Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh yêu thích học tập của bộ môn Lịch sử

doc 5 trang sangkien 27/08/2022 12421
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh yêu thích học tập của bộ môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_yeu_thich_hoc_tap_cua_bo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh yêu thích học tập của bộ môn Lịch sử

  1. Sáng kiến kinh nghiệm – Trịnh Thanh Phương – Trường THCS Tân Tiến I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Đối với mỗi giáo viên chúng ta, ai cũng đều mong truyền đạt kiến thức của mình đến từng học sinh, rất mong học sinh của mình hiểu và nắm chắc từng nội dung bài học mà chúng ta truyền thụ. Nhưng thực tế qua nhiều năm nay, tôi thấy có không ít học sinh rất sợ học bài nhất là các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Nói chung là các môn cần phải học thuộc và các em cũng tự cho là môn phụ không cần phải học, Từ đó dẫn đến chất lượng những môn này đều thấp. Trong thực tế, như chúng ta đã thấy những năm qua tại các kì thi Đại Học, Cao Đẳng chất lượng môn Lịch sử là thấp nhất. Đây là vấn đề làm cho chúng ta – những người thầy giáo dạy Lịch sử phải trăn trở nhiều, phải làm mọi cách để lấy lại thế đứng của môn học này đối với học sinh. Riêng bản thân tôi, là một giáo viên giảng dạy về môn lịch sử nhiều năm, tôi đã dùng nhiều cách áp dụng trong giảng dạy và thấy có kết quả hết sức khả quan. 2. Mục đích nghiên cứu: Trong thực tế giảng dạy, đa phần học sinh xem môn học này là phụ. Do đó thái độ học tập của học sinh chưa được tích cực. Các em ít chịu lắng nghe khi ngồi học dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Vì vậy, việc giúp các em có thái độ học tập đúng đắn, yêu thích môn học, xoá bỏ khoảng cách môn học chính – phụ là nhiệm vụ rất quan trọng của giáo viên. 3. Nội dung nghiên cứu: Tiếp cận với môn học lịch sử tức là các em đang được tìm hiểu về quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc của ông cha ta từ thời dựng nước đến khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Chính vì thế mà đã có biết bao nhiêu biến cố, sự kiện lịch sử đã diễn ra. Qua đó đã thể hiện tinh thần chiến đấu, ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam qua từng thời đại. Cho nên việc học và nhớ các sự kiện đó làm cho học sinh gặp nhiều khó khăn, đôi khi gây tâm lí chán nản, lười học và kết quả dẫn đến chất lượng bộ môn thấp. Như vậy để học sinh yêu thích học tập môn sử, nhất là đối tượng yếu kém thì đòi hỏi ở người giáo viên phải có nghệ thuật. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đưa ra các biện các cụ thể, gần gũi, dễ thực hiện đối với giáo viên như: Cách giới thiệu bài gây hứng thú ngay từ đầu tiết học, đa dạng hoá các hình thức củng cố bài, hướng dẫn về nhà cụ thể, tạo sức mạnh tập thể thông qua học nhóm, . 5. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được áp dụng rộng rãi trong môn học lịch sử và cả các môn học khác. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận - thực trạng: Trong năm học vừa qua tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy môn lịch sử ở lớp 9. Sau khi nắm tình hình học tập của học sinh từ năm trước, thì tôi được biết đa số xuất thân từ các gia đình chuyên sống về nghề nuôi trồng thuỷ sản, về nhận thức văn hoá của gia đình còn nhiều hạn chế, gia đình ít quan tâm đến việc học của các Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm – Trịnh Thanh Phương – Trường THCS Tân Tiến em, ở lớp đa số các em lại không thích học môn lịch sử, một số em không chịu học bài, một số em thì chỉ học thuộc lòng phần nội dung mà giáo viên đã cung cấp, trong giờ học lại thụ động không phát biểu ý kiến xây dựng bài, khi giáo viên đưa ra câu hỏi thì các em trả lời một cách máy móc theo SGK. Từ thực tế đó, tôi đã tiến hành thực nghiệm một số biện pháp sau đây nhằm “ Giúp học sinh yêu thích học tập của bộ môn lịch sử”. 2. Biện pháp thực hiện: 2.1. Trong tiết học đầu tiên, tôi tạo sự thân mật, gần gũi giữa tôi và học sinh ( giới thiệu sơ về bản thân và môn học sẽ giảng dạy các em ). Sau đó tôi giới thiệu nội dung chương trình của môn học Lịch sử 9. Cũng trong tiết này tôi giải thích cho học sinh hiểu rằng đây là bộ môn học rất hấp dẫn, vì những kiến thức này sẽ giúp các em biết được tình hình thế giới đã trãi qua những biến động gì? Những nước nào là những nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới? Quan hệ thế giới sau năm 1945 có gì căng thẳng không? Cách mạng khoa học kĩ thuật đã đem lại cho con người những ảnh hưởng gì? Đối với Việt Nam thì ai là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và quá trình đấu tranh gian khổ của nhân dân ta chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc diễn ra như thế nào? 2.2. Chúng ta cũng cần nên cho học sinh thấy sự liên kết giữa các bài học với nhau. Muốn thế, trước hết tôi hướng dẫn học sinh phải đọc bài mới ít nhất 3 lần, riêng đối với học sinh yếu kém phải đọc ít nhất là 5 lần. muốn làm việc này đòi hỏi sự kiên trì của giáo viên rất cao. Do đó, trong 3 tuần lễ đầu của năm học, khi kiểm tra chất lượng xong tôi lập danh sách những học sinh yếu kém của môn lịch sử. trong những tiết dạy tiếp theo tôi hướng dẫn các em tìm những ý chính của từng bài, các em sẽ soạn thành bài học ở tập riêng của các em và tôi sẽ kiểm tra thường xuyên. cũng nên nói rõ sau mỗi tiết học phần dặn dò tôi tiến hành rất kĩ, để tất cả học sinh đều phải soạn bài trước và đồng thời học bài cũ cho thật tốt, thì mới tiếp thu được bài học mới. 2.3. Đối với môn lịch sử, tôi sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo ( có giới thiệu sách cho học sinh tìm tham khảo) và tranh ảnh liên quan bài dạy để minh hoạ cho từng tiết dạy thêm hấp dẫn và gây sự chú ý hứng thú cho học sinh. Nếu nhà trường không có đủ đồ dùng, tôi tự sưu tầm thêm trong khả năng của mình như: (tranh ảnh, sách báo, tài liệu), tự vẽ (sơ đồ, lược đồ, lược đồ trống, ). Ví dụ: khi dạy bài “ Chiến tranh thế giới thứ hai”(1939-1945). Ngoài lược đồ Chiến tranh thế giới thứ hai, tôi sưu tầm thêm một số tranh ảnh có liên quan như: Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng ngày 07/12/1941, Hồng quân Liên Xô chiến đấu bảo vệ Xta-lin-grát, bom nguyên tử do Mĩ ném xuống hai thành phố của Nhật, nạn nhân vụ nổ bom nguyên tử ở Na-ga-xa-ki, Qua đó, các em có thể hình dung được cuộc chiến tranh quy mô lớn, ảnh hưởng sâu rộng, hậu quả nặng nề tới toàn thế giới của nó như thế nào? và tôi thấy các em rất thích thú học. Nói chung, nếu bài học nào khi giảng dạy có nhiều tranh ảnh dễ tìm, ta nên sưu tầm nó để minh hoạ cho tiết học thêm sôi nỗi, hấp dẫn. Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm – Trịnh Thanh Phương – Trường THCS Tân Tiến 2.4. Trong mỗi tiết dạy chúng ta nên có những lời tán dương, khuyến khích những vấn đề gì mà các em phát biểu đúng ( nhất là đối tượng yếu kém ). Chúng ta nên tạo mọi điều kiện để các em không còn tự ti mặc cảm, hay lười học, Từ đó khích lệ tinh thần học tập của các em. Tuyệt đối chúng ta không nên quát mắng hoặc có cử chỉ bất bình khi các em chưa thuộc bài hay trả lời sai câu hỏi, mà chúng ta nên động viên các em sửa sai thành đúng. Đây là biện pháp hết sức quan trọng để phát huy tính tích cực cố gắng học của tất cả các em học sinh. 2.5. Cũng trong mỗi tiết dạy, tôi chú trọng nhất là các bước: kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, củng cố bài và hướng dẫn về nhà. trong phần này tôi quan tâm nhất là đối tượng học sinh yếu kém. * “ Kiểm tra bài cũ” những học sinh thường không thuộc bài tôi mời lên bảng trả bài. đặt những câu hỏi đơn giản , nếu các em không thuộc lần đầu tôi cho các em nợ lại và dùng lời động viên để các em có niềm tin học bài tốt cho lần sau. * “Giới thiệu bài mới”, Đây là phần quan trọng trong quá trình dạy bài mới. Bởi vì nó có tác dụng gây sự chú ý, tò mò và thu hút học sinh vào những vấn đề mà nội dung bài giảng sẽ thể hiện ngay ở những giây phút đầu tiên. Nếu chúng ta làm tốt phần này thì chúng ta đã thành công một nữa nội dung tiết dạy. Có rất nhiều cách giới thiệu bài gây hứng thú cho học sinh: Dùng lược đồ để giới thiệu về đất nước, lãnh thổ hay khu vực mà mình sẽ dạy ( áp dụng nhiều nhất ở lớp 9), giới thiệu bằng cách gợi mở vấn đề, bằng cách tạo tình huống có vấn đề, giới thiệu trực tiếp hoặc bằng một câu chuyện, Nói chung có rất nhiều cách mở bài tạo hứng thú cho học sinh, điểm đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh để đạt kết quả tối ưu nhất. * “ Củng cố bài” tôi thường tổ chức trò chơi để các em có dịp tranh tài, thử sức bằng nhiều hình thức: Chia đội chơi, đối đáp nhanh, tiếp sức, giải đáp ô chữ, Qua trò chơi – “ Chơi mà học”, tôi thấy học sinh được củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học hơn và điều quan trọng là các em rất hứng thú với môn học ( kể cả học sinh yếu kém ). Ngoài ra, đối với một số học sinh yếu kém thụ động, ít tham gia trò chơi, tôi cũng thường mời các em phát biểu hoặc khuyến khích tham gia trò chơi, nếu các em nói đúng, làm đúng tôi khen để khích lệ tinh thần, còn nếu các em nói sai, làm sai tôi sẽ giúp các em láy từ sai thành đúng với thái độ hết sức hoà nhã và động viên các em. * “Dặn dò” phần này ở mỗi tiết học tôi đều dặn kĩ, nhất là đọc bài mới ít nhất 5 lần (đối với học sinh yếu kém) và soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên đưa ra. 2.6. Ngoài ra, tôi còn dùng sức mạnh của tập thể để giúp đỡ các em yếu kém, tôi giao những học sinh khá giỏi kèm những học sinh yếu kém và chia nhóm học tập, nhóm trưởng mỗi buổi kiểm tra việc học bài, soạn bài và trả lời các câu hỏi hoặc yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Những phần chưa hiểu thì các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận, trao đổi, góp ý kiến và giải đáp những điều bạn mình chưa hiểu. Những vấn đề cả nhóm không giải đáp được thì gặp giáo viên bộ môn để trao đổi, có như thế các em yếu kém cũng sẽ nắm bắt được vấn đề và say mê trao đổi hơn. Nói chung, bằng những biện pháp trên chúng ta dẫn dắt, gợi mở đưa học sinh đi dần từ chổ biết suy luận rồi đến việc nám chắc sự kiện, phát hiện ra những sự kiện liên quan, biết Trang 3