Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp làm tốt công tác xây dựng đội Nghi thức mẫu vững mạnh

doc 16 trang sangkien 30/08/2022 5800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp làm tốt công tác xây dựng đội Nghi thức mẫu vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_lam_tot_cong_tac_xay_dung_do.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp làm tốt công tác xây dựng đội Nghi thức mẫu vững mạnh

  1. Giải pháp làm tốt công tác xây dựng “Đội nghi thức vững mạnh” Trường Tiểu Học Cẩm Long A.MỞ ĐẦU: 1/ Lí do chọn đề tài: *Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, không phân biệt nam nữ, tôn giáo trong độ tuổi từ 9-14 điều có quyền tham gia sinh hoạt trong tổ chức. *Nói đến Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tất cả mọi người đều nghĩ đến chiếc khăn quàng đỏ mà các em mang trên vai mỗi khi đến trường. Ngoài ra nói đến Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là nói đến Nghi thức Đội. Có thể nói Nghi thức Đội cũng là một biểu tượng của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. *Nhưng trên thực tế vì nhiều lí do khác nhau mà một số liên đội còn chưa quan tâm, chưa đầu tư đúng mức việc hướng dẫn các em thực hiện tốt nội dung quan trọng này. *Trường Tiểu học Cẩm Long đóng trên địa bàn nông thôn thuộc xã Cẩm Giang, gia đình học sinh đa số còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. 100% học sinh học lớp 2 buổi/ngày. Chính vì vậy việc tập trung các em tham gia các hoạt động phong trào của Liên đội nói chung, sinh hoạt tập dợt Nghi thức Đội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong những năm qua các mặt hoạt động Đội và phong trào Thanh thiếu nhi của Liên Đội Trường Tiểu học Cẩm Long luôn đạt được những thành tích rất xuất sắc. Bên cạnh việc đạt được thứ hạng cao trong các hội thi do Hội đồng Đội tỉnh, Hội đồng Đội huyện và Hội đồng Đội xã tổ chức thì việc thực hiện công tác xây dựng Đội nghi thức vững mạnh ở cấp Liên đội cũng như Chi đội luôn được quan tâm chú trọng, từng bước được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các em học sinh đã ngày càng ý thức hơn, chấp hành nghiêm chỉnh hơn các hướng dẫn qui định của nhà trường cũng như Liên đội. *Qua công tác hướng dẫn Đội viên thực hiện Nghi thức Đội, từng ngày các em sẽ hình thành ý thức tổ chức, ý thức kỹ luật, tinh thần đồng đội, tính kiên trì vì nghi thức Đội là đội hình gồm nhiều học sinh tạo thành nên tính đoàn kết, tuân thủ kỷ luật là quan trọng nhất. Người thực hiện : Phan Duy Ngọc Trang 1
  2. Giải pháp làm tốt công tác xây dựng “Đội nghi thức vững mạnh” Trường Tiểu Học Cẩm Long *Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh cá biệt, với nhiều lí do, nhiều hoàn cảnh khác nhau còn chưa tích cực tham gia tập luyện cùng các bạn. Mặc khác trong chương trình công tác Đội và bảng điểm thi đua năm học 2009- 2010 của Hội đồng Đội tỉnh Tây Ninh, Hội Đồng Đội huyện Gò Dầu đều có qui định tất cả các em Đội viên thực hiện một số chuyên hiệu trong chương trình “Rèn luyện Đội viên” như: -Chuyên hiệu Chăm Học. -Chuyên hiệu An Toàn GiaoThông . -Chuyên hiệu Nhà Sử Học Nhỏ Tuổi. -Chuyên hiệu Nghi thức Đội *Nhằm khắc phục tình trạng trên và giúp các em hoàn thành chuyên hiệu trong chương trình “Rèn luyện Đội viên” tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Giải pháp làm tốt công tác xây dựng đội Nghi thức mẫu vững mạnh” để nghiên cứu thực hiện trong năm học này. 2/Đối tượng nghiên cứu: -Đội viên khối 4 và khối 5 -Hướng dẫn Đội viên hoàn thành chương trình “Rèn luyện Đội viên” và đạt thứ hạng cao trong các hội thi Nghi thức Đội trong năm học này. 3/Phạm vi nghiên cứu: -Vì đây là đề tài gắn liền với chương trình hoạt động trong năm của Liên đội, còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện, sử dụng các phương pháp nghiên cứu và được thực hiện lần đầu tiên tại đơn vị. Nên việc nghiên cứu đề tài “ Giải pháp làm tốt công tác xây dựng đội Nghi thức vững mạnh” chỉ giới hạn trong 36 em đội viên được tuyển chọn từ các chi đội khối 4 và khối 5. 4/Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp khảo sát-quan sát. -Phương pháp kiểm tra-đánh giá. -Phương pháp trò chuyện. -Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng. *Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong đề tài này. Vì mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài: “ Giải pháp làm tốt công tác xây dựng đội Nghi thức vững mạnh” Người thực hiện : Phan Duy Ngọc Trang 2
  3. Giải pháp làm tốt công tác xây dựng “Đội nghi thức vững mạnh” Trường Tiểu Học Cẩm Long B.NỘI DUNG: 1/Cơ sở lí luận: -Trong năm học này, năm học 2009-2010 Hội đồng đội tỉnh Tây Ninh và Hội đồng Đội huyện Gò Dầu tiếp tục hướng dẫn các Liên đội thực hiện chương trình “Rèn luyện Đội viên” với nhiều nội dung trong đó có việc qui định đội viên phải hoàn thành chuyên hiệu “Nghi thức Đội” hạng III. -Mặc khác trong công tác giáo dục, hướng dẫn đội viên hoàn thành các chuyên hiệu trong đó có chuyên hiệu “Nghi thức Đội” là nhiệm vụ không của riêng tổng phụ trách, của Liên đội Mà là nhiệm vụ chung của Hội đồng đội các cấp, của hội đồng nhà trường của các giáo viên phụ trách Chi đội, của liên đội và Tổng phụ trách. -Năm học 2009-2010, Liên đội trường tiểu học Cẩm Long có tổng số học sinh là 479/219 nữ. Trong đó đội viên là 214/89 nữ, số lượng tương đối nhiều. Vì vậy nếu kiểm tra để công nhận từng em đội viên sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian để hoàn thành. -Có thể nói đây là một trong những chỉ tiêu thi đua mà Liên đội thực hiện trong năm học này. Vì thế trong đề tài nghiên cứu này không những hướng dẫn Đội viên thực hiện nghiêm túc chuyên hiệu “Nghi thức Đội”, từng ngày các em sẽ hình thành ý thức tổ chức, ý thức kỹ luật, tinh thần đồng đội, tính kiên trì vì nghi thức Đội là đội hình gồm nhiều học sinh tạo thành nên tính đoàn kết, tuân thủ kỷ luật chung. *Tương lai của xã hội, của đất nước chính là những mầm non đang sinh hoạt học tập và rèn luyện trong các ngôi trường phổ thông của chúng ta. Những việc làm tưởng chừng như đơn giản của chúng ta hiện nay như: Giáo dục tính kỷ luật, kiên trì, tinh thần đoàn kết, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân Nhưng lại có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sống của các em sau này. Người thực hiện : Phan Duy Ngọc Trang 3
  4. Giải pháp làm tốt công tác xây dựng “Đội nghi thức vững mạnh” Trường Tiểu Học Cẩm Long 2/Cơ sở thực tiễn: -Đối với học sinh trong quá trình hình thành nhân cách thì trường học chính là nơi các em chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất. Bước vào trường học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của mình. -Trong môi trường mới các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng. Song, bên cạnh đó các em hầu như chưa thật sự nổ lực, phấn đấu để trở thành người học sinh toàn diện, mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp, vẫn còn tồn tại những cái xấu, cái chưa hoàn hảo. Hay nói cách khác học sinh khá, giỏi về học lực, tốt về đạo đức rất nhiều nhưng học sinh yếu về học lực, có đạo đức chưa tốt, không có ý thức kỷ luật, không tuân thủ nội qui của tập thể vẫn còn. -Như đã nói ở trên, những học sinh cá biệt có tầm hiểu biết hạn chế nhưng kinh nghiệm “xấu” trong cuộc sống hàng ngày lại rất phong phú, có thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh, lập trường sống ít kỷ, luôn chống đối các tác động giáo dục của tập thể. Các em thường lập thành một nhóm riêng không thích hoà đồng với mọi người, dửng dưng trước mọi hoạt động của lớp, của trường. Nhìn chung những học sinh này thường có những hành vi không tốt với mọi người như: Quậy phá, chọc ghẹo bạn bè, hổn hào với thầy cô, thích nghỉ học, không tuân theo nội qui của trường, của lớp, thậm chí đánh nhau với bạn bè và còn rất nhiều những thói hư tật xấu khác. -Theo tôi những hành động trên là những hành động có ý thức, nhưng do nhận thức bị sai lệch. Vì thế trách nhiệm của người thầy không kém phần quan trọng, nên xem việc giáo dục hình thành nhân cách, ý thức tổ chức, hoà đồng cùng bạn bè, thầy cô là công việc quan trọng. Muốn thực hiện tốt việc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, bền bỉ, khéo léo để từng bước uốn nắn giúp đỡ cho các em. Vì vậy điểm tựa vững chắt nhất của các em là gia đình và nhà trường, trong đó đặc biệt quan trọng là giáo viên phụ trách Chi đội. Người thực hiện : Phan Duy Ngọc Trang 4
  5. Giải pháp làm tốt công tác xây dựng “Đội nghi thức vững mạnh” Trường Tiểu Học Cẩm Long 3/Nội dung vấn đề: -Trong những năm qua việc thực hiện và duy trì phong trào Nghi thức Đội ở các chi đội và Liên đội ngày càng được cải thiện đáng kể. Từng bước tạo được sân chơi bổ ích cho các em trong giờ chơi, các buổi sinh hoạt đội. Nhưng bản thân tôi vẫn chưa hài lòng vì vẫn còn một vài hạn chế trong công tác xây dựng đội nghi thức vững mạnh như sau: +Đa số ít giáo viên phụ trách chi đội chưa nắm vững kỷ năng về nghi thức đội. Ít tác động, nhắc nhở, hướng dẫn các em hoàn thành các nội dung, chỉ tiêu mà Hội đồng Đội các cấp cũng như Liên đội đã đề ra. +Trang thiết bị phục vụ trong công tác xây dựng đội Nghi thức mạnh còn nhiều thiếu thốn như: Ao quần nghi thức thường thì các em tự trang bị. Calô-dây đai chưa đầy đủ -Trường tiểu học Cẩm Long nằm trên địa bàn nông thôn, đời sống kinh tế của một số gia đình còn nhiều khó khăn. Vì thế sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến con em mình còn nhiều hạn chế, nên các em rất dễ tiếp súc với những tác động xấu bên ngoài xã hội. *Những tác hại có thể dẫn đến -Đối với xã hội: Với những cá thể không có kỷ luật, tính kiên trì, tinh thần đoàn kết, thụ động sau này trưởng thành sẽ làm xã hội chậm phát triển, mất trật tự xã hội. -Đối với gia đình: Những học sinh này là mối lo ngại lớn, ảnh hưởng đến các thành viên còn lại trong gia đình. Nói chung những em này luôn mang đến cho gia đình nhiều phiền toái. -Đối với nhà trường: Gây trở ngại lớn đến nề nếp, chất lượng, nội qui của lớp. Làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, thậm chí còn để lại tai tiếng cho trường, cho lớp. -Đối với tập thể bạn bè: Các em này thường lôi kéo bạn bè tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của mình, gây ảnh hưởng lớn đến gia đình, nhà trường và xã hội. -Đối với giáo viên: Luôn phải bận tâm với những hoc sinh chưa ngoan này, phải luôn tìm ra biện pháp phù hợp để hướng thiện cho các em, nó còn gây ảnh hưởng đến việc đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên. Người thực hiện : Phan Duy Ngọc Trang 5