Sáng kiến kinh nghiệm Không gian lớp học phù hợp, khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

doc 12 trang sangkien 01/09/2022 3760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Không gian lớp học phù hợp, khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khong_gian_lop_hoc_phu_hop_khoa_hoc_nh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Không gian lớp học phù hợp, khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

  1. Một số giải pháp xây dựng không gian lớp học phù hợp, khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN. 1. Họ và tên: Võ Thái Hiền Nam/nữ: Nam 2. Sinh Ngày: 04/06/1980. 3. Địa chỉ: thôn 3, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 4. Điện thoại: 0917654271 E-mail: vothaihien80@gmail.com 5. Chức vụ: Giáo viên. 6. Nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4D. 7. Đơn vị công tác: Trường TH Quỳnh Thanh B. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: 1. Học vị: Cử nhân Sư phạm. 2. Năm nhận bằng: 2002. 3. Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học. Người thực hiện: Võ Thái Hiền – Giáo viên trường Tiểu học Quỳnh Thanh B 1
  2. Một số giải pháp xây dựng không gian lớp học phù hợp, khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Chính vì vậy trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” rộng khắp trên cả nước. Ở trong môi trường đó, học sinh được tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đình, điều đó giúp các em trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Nơi đó, lớp học, trường học được coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy được mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung của mình hơn. Xây dựng, đổi mới không gian lớp học là hoạt động kế tiếp, cụ thể hóa và mang tính chiều sâu của các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực, và Giáo dục học sinh bằng các biện pháp kỷ luật tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động. Việc xây dựng, đổi mới không gian lớp học nhằm mục đích giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh thông qua cảnh quan, môi trường học đường. Tạo môi trường hấp dẫn và thân thiện, góp phần nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời khuyến khích học sinh tự giác học tập, nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng vì một môi trường “Xanh - Sạch- Đẹp - An toàn - Thân thiện”. Đây cũng là một phần của việc vận dụng các mô đun của Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) mà Phòng Giáo dục và Đào tạo Quỳnh Lưu chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện trong hai năm nay. Việc xây dựng không gian lớp học gần gũi, thân thiện theo mô hình trường Tiểu học mới (VNEN) là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Hoạt động này có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống học tập của các em. Các em sẽ tự giác và tích cực học tập hơn khi được sống trong môi trường thân thiện. Lớp học được trang trí, sắp xếp bởi các sản phẩm do chính bàn tay các em cũng như cha mẹ hay thầy cô sáng tạo ra thì các em sẽ hào hứng hơn trong mỗi hoạt động học tập ở trường. Tuy còn nhỏ nhưng các em được chủ động và ý thức rằng mình đã có công chung tay góp sức cùng người lớn xây dựng môi trường học tập thân thiện cho chính bản thân mình và bạn bè xung quanh. Việc trang trí lớp học một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh sẽ giúp cho các em biết yêu và tạo ra cái đẹp, giúp các em có ý thức gìn giữ trường Người thực hiện: Võ Thái Hiền – Giáo viên trường Tiểu học Quỳnh Thanh B 2
  3. Một số giải pháp xây dựng không gian lớp học phù hợp, khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. lớp của mình. Ngoài những quy định về trang trí lớp học của ngành, giáo viên chủ nhiệm có thể sáng tạo thêm một số biểu bảng để trưng bày các sản phẩm của học sinh như các bài văn, bài thơ hay, bài viết chữ đẹp, những tranh vẽ của các em hay các sản phẩm học tập khác. Trong lớp có thể chụp một bức ảnh tập thể lớp cỡ lớn treo ở trung tâm lớp để hằng ngày các em được nhìn thấy hình ảnh của mình cùng các bạn trong lớp, các em có cảm giác mình được sống trong một tâp thể tràn đầy tình yêu thương. Qua đó giáo dục các em tinh thần trách nhiệm đối với tập thể lớp cũng như giáo dục các em tinh thần đoàn kết trong tập thể. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc trang trí không gian lớp học, tôi đã tập trung tìm các giải pháp vào việc xây dựng không gian lớp học gần gũi, thân thuộc với với học sinh lớp 4D do tôi làm chủ nhiệm và đã đem lại hiêu quả rất khả quan. Chính vì vậy mà năm học 2016-2017 này, tôi mạnh dạn chia sẻ cùng đồng nghiệp một số giải pháp xây dựng “Không gian lớp học phù hợp, khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” ở trường Tiểu học. II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Trường Tiểu học Quỳnh Thanh B là đơn vị trường học có 100% học sinh là con em giáo dân, đời sống của người dân còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao. Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của ngành, tập thể cán bộ và giáo viên nhà trường đã hết sức nổ lực phấn đấu tiếp tục chủ động phát huy hiệu quả của các phong trào bằng cách “ Xây dựng không gian lớp học gần gũi, thân thiện và hiệu quả”. Nhà trường cũng đã tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham quan một số trường học trong huyện có phong trào trang trí không gian lớp học đẹp, thân thiện, khoa học để về trường vận dụng. Tuy nhiên, hiện trạng trên thực tế ở các lớp, việc trang trí không gian lớp học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Cụ thể như sau: - Trang trí màu mè, rườm rà như tranh ảnh Đô-rê-mon, hoa hòe, không theo chủ đề, không phục vụ vào nội dung dạy học mà các em thấy đẹp mắt là trang trí. - Đa số các giáo viên đều cho rằng trang trí nhằm mục đích sao cho đẹp mắt là được, chưa nghĩ đến sử dụng không gian lớp học vào dạy học. Thông thường, công việc này chỉ được khởi xướng rầm rộ vào thời điểm ngành Giáo dục chấm trường đẹp chứ không được trang trí ngay từ đầu năm học. Rồi sau khi chấm xong các lớp lại không được cập nhật trang trí hàng ngày nên dần dần bộc lộ những hạn chế. Với những kết quả khảo sát như vậy và cơ sở thực tiễn nêu trên làm cho tôi trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để các em xem lớp học là nhà, thầy cô, bạn bè là những người thân trong gia đình. Từ đó, sẽ giúp cho các em say mê, hứng thú, tích cực học tập, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ thì cần phải xây dựng một không gian lớp học gần gũi, thân thiện để đáp ứng những yêu cầu đó. Người thực hiện: Võ Thái Hiền – Giáo viên trường Tiểu học Quỳnh Thanh B 3
  4. Một số giải pháp xây dựng không gian lớp học phù hợp, khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP Trang trí lớp học cũng là một nghệ thuật. Muốn trang trí lớp học đẹp, khoa học và đúng với yêu cầu, mục đích, bản thân người giáo viên chủ nhiệm cần nắm được mục đích của việc trang trí làm sao cho hài hòa, phù hợp, đẹp mà không tốn kém, màu sắc không lòe loẹt, nhiều mà không rối và phải phát huy được hiệu quả của việc trang trí lớp học. Dựa vào điều kiện thực tiễn tại đơn vị, ở lớp 4D, tôi đã tìm ra các giải pháp riêng để thực hiện việc trang trí. Cụ thể như sau: 1. Xây dựng không gian chung, lựa chọn các góc trang trí hợp lí. Việc trang trí lớp học không phải chỉ để làm cho lớp học đẹp mắt, ưa nhìn mà các góc trang trí chứa đựng nội dung học tập. Mỗi góc đều có ý nghĩa riêng. Mỗi phần trang trí đều được lồng ghép giáo dục và giúp học sinh hiểu được ý nghĩa qua các bài học. Không gian lớp học tạo cho các em sự thoải mái, hứng thú hơn trong học tập. Do đó, khi tổ chức cho học sinh trang trí lớp học, tôi đã dựa vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của trường, của lớp, xác định rõ mục đích của việc trang trí để từ đó có hướng thiết kế, trang trí các góc một cách phù hợp. a) Góc học tập: Là nơi trưng bày trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các sản phẩm học tập của học sinh. Trong góc đó chỉ là những bó que tính, những mô hình, những vật thật, nhưng đã giúp học sinh lĩnh hội được những kiến thức trừu tượng trong hoạt động học tập. Khi nhìn những đồ dùng học tập đó, học sinh thấy tái hiện lại quá trình sử dụng đồ dùng học tập, thấy chúng trở nên thân thiện, thú vị hơn vì đây chính là những đồ vật đã giúp các em học tập tốt. Học sinh sẽ thích thú hơn khi các sản phẩm như một bài viết chữ đẹp, một bài văn hay, lời giải một bài toán khó, một sản phẩm Kỷ thuật do chính tay các em làm ra được các bạn và thầy giáo trưng bày trang trọng trong góc học tập của lớp. Những hoạt động này nhằm ghi nhận, biểu dương, khích lệ các em cố gắng vươn lên trong học tập. a1) Góc “Tiếng Việt” - Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức môn Tiếng Việt một cách nhẹ nhàng, mau nhớ và nhớ lâu. Cũng đồng thời giúp học sinh biết tự giác chuẩn bị bài ở nhà, xây dựng thói quen tự học. - Cách tiến hành: Giáo viên gắn thẻ từ mới, nghĩa từ, các nội dung kiến thức liên qua đến nội dung bài học theo tuần, tháng, chủ điểm. + Giáo viên chọn những lời nói hay, cử chỉ đẹp. Người thực hiện: Võ Thái Hiền – Giáo viên trường Tiểu học Quỳnh Thanh B 4
  5. Một số giải pháp xây dựng không gian lớp học phù hợp, khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. + Sử dụng thẻ từ nhiều màu sắc cùng hình vẽ minh họa để lôi cuốn học sinh. + Thiết kế thuận tiện, gọn, phù hợp với nội dung kiến thức. + Bảng treo vừa tầm mắt để học sinh dễ nhìn. a2) Góc “Học Toán” - Mục đích: Nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức toán học một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong quá trình học toán. - Cách tiến hành: + Thể hiện các nội dung kiến thức liên quan đến nội dung bài học theo tuần, tháng, chủ đề. + Sử dụng hình vẽ, màu sắc để lôi cuốn học sinh. + Thiết kế thuận lợi cho việc thay đổi cho phù hợp với nội dung kiến thức. + Treo vừa tầm mắt để học sinh dễ nhìn. + Thay đổi các bài toán đố, toán vui hàng tuần. b) Góc Thiên nhiên: Trong lớp học nhằm xanh hóa lớp học. Chúng ta hiểu rằng, hoạt động thần kinh căng thẳng sẽ dịu đi khi mắt ta bắt gặp màu xanh của cây lá, sắc hoa thiên nhiên. Trong các gia đình cũng vì lợi ích đó mà người ta hay trang trí cây xanh, cây cảnh. Do vậy, cũng giống như mỗi căn nhà, việc xanh hóa lớp học là điều hết sức cần thiết hiện nay. Trong lớp học có một góc trưng bày các cây xanh mà do chính các em sưu tầm, chăm sóc sẽ cuốn hút các em hòa mình cùng thiên nhiên, giáo dục các em có ý thức tôn trọng và bảo vệ môi trường sống. Học sinh Tiểu học thường có tâm lí hay khoe những gì mà mình có nên góc thiên nhiên phần nào giúp các em thực hiện điều đó. Để có ý nghĩa và sâu sắc hơn, tôi đã tổ chức giúp các em hoạt động giới thiệu về sản phẩm cây của các em. Từ đó, hình thành năng lực diễn đạt, giao lưu, kết bạn, năng lực quan sát, phục vụ cho các bài học về loài thực vật. Góc môi trường thiên nhiên không phải là những cây có giá trị, mà nó đơn giản chỉ là những cây bình thường, thậm chí như cây rau khi nở hoa, cây bèo tây sống trong chậu nước, Ngoài ra, các em có thể sử dụng chai, lọ, hộp nhựa bỏ đi, để ít bông ẩm trong đó và gieo vào những hạt đỗ, hạt lạc rồi quan sát sự nảy mầm, sự lớn lên từng ngày của chúng. Tất cả hình thành ở các em năng lực quan sát, năng lực hợp tác, giúp các em hiểu nội dung bài học về Khoa học một cách sâu sắc, thấu đáo hơn nhiều so với việc chúng ta chỉ đơn điệu dạy các em bằng lời nói và tranh ảnh như trong sách giáo khoa. Cũng thông qua đó, hình thành khả năng hợp tác, tự giác phân Người thực hiện: Võ Thái Hiền – Giáo viên trường Tiểu học Quỳnh Thanh B 5