Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phần giải toán có lời văn Lớp 4

doc 20 trang sangkien 13304
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phần giải toán có lời văn Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phan_giai_toan_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phần giải toán có lời văn Lớp 4

  1. A đặt vấn đề Bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng, trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở HS, trên cơ sở cung cấp trí thức khoa học ban đầu về xã hội và tự nhiên, phát triển các năng lực nhận thức, năng lực hoạt động thẩm mỹ, bồi dưỡng phát huy tình cảm thói quen, đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Mục tiêu nói trên được thực hiện thông qua việc dạy học các môn và thực hiện các hoạt động có định hướng theo yêu cầu giáo dục để trẻ tiếp tục học ở bậc trung học cơ sở hay bước vào cuộc sống lao động. Trong 9 môn học, môn toán đóng vai trò rất quan trọng. Môn toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số học, đại số, hình học, đại lượng, giải toán. Bên cạnh đó khả năng giáo dục của môn toán rất lớn, giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, giải quyết vấn đề có căn cứ, khoa học, logic, chính xác. Môn toán còn phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện nề nếp, phong cách tác phong làm việc khoa học, rất cần thiết cho mọi lĩnh vực hoạt động của con người góp phần giáo dục ý chí là những đức tính tốt như cần cù, nhẫn nại, ý chí vượt khó. Suốt 5 năm học tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 5 thời gian dành cho môn toán chiếm 1 phần lớn trong chương trình học, chương trình soạn thảo sách giáo khoa phần giải toán có lời văn có mặt hầu hết ở các khối lớp, nó gắn bó chặt chẽ với các mạch kiến thức như, số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học, đo đại lượng. Các bài toán có lời văn có giá trị đặc biệt quan trọng và xuất hiện ở các khâu của quá trình dạy học ở tiểu học . Từ khâu hình thành khái niệm, quy tắc tính toán đến khâu hình thành trực tiếp đến các phép tính, vận dụng tổng hợp các tri thức và kỹ năng của số học, đại số, hình học. Vì vậy trong cấu trúc nội dung môn toán có thể sắp xếp các bài toán có lời văn gắn với nội dung học khác trong từng khâu của từng tiết. 1
  2. Rõ ràng qua sự phân bố chương trình ta thấy rõ phần giải toán có lời văn có một giá trị đặc biệt quan trọng trong chương trình môn toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng. B. Giải quyết vấn đề 1. Thực trạng của vấn đề Qua kinh nghiệm thực tế ở trưởng Tiểu học tôi thấy việc dạy học giải toán có lời văn thực sự khó đối với học sinh, HS chưa hiểu sâu hiểu kĩ vấn đề nên chưa kích thích sự say mê, sáng tạo của học sinh, học sinh mới làm bài một cách máy móc rập khuôn. ở lớp 4 giai đoạn đầu của việc tập sâu thời gian. Phần giải toán có lời văn rất quan trọng có mặt ở hầu hết ở mạch kiến thức trong chương trình, nó làm tiền đề để học sinh học lên các lớp trên. Nhưng thực tế thực trạng dạy học mạch kiến thức này học sinh có hiểu nhưng chưa sâu , dẫn dến kếtquả bài làm hay bị sai, chất lượng giải toán có lời văn của học sinh còn thấp. Năm học 2005 – 2006 tôi được chủ nhiệm lớp 4A với sĩ số là 30 học sinh. Học được 2 tháng đầu năm qua các bài tập tôi nhận kết quả giải toán của học sinh chưa đạt yêu cầu, đến đầu tháng 11 tôi khảo sát chất lượng của học sinh về giải toán có lời văn. Kết quả đạt được cụ thể như sau. Tổng số Điểm giỏi Khá TB Yếu HS SL % SL % SL % SL % 30 HS 2 6,6 5 16,7 15 50 8 26,7 Từ thực tế trên tôi đã tìm hiểu nguyên nhân vì sao dẫn đến chất lượng giải toán có lời văn của học sinh còn thấp và tìm ra những biện pháp khắc phục II nguyên nhân của vấn đề qua thực tế dạy học Học sinh chưa chú trọng đến kỹ năng giải toán, chưa biết nhận dạng các bài toán và cách giải từng dạng toán. Có thể có những học sinh chưa nắm 2
  3. vững phần thuật tính ở các phép tính cộng trừ, nhân, chia nên dẫn đến làm sai, cũng có thể có những học sinh làm phép tính kết quả đúng những đặt lời giải sai, có những học sinh không biết cách đặt lời giải nên chỉ viết lời giải cho xong ( nhưng không đúng). ở phần giải toán có lời văn học sinh còn gặp khó khăn trong việc nhận dạng toán, phân tích dữ liệu của bài toán và đặc biệt là đặt lời giải cho mỗi bước tính. Có khi học sinh còn có quan niệm sai lầm là hễ thấy “nhiều hơn” thì làm tính cộng, “ ít hơn” thì làm tính trừ mà không đi sâu vào tìm hiểu các điều kiện của đầu bài dẫn đến chất lượng giải toán có lời văn của học sinh đạt chưa cao. Qua những năm thực tế giảng dạy ở lớp 4 tại trường Tiểu học Nguyên Bình A bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra những giải pháp từ thực trạng dạy học của mình. III. Các giải pháp thực hiện. Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp, hình thành kĩ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ xảo tính, vì các bài là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học nắm chắc các ý nghĩa phép tính đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi học sinh biết cách tính thông thạo, đặc biệt là biết nhận dạng bài toán và lựa chọn thích hợp. Để giúp học sinh giải tốt các bài toán có lời văn cần hướng dẫn học sinh nắm được một số bước của quy tắc chung, hướng dẫn các em giải bài toán có lời văn : Việc giải bài toán có lời văn có thể tiến hành theo 4 bước: 1.Tìm hiểu kĩ đầu bài . 2.Lập kế hoạch giải 3.Thực hiện kế hoạch giải. 4.Kiểm tra lời giải và đánh giá kết quả. 1 Phương pháp giải các bài toán đơn . 3
  4. * Các bài toán đơn giản có 1 phép tính. Thực hiện các bước cụ thể như sau. Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán ( đọc kĩ đề bài toán) Bước này ở bất kỳ bài toán nào cũng không thể bỏ qua được. Tránh thói quen xấu là vừa đọc xong bài hoặc chưa hiểu đề bài đã vội thực hiện bài giải. Như vậy sẽ tránh được sự bế tắc trong giải toán dẫn đến tình trạng không biết ghi lời giải như thế nào cho phù hợp. Vì vậy bước đầu tiên của giải bài toán có lời văn là học sinh cần đọc kỹ đề bài để phân biệt được cái đã cho và cái cần tìm. Dù bài toán được cho dưới dạng văn hoàn chỉnh hay tóm tắt sơ đồ, mô hình, hình vẽ thì giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc lại đề 3 đến 4 lần ( đọc to hay đọc thầm). Thông qua đó học sinh sẽ hiểu được bài toán cho biết gì? yêu cầu cái gì?. Ví dụ minh hoạ ( bài 3 trang 39 SGK toán 4) Một huyện trồng 325164 cây lấy gỗ và 60830 cây ăn quả. Hỏi huyện đó trồng được tất cả bao nhiêu cây? Học sinh đọc kỹ đề toán hiểu và nắm được dữ kiện của bài toán sẽ dễ dàng giải quyết được bước tiếp theo Bước 2: Tóm tắt và lập kế hoạch giải. Tóm tắt đề là kết quả của bước 1 bằng những sơ đồ, lược đồ đơn giản, bài toán được tóm tắt lại một cách ngắn gọn làm nổi bật mối quan hệ giữa các yếu tố đã cho và các yếu tố cần tìm. Mặc dù phần tóm tắt không bắt buộc khi giải các bài toán có văn trong chương trình tiểu học mới. Song đối với các bài toán khó hoặc hướng dẫn ban đầu cho học sinh có kỹ năng tóm tắt đề thì cần phải tóm tắt, nhưng tóm tắt bằng cách nào lại phụ thuộc rất nhiều vào bài toán. Bài toán có thể tóm tắt bằng nhiều cách, không nhất thiết học sinh phải tóm tắt theo giáo viên nhưng miễn sao phải đúng phù hợp với đề bài. 4
  5. Ví dụ minh hoạ ( Bài 2 trang 77 SGK toán 4) Người ta đổ đều 128610 lít xăng vào 6 bể. Hỏi mỗi bể có bao nhiêu lít xăng? Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng 128610 lít ? lít Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần giúp học sinh chọn cách tóm tắt sao cho phù hợp với từng loại bài. *. Lập kế giải bài toán. Nhằm xác định trình tự giải quyết, chọn các phép tính thích hợp với câu lời giải và thực hiện phép tính. Có 2 hình thức thể hiện - Đi từ câu hỏi của bài toán đến số liệu. - Đi từ số liệu đến câu hỏi của bài toán Ví dụ: Bài 2 trang 77. Xuất phát từ câu hỏi của bài toán đến dữ kiện. Giáo viên: Bài toán hỏi gì ? Học sinh: Mỗi bể đó có bao nhiêu lít xăng?. Giáo viên:Muốn biết được mỗi bể đó có bao nhiêu lít xăng phải làm gì ? Học sinh: Ta lấy tống sô lít xăng chia cho 6 bể để tìm 1 bê tức là: 128610: 6 = 21435 ( lít xăng) Từ đó học sinh dễ dàng tìm được cách giải * Xuất phát từ dữ kiện đến câu hỏi của bài toán, học sinh tự tìm cách giải quyết nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đây là bước tập trung cao độ tư duy của học sinh, ở bước này giáo viên cần giúp học sinh phân tích suy luận để tìm ra các hướng giải bài toán. 5
  6. Trong các bước phân tích giáo viên cần hướng dẫn các em qua các câu hỏi cụ thể nhằm giải quyết được yêu cầu của bài toán, tránh tình trạng lan man thiếu trọng tâm. * Hướng dẫn học sinh có thể giải bài toán theo các cách khác nhau ( nếu có thể) Bước 3: Thực hiện giải bài toán Đây là các bước cụ thể hoá của quá trình tư duy trên nó thể hiện rõ kỹ năng giải toán của học sinh, giúp học sinh thực hiện rõ các phép tính nêu trong kế hoạch giải, và trình bày bài giải. Yêu cầu: - Câu lời giải phải ngắn gọn. - Phép tính phải đúng, có kết quả chính xác, kết quả phải kèm theo danh số thích hợp ( hay đơn vị đó thích hợp) - Phải có đáp số rõ ràng Ví dụ: ( Bài 2 trang 81 sách giáo khoa toán 4) Người ta xếp đều 240 bộ bàn ghế vào 15 phòng học. Hỏi mỗi phòng xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế ? Với bài này ta sẽ hướng dẫn học sinh giải như sau. Bài giải Số bộ bàn ghế được xếp vào mỗi phòng là: 240 : 15 = 16( bộ) Đáp số : 16 bộ bàn ghế. Bước 4: Kiểm tra lại bài toán. Đây là bước rất cần thiết khi giải bất kỳ bài toán nào. Bước này sẽ giúp các em nhận ra lời giải vừa trình bày đúng hay sai, sai ở chỗ nào để sữa chữa (cách đặt lời giải, đặt phép tính và tính) sau đó nêu cách giải đúng thì ghi đáp số Các hình thức thực hiện sau đây: - Tạo ra bài toán ngươc với bài toán đã cho rồi giải bài toán ngược đó. 6
  7. - Xét tính hợp lý của bài toán. Trên đây là bước tính mà giáo viên cần phải sử dụng để hướng dẫn học sinh.Hình thành thói quen cho học sinh sử dụng khi giải các bài toán có lời văn nói chung. Tuy nhiên nếu xem xét từng bài, từng dạng thì cũng có phương pháp giải riêng cho từng dạng toán. *Rèn kỹ năng nhận dạng toán. Nếu trong quá trình dạy học người giáo viên chỉ chú trọng đến rèn kỹ năng cơ bản khi giải toán mà không rèn kỹnăng là nhận dạng toán lại là 1 điều đáng tiếc. Thầy giảng cố gắng gợi ý, hướng dẫn để học sinh biết được thực hiện đầy đủ 4 bước giải một bài toán cụ thể nào để mà không quan tâm đến nhận dạng toán xem học sinh có biết bài toán thuộc dạng toán nào, còn học sinh cứ thực hiện một cách máy móc. Vậy khi đứng trước một bài toán, mỗi học sinh chỉ chú ý đến các thao tác đã biết để giải. Nếu như học sinh không giải được bài toán đó, học sinh không hiểu phải làm thế nào với các số đã cho trong đề bài vì học sinh thường ( nếu thấy nhiều hơn thì cộng, ít hơn thì trừ, gấp lên số lần thì nhân kém số lầm thì chia ) không biết làm phép tính đó để tìm cái gì ? Nếu không biết ghi lời giải ra sao và nếu có ghi thì hầu như không hợp lý cũng chính vì thế mà hầu hết các em chỉ có khả năng giải các bài toán đơn giản, chứ chưa biết giải các bài toán phức tạp. Do học sinh chưa nắm chắc được đặc trưng của từng dạng toán và chưa nắm được cách giải của từng dạng nên kĩ năng giải toán của học sinh còn chậm và chưa chính xác. Vì vậy trong khi dạy - giải toán có lời văn giáo viên cần giúp HS nắm được các dạng toán đó là một điều rất cần thiết đối với HS Tiểu học. Đặc biệt là HS lớp 4 với những bài toán có lời văn. 2 Các bài toán hợp 2.1 Các bài toán hợp giải bằng hai phép tính cộng trừ a, Ví dụ minh hoạ: Bài 4 trang 40 sách giáo khoa toán 4. 7