL TL 35 9 25,71 15 42,85 10 28,57 1 2,85 ` 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Qua việc dự giờ, kiểm tra, theo dõi việc dạy, tôi thấy hầu hết giáo viên đã nắm vững nội dung kiến thức và vận dụng linh hoạt các phương pháp – hình thức dạy học nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng, sâu sắc, biết vận dụng vào thực hành. Từ thực trạng nêu trên, tôi luôn trăn trở tìm nhiều giải pháp để thực hiện bài dạy sao cho phù hợp với yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh và nhu cầu giảm tải đồng thời giúp cho học sinh tránh được những khuyết điểm khi học các dạng bài về “quan hệ tỉ lệ”. Sau đây tôi xin phép được nêu lên một số giải pháp chính mà bản thân tôi đã và đang thực hiện để quý vị tham khảo. 1.6.Phạm vi và thời gian nghiên cứu ( bắt đầu, kết thúc) a) Phạm vi áp dụng Vì đây là một vài vấn đề nhỏ trong một vài dạng bài ở lớp 5 nên phạm vi áp dụng chỉ dừng lại ở việc dạy toán về quan hệ tỉ lệ. Song thiết nghĩ, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo xu thế dạy học tích cực là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, tiến dần đến loại bỏ hoàn toàn cách dạy học đọc chép một chiều làm hạn chế khả năng tư duy của học sinh. Mặt khác, hiện nay chúng ta đang tiếp cận và vận dụng một số phương pháp mới trong dạy học tích cực như dạy theo góc, dạy theo hợp đồng, theo dự án và một số kỹ thuật dạy học mới theo hướng tích cực, Chúng ta cần mạnh dạn áp dụng lồng ghép vào nhiều môn học trong đó có môn toán làm sao cái đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và góp phần giúp học sinh học giỏi toán nói riêng. b) Thời gian nghiên cứu Nội dung công việc Địa điểm Thời gian Giáo viên: Lê Thị Út 3
  4. Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân Sáng kiến – lớp 5 Năm học 2016-2017 - Thống nhất chọn đề tài Tại trường 8/2016 - Nghiên cứu sản phẩm Tại trường 9/2016 - Đánh giá sản phẩm Tại trường 9/2016 - Tiến hành thực nghiệm Tại trường 9/2016 - Đánh giá kết quả qua bài thi học kì I lớp 5D 1/2017 - Viết dàn ý đề tài Ở nhà 1/2017 - Hoàn thành đề tài Ở nhà 2/2017 2. NỘI DUNG 2.1.Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Đây là các dạng bài tập “Ôn tập bổ sung về giải toán”. Thực chất học sinh đã học dạng bài này ở lớp 4, lên lớp 5 chỉ ôn tập lại và bổ sung kiến thức kỹ năng mà thôi. Song tôi nhận thấy, sách giáo khoa hiện hành chỉ chú trọng thực hành là chính, giảm bớt các vấn đề liên quan đến khả năng tư duy trừu tượng chỉ trình bày những cái thật cụ thể. Thông thường vừa học xong lý thuyết, học sinh áp dụng được ngay nhưng vẫn máy móc là chính chưa hiểu sâu cái cốt lõi, bản chất của vấn đề nên rất nhanh quên, thậm chí có em không hình dung sự tương quan tỉ lệ là ở đâu.Với đề bài vừa dài, vừa chung chung thì học sinh rất khó nắm được cách giải. Trong khi đó toán về “quan hệ tỉ lệ” có 2 dạng bài học khá liền nhau chỉ cách nhau một tiết Luyện tập. Như vậy, dạng bài đầu tiên một số em chưa nắm vững đã phải tiếp thu một dạng bài mới phức tạp hơn. Nếu mới đọc lướt và nhìn vào tóm tắt thì có cảm giác hai dạng bài này giống nhau nhưng thực ra hai dạng bài hoàn toàn khác nhau. Muốn giải tốt dạng toán này đòi hỏi học sinh phải nắm rõ được mối quan hệ tỉ lệ giữa các đại lượng 2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Qua tìm hiểu đối tượng học sinh cùng chất lượng khảo sát, tôi thấy học sinh có những hạn chế sau : - Chưa phân biệt được hai dạng toán cơ bản có “quan hệ tỉ lệ” trong chương trình học. Có học sinh không nhận được dạng bài này đã học ở lớp 4 - Chưa biết tóm tắt bài toán. - Chưa nắm được cách giải dạng toán này. - Chưa vận dụng được kiến thức thực tiễn để suy luận tìm cách giải. Nói tóm lại, học sinh chưa nhìn ra đúng quan hệ tỉ lệ giữa các giá trị trong cùng một đại lượng và các giá trị khác đại lượng tương quan tỉ lệ như thế nào. 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp. Giáo viên: Lê Thị Út 4
  5. Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân Sáng kiến – lớp 5 Năm học 2016-2017 1. Hình thành biểu tượng về các mối quan hệ tỉ lệ thông qua phiếu học tập. Phiếu học tập là một trong những phương tiện phổ biến mà nhiều giáo viên thường áp dụng. Sử dụng phiếu học tập giúp giáo viên tránh nói nhiều đảm bảo thời gian mà học sinh vẫn phát huy được tính tích cực. Tôi đã sử dụng phiếu học tập khi hình thành biểu tượng về các mối quan hệ tỉ lệ. Thông qua làm việc ở phiếu học tập dưới hình thức cá nhân hay thảo luận nhóm đều khuyến khích học sinh tìm tòi và khám phá kiến thức. Ví dụ: dạy bài “Ôn tập và bổ sung về giải toán” (sách giáo khoa Toán 5, trang 18), tôi đã thiết kế phiếu học tập như sau: Ở sách giáo khoa sau khi nêu ví dụ: “Một người đi bộ trung bình mỗi giờ đi được 4 km”. Lập bảng để ghi kết quả tìm quãng đường đi được trong 1giờ, 2 giờ, 3 giờ: Thời gian đi 1 giờ 2 giờ 3 giờ Quãng đường đi được . . Tôi nhận thấy trong các bài toán khi tóm tắt thường có dạng như sau: 2 giờ : 8 km 4 giờ : .km ? Vậy khi hình thành về các mối quan hệ tỉ lệ thì cũng nên đưa bảng nằm dọc xuống để học sinh dễ liên hệ vào tóm tắt trong các bài toán. Với dạng bài đầu tiên, tôi làm phiếu học tập và cho học sinh làm việc cá nhân như sau : Họ và tên Lớp : PHIẾU HỌC TẬP Một người trung bình mỗi giờ đi bộ được 4 km. Hãy tính quãng đường người đó đi bộ trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ bằng cách hoàn thành bảng sau: Thời gian đi Quãng đường đi 1 giờ 2 giờ 3 giờ Nhận xét: Sau khi học sinh hoàn thành bảng, tôi yêu cầu các em đọc kết quả và điền vào bảng kẻ sẵn ở trên bảng. Tôi vừa chỉ vào bảng vừa hỏi : - 2 giờ gấp 1 giờ mấy lần ? (2 giờ gấp 2 lần 1 giờ). - 1 giờ giảm mấy lần so với 2 giờ ? (1 giờ giảm đi 2 lần so với 2 giờ). Vậy : - 8 km gấp 4 km mấy lần ? (8 km gấp 2 lần 4 km) - 4 km giảm mấy lần so với 8 km ? (4 km giảm đi 2 lần so với 8 km) Giáo viên: Lê Thị Út 5