Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 khắc phục việc viết sai chính tả

doc 8 trang sangkien 10640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 khắc phục việc viết sai chính tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_khac_phuc_viec_vie.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 khắc phục việc viết sai chính tả

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục : 3 Danh mục chữ cái viết tắt : 4 Tài liệu tham khảo : 4 : : : : : : : : : : : 3
  2. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CT : Chính tả HS : Học sinh GV : Giáo viên HSCHT : Học sinh chưa hoàn thành HSHT : Học sinh hoàn thành HK I : Học kì I HK II : Học kì II TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt thực hành - Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê - Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 3. Tiếng Việt 4 - Nguyễn Minh Thuyết - Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Viết đúng chính tả Tiếng Việt - Nhà xuất bản văn hoá thông tin. 5. Ngoài ra, đề tài này còn tham khảo thêm một số bài viết được đăng tải trên Internet. 4
  3. I. TÍNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Chính tả là một phép viết đúng, nghĩa là nghe sao thì viết vậy. Nó giúp cho HS học tốt những phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Muốn viết đúng chính tả, ta phải thực hiện đúng theo những quy luật, quy tắc một cách thành thạo. Tuy phân môn chính tả có tầm quan trọng như vậy nhưng trong thực tế nhiều HS lớp 4 vẫn còn viết sai CT một cách trầm trọng. Có một số em viết sai hơn 5 lỗi trong một bài viết. Nhằm giúp các em viết đúng hơn và học tập tốt hơn, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc các em viết sai CT một cách vô tội dạ như thế và đề ra một số biện pháp giúp các em khắc phục hiện trạng này với đề tài sáng kiến kinh nghiệm Giúp HS lớp 4 khắc phục việc viết sai chính tả mang tính chất tham khảo, xin giới thiệu cùng quý vị. II. TÍNH KHOA HỌC: 1. Thực trạng ban đầu: Qua quá trình tìm hiểu tôi đã phát hiện ra HS viết sai là do những nguyên nhân sau : - Do giọng đọc của GV. - Do viết hoa tùy tiện. - Do lẫn lộn thanh hỏi / thanh ngã. - Do lẫn lộn âm đầu s / x; ch / tr; c / k; g / gh; ng / ngh. - Do lẫn lộn các vần có âm chính không dấu hoặc có dấu mũ (^), dấu râu (’) như o, ô, ơ. - Do lẫn lộn các vần có âm cuối là n / ng; c/ t - Do lẫn lộn các tiếng có vần o / oa; iu / iêu / yêu. 2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành: Nhằm giúp HS lớp 4 khắc phục được việc viết sai CT, tôi đã thực hiện các biện pháp sau : a. Luyện phát âm: Như đã nói ở trên, CT là một phép viết đúng (HS nghe sao thì viết vậy). Do đó, muốn HS viết đúng chính tả thì GV phải chú ý luyện phát âm để đọc chính xác, rõ ràng các tiếng để HS nghe và viết theo. Ví dụ: với những tiếng có thanh ngã thì ta phải đọc nặng giọng và ngân dài hơn so với những tiếng có thanh hỏi. Những tiếng có âm cuối là âm ngờ thì đọc phải ngân dài hơn so với những tiếng có chứa âm cuối là âm nờ; Ở Phú Hữu, phần lớn HS đọc lẫn những tiếng bắt đầu bằng g thành r (gần xa, đọc là rần xa), những tiếng có vần ôi lại đọc là âu (ông nội đọc thành ông nậu). Do vậy bên cạnh việc tự luyện phát âm thì GV cũng phải thường xuyên chữa lỗi phát âm một cách kịp thời cho HS mỗi khi các em đọc sai. b. Qui tắc viết hoa: Để giúp HS khắc phục việc viết hoa một cách tùy tiện, GV phải thường xuyên nhắc nhở HS chỉ viết hoa khi : 5
  4. - Đó là chữ đầu đoạn, sau dấu chấm (đầu câu), sau dấu hai chấm (nếu đó là dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật). Ví dụ : Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người. Theo Trường Chinh - Khi đó là tên người, tên địa lí Việt Nam (tên riêng) thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng. Ví dụ : Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, An Phú, - Khi đó là từ để tỏ ý tôn trọng. Ví dụ câu văn : Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động của Người. (từ “Người” ở đây ngầm chỉ Bác Hồ). - Khi đó là tên các tổ chức thì viết hoa chữ cái đầu của thành tố đầu và các từ, cụm từ cấu tạo đặc trưng của tổ chức và tên riêng (nếu có). Ví dụ : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trường Trung học phổ thông An Phú, Ủy ban Nhân dân xã Phú Hữu, - Khi đó là tên người, tên địa lí nước ngoài thì có hai trường hợp : + Phiên âm Hán Việt thì viết như tên người, tên địa lí Việt Nam. Ví dụ: Khổng Tử, Thích Ca Mâu Ni, Hi Mã Lạp Sơn, + Phiên âm quốc tế thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối. Ví dụ : Lép Tôn – xtôi, Lốt Ăng – giơ – lét, Công – gô, c. Hướng dẫn phân biệt thanh hỏi / thanh ngã: Giúp HS viết phân biệt thanh hỏi / thanh ngã ngoài giọng đọc, GV cần áp dụng các biện pháp như sau : - Đối với từ láy thì nhắc HS ghi nhớ thanh huyền thường đi với nặng hoặc ngã, thanh ngang thường đi chung với sắc và hỏi theo qui tắc: Em huyền mang nặng ngã đau Anh ngang sắc thuốc hỏi đầu bớt chưa ? Ví dụ : mát mẻ, nhí nhảnh, rực rỡ, nũng nịu, Tuy nhiên, đối với từ láy còn có hai ngoại lệ sau: + Những từ láy theo luật thì viết dấu ngã nhưng thực tế lại viết dấu hỏi: niềm nở, bền bỉ, hẳn hòi, vẻn vẹn, lẳng lặng, + Những từ láy theo luật thì viết dấu hỏi nhưng thực tế lại viết dấu ngã: ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẽ, - Đối với từ Hán Việt thì nhắc HS ghi nhớ mẹo mình nên nhớ là viết dấu ngã nghen, có nghĩa là đối với những tiếng bắt đầu bằng m, n, nh, l, v, d, ng, ngh thì viết bằng thanh ngã. Ví dụ : + M : mĩ mãn, mẫu tử, minh mẫn, + N : truy nã, phụ nữ, năng nỗ, 6
  5. + Nh : viêm nhiễm, kiên nhẫn, nhãn vở, + L : lễ phép, truy lãnh, + V : bền vững, vũ trang, + D : nuôi dưỡng, dũng mãnh, + Ng : ngũ hành, ngôn ngữ, + Ngh : suy nghĩ, nghĩa khí, d. Hướng dẫn phân biệt s / x: - Ngoài việc đọc chính xác, GV còn cần hướng dẫn HS mẹo để viết các tiếng bắt đầu bằng s và x: + Mẹo kết hợp âm đệm : s không đi với các vần oa, ua, oă, oe, uê. Chỉ có x là đi với các vần này. Ví dụ : xoa đầu, xoay xở, cây xoan, tóc xoăn, xua tay, xoen xoét, xuề xòa xuyên qua, ( Có các trường hợp ngoại lệ như: soát trong rà soát, kiểm soát , soạn trong soạn bài và những trường hợp điệp âm đầu trong từ láy: sột soạt, sờ soạng, sung sướng ) + Mẹo láy vần : Chỉ có x mới láy vần, còn s thì không. Ví dụ: lì xì, xích mích, liêu xiêu, bờm xờm, lao xao, loăn xoăn, lộn xộn, + Mẹo từ vựng:  Tên đồ dùng, thức ăn thường viết bằng x. Ví dụ: xôi, lạp xưởng, xúc xích, cải xanh, cái xoong, cái xẻng, chiếc xe, chiếc xuồng, túi xách,  Hầu hết các danh từ còn lại viết với s. Ví dụ : cây sen, cây sim, cái sọt, sợi dây, ngôi sao, sương gió, sông, suối, sấm, sét, con sâu, con sáo sậu, con sư tử; ( trừ các trường hợp ngoại lệ : cây xoan, cây xoài, trạm xá, xương sống, mùa xuân, ). e. Hướng dẫn phân biệt ch / tr: - Bên cạnh việc đọc chính xác, GV còn phải hướng dẫn HS một số mẹo để viết các tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, cụ thể như sau : + Mẹo dấu thanh :  Ch thường đi với những tiếng có thanh ngang, thanh sắc và thanh hỏi. Ví dụ: cho, chỉ chỏ, chúng tôi, chôm chôm, con chó, (ngoại lệ : chị gái, em chồng, ).  Tr thường đi với những tiếng có thanh huyền và thanh nặng. Ví dụ : hỗ trợ, vũ trụ, từ trường, truyền thuyết, chính trị, + Mẹo âm đệm : ch đi cùng với các tiếng có âm đệm oa, oă, oe, uê còn tr thì không. Ví dụ : loạng choạng, áo choàng, loắt choắt, chí chóe, chích chòe, chuệch choạc, chuếch choáng, + Mẹo từ vựng: Những từ chỉ người, đồ dùng trong gia đình thường viết bằng ch. 7
  6. Ví dụ : cha, chú, chị, chồng, cháu, cái chai, chiếc chiếu, cái chậu, cái chén, cái chăn, cái chum, cây chổi, e. Hướng dẫn viết phân biệt c/ k; g / gh; ng / ngh: Đối với những tiếng trong mỗi trường hợp được viết bắt đầu bằng c / k; g / gh hay ng / ngh thì nhắc HS ghi nhớ qui tắc sau : - Đứng trước các nguyên âm i, e, ê thì viết bằng k hoặc gh hoặc ngh. Ví dụ: kỉ niệm, kim chỉ, ghi nhớ, nghỉ ngơi, ghe xuồng, nghe đài, ghê gớm, nghênh ngang, - Đứng trước các nguyên âm khác thì viết bằng c hoặc g hoặc ng. Ví dụ: cái ca, cồn cào, cứng cáp, con gà, gò đất, gồ ghề, gần xa, cây gừng (cây gia vị), g. Hướng dẫn viết các tiếng với vần có âm chính không dấu hoặc có dấu mũ, dấu râu như o, ô, ơ: Đối với các tiếng có vần chẳng hạn như om, ôm, hoặc ơm, GV phải giúp HS hiểu nghĩa từ trước khi viết. Tùy vào mỗi hoàn cảnh (mỗi từ ngữ) GV giúp HS hiểu nghĩa cụ thể của từ ngữ đó. Ví dụ : nếu GV yêu cầu học sinh vết từ có tiếng “bom” thì HS sẽ dễ viết sai thành “bôm hoặc bơm” nên chúng ta cần giải nghĩa “bom” là loại vũ khí giết người. Nếu muốn viết tiếng “bơm” thì GV cần cung cấp cho HS hiểu nghĩa “bơm” là đưa chất lỏng hay chất khí từ một nơi đến nơi khác. Bên cạnh giải nghĩa từ, GV có thể cho HS làm bài tập để kiểm tra sự hiểu biết của các em. Ví dụ : GV lần lượt đọc các từ như bom đạn, con tôm, bơm hơi, HS lần lượt viết vần tương ứng (om, ôm, ơm) để viết các tiếng đó vào bảng con. h. Hướng dẫn viết các tiếng với vần có âm cuối là n / ng; c / t: Đối với các tiếng có vần điển hình như an / ang; âc / ât thì cũng phải thực hiện công việc giải nghĩa hoặc so sánh cho học sinh phân biệt để viết đúng. Ví dụ : hoa lan > < bật ngồi dậy; Cũng tương tự như trên, bên cạnh giải nghĩa từ, thì cũng cần cho HS làm bài kiểm tra sự hiểu biết của các em bằng cách đọc từ ngữ cho HS viết vần để viết từ đó vào bảng con. i. Hướng dẫn viết các tiếng có vần o / oa; iu / iêu / yêu: - Đối với các tiếng có vần a / oa thì thể hiện rõ nhất ở giọng đọc, nếu giáo viên đọc chuẩn thì học sinh sẽ nhận ra ngay. Chẳng hạn tiếng có vần o (ví dụ : tỏ tường) thì đọc bình thường, tiếng có vần oa (ví dụ : tỏa hương) thì phát âm tiếng “tỏa” phải tròn môi và hơi kéo dài. Tuy nhiên khi giáo viên đọc “tỏa hương” thì cũng có không ít HS viết là “tỏ hương”. Trong trường hợp này thì cần nhắc HS chú ý cách đọc của giáo viên để viết cho đúng. - Đối với các tiếng có vần iu / iêu / yêu thì giáo viên cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo của tiếng. 8
  7. Ví dụ : khi cho HS viết từ “yểu điệu” thì các em sẽ dễ viết sai thành “ỉu điệu” hoặc “yểu địu” hoặc “ỉu địu”. trong trường hợp này, GV cần phân tích cấu tạo tiếng như sau :  yểu: y + ê + u + hỏi = yểu  điệu: đ + i + ê + u + nặng = điệu (tránh phân tích: đ + iêu + nặng = điệu. Vì phân tích như vậy, HS sẽ dễ viết sai tiếng “điệu”). l. Giải pháp khác: Ngoài những giải pháp đã trình bày trên, tôi còn áp dụng một giải pháp hữu hiệu khác là: trước khi đến tiết CT, tôi yêu cầu HS ở nhà đọc kĩ và tập chép trước bài chính tả nhiều lần vào nháp. Từ đó, khi vào học, các em viết ít sai lỗi CT hơn. 3. Các tồn tại, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề: a. Các tồn tại : - HSCHT không nhớ một số mẹo cũng như qui tắc CT nên vẫn còn viết sai khá nhiều. Có khi trên 5 lỗi trong một bài CT. - HSHT đôi khi cũng không hiểu hoặc không nhớ được nghĩa của từ dẫn đến viết sai CT. ví dụ từ “vẽ” trong “vẽ tranh”, các em lại viết “vẻ” trong “vui vẻ”. b. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề: Phân môn chính tả nhằm giúp HS: - Rèn kĩ năng nghe và đọc (nghe chuẩn, phát âm đúng). - Rèn luyện một số kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và phát triển tư duy (hiểu nghĩa từ và vận dụng vào bài viết các phân môn khác của môn Tiếng Việt). - Góp phần hình thành nhân cách và mở rộng hiểu biết (nghe chăm chú, viết cẩn thận, vận dụng hiểu biết vào viết CT, tập làm văn). Đề tài này được viết dựa trên sự tìm hiểu về tình học tập và nguyên nhân viết sai CT của lớp 4B. 4. Kết quả đạt được: - Đối với bản thân, tôi thấy hài lòng vì khi áp dụng đề tài này thì HS lớp 4B của tôi khắc phục được việc viết sai CT một cách rõ rệt. - Kết quả sau đây được thống kê từ những lần tôi nhận xét toàn lớp với chung một bài chính tả (bình quân 36 HS): Thời điểm nhận xét 0 lỗi 1 lỗi 2 lỗi 3 lỗi 4 lỗi 5 lỗi trở lên Cuối HK I năm học 5 HS 4 HS 3 HS 8 HS 7 HS 9 HS 2014-2015 Cuối HK II năm học 9 HS 5 HS 2 HS 7 HS 6 HS 7 HS 2014-2015 Đầu năm học 2015-2016 3 HS 3 HS 4 HS 5 HS 8 HS 13 HS Giữa HK I năm học 7 HS 6 HS 5 HS 5 HS 4 HS 9 HS 2015-2016 III. TÍNH THỰC TIỄN: 9