Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tiết học thân thiện giữa Thầy và Trò ở trường Tiểu học

doc 23 trang sangkien 27/08/2022 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tiết học thân thiện giữa Thầy và Trò ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_tiet_hoc_tha.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tiết học thân thiện giữa Thầy và Trò ở trường Tiểu học

  1. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1. Lý do chọn đề tài: Bậc học ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ là bậc tiểu học. Các em sẽ trở thành những công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới – giai đoạn hòa nhập. Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển ; Nghị lực phi thường; Tình cảm đẹp; Một kĩ năng sống Những tri thức mà các em thu nhận được sẽ gắn chặt trong kí ức, tâm trí và một số kiến thức sẽ được thực hiện hóa trong cuộc sống ngây thơ và cả cuộc đời học sinh. Có thể nói khái niệm “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mới xuất hiện nhưng nội dung của phong trào này đã và đang được các trường thực hiện với nhiều cách thức khác nhau: “Trường ra trường, lớp ra lớp thầy ra thầy, trò ra trò - dạy ra dạy học ra học”, “trường học bạn hữu trẻ em”, “phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia từ nhiều năm qua. Tuy nhiên với 5 yêu cầu và 5 nội dung mà phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra, thể hiện sự toàn diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiên đại, đổi mới, từ đó trường học mới thực sự đáp ứng tốt nhiệm vụ mà xã hội giao cho. Trong nhiều năm qua Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mong muốn động viên khuyến khích các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và toàn thể học sinh cùng với các lực lượng ngoài xã hội tích cực chủ động tham gia xây dựng môi trường gíao dục thân thiện, an toàn hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và rèn luyện nhân cách. Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân là đơn vị đang trong quá trình chuẩn bị được cộng nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn hai. Tuy vậy trong quá trình phấn đấu các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia và nội dung xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì nổi lên nhiều vấn đề cần phải quan tâm tháo gỡ. Qua quá trình chuẩn bị đón nhận trường đạt chuẩn, do các yếu tố khách quan lẫn chủ quan đã có những tiêu chí bị giảm sút, không đạt chuẩn. Là cán bộ giáo viên, thực hiện phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực sự là một ý tưởng mà tôi rất tâm đắc từ khi còn -1-
  2. công tác tại trường Tiểu học xã Hoài Hương và nhận thấy có tính khả thi cao. Phong trào này vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để tôi giảng dạy và hoạt động các hoạt động phong trào của Đội. Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy bản thân xin góp vào những giải pháp để xây dựng thành công phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ mà Ngành phát động tôi xin chọn đề tài “ Một số biện pháp xây dựng tiết học thân thiện giữa Thầy và Trò ở trường Tiểu học”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Giúp học sinh tự rèn luyện tính độc lập, học một cách khoa học, biết chuẩn bị bài ở nhà mà vẫn có giờ chơi, không bị động, lúng túng. Qua mỗi tiết học giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện kĩ năng suy luận, quan sát, phỏng đoán, tìm tòi suy nghĩ độc lập sáng tạo. Tạo được môi trường học tập trong lành, trong đó phát huy mối thân thiện giữa thầy và trò mà vẫn giữ được tính kỉ luật, nề nếp. Thông qua mỗi tiết học giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường sẽ nâng cao văn hóa giao tiếp ứng xử của học sinh trong học đường. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập hợp tác. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Tiểu học. Xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Có một sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học của thầy và trò. Để tổng kết lại những kết quả của giáo viên, học sinh đã thực hiện trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian qua để rút kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực tế trong việc thực hiện phong trào thi đua trong thời gian sắp tới; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường nói riêng để tiếp tục bổ sung ngày càng hoàn thiện. Đồng thời mong muốn được trao đổi những kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp để cùng làm giàu thêm những kiến thức, kỹ năng của giáo viên. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: -2-
  3. Nghiên cứu các giải pháp thực hiện phong trào xây dựng “Tiết học thân thiện giữa thầy và trò ở trường Tiểu học". Học sinh trường Tiểu học số 2 Hoài Tân 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 5C trường Tiểu học số 2 Hoài Tân Hoạt động THỜI TS Năng lực Phẩm chất giáo dục GIAN HS HTT HT CHT T Đ CCG T Đ CCG 08/2018 29 8 21 0 13 16 0 13 16 0 1.5. Phương pháp nghiên cứu: + Nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu sách, tạp chí giáo dục, văn bản liên quan đến đề tài. Từ đó giáo viên có hiểu biết sâu rộng hơn đến những vấn đề xây dựng tiết học thân thiện, phát huy tính tích cực trong từng học sinh, giúp cho việc thực hiện dạy học không kém phần hấp dẫn và trở nên khoa học gần gũi với các em hơn. Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo + Nghiên cứu thực tế: - Dự giờ, thảo luận, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp. Mỗi giáo viên là một sáng kiến, là một ý tưởng từ đó giúp bản thân có thêm vốn kiến thức để xây dựng tiết học thân thiện hơn. - Điều tra khảo sát học sinh. Học sinh là đối tượng nghiên cứu, là trung tâm của sáng kiến. Khảo sát học sinh để thể hiện rõ nhất tính khả thi của đề tài này - Phỏng vấn, quan sát, tổng kết kinh nghiệm.Có làm được điều này giáo viên mới thấy rõ được hiệu quả của sáng kiến mình đang thục hiện đã đạt đến những mức độ nào, có thể áp dụng được cho những lần dạy tiếp theo hay không. - Thực nghiệm dạy minh họa, thống kê.Đó là phương pháp cụ thể nhất, rõ ràng nhất để thể hiện sáng kiến "nói đi đôi với làm". 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và vận dụng trong phạm vi chương trình của bậc Tiểu học. Gồm: -3-
  4. - Các giờ học trên lớp. - Các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Các giờ ngoại khóa, đọc sách báo thư viện, giờ tự học ở nhà, Đề tài được áp dụng từ tháng 8/2017 cho đến tháng 3/2018. 2. NỘI DUNG: 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: - Căn cứ theo chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học Quyết định số 16/2006/QĐ – Bộ Giáo dục Đào tạo ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; theo chương trình SGK hiện hành. - Đề tài nghiên cứu dựa trên việc đổi mới các phương pháp dạy học theo chủ trương của Đảng, của Bộ GD & ĐT theo xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm. - Mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học hiện nay: “Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ” - Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Các em được học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập giúp các em phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, trong giao tiếp, thể hiện sự gắn bó, thân thiện trong cộng đồng học tập. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 2. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy HS ở lớp tôi còn mắc nhiều khuyết điểm như: -4-
  5. - Học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, đa số là do phụ huynh chuẩn bị bài giúp con em mình để đối phó, hiện tượng làm hộ bài diễn ra thường xuyên khiến cho các em mất khả năng tư duy độc lập, sáng tạo còn hạn chế nhiều. - Nhiều em còn lề mề, chậm chạp hay tạo sự bực mình cho giáo viên, dễ gây ra sự gắt gỏng dẫn đến giờ học nặng nề. - Một số em vẫn tự làm bài nhưng không quan tâm đến kiến thức bài học, không cần biết bài tập đó làm đúng hay sai. Làm bài qua loa lấy lệ để khi kiểm tra không bị ghi vào sổ theo dõi của lớp. - Đặc điểm của lứa tuổi Tiểu học là “mau thích nhưng chóng chán ; dễ thuộc nhưng chóng quên” nên cản trở quá trình hình thành kiến thức cho học sinh gây ra tâm lí ngại học, chán học, - Học sinh được học trong môi trường mới xây nên môi trường xung quanh cũng như cơ sở vật chất chưa hoàn thiện lắm vì vậy các em thiếu môi trường trong lành dẫn đến việc tạo nên mối liên hệ thân thiện giữa học sinh và nhà trường phần nào còn hạn chế. -Chính vì những điều đó mà tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm các phương pháp tích cực để giáo dục học sinh đạt thành tích cao hơn trong các hoạt động giáo dục cũng như quá trình rèn luyện về năng lực phẩm chất của các em. -Qua quá trình khảo sát tình hình học tập của lớp trước khi thực hiện giải pháp, tôi có kết quả như sau: HS HOẠT ĐỘNG TÍCH HS CHƯA TÍCH CỰC CỰC THAM GIA HOẠT SĨ SỐ HS LỚP ĐỘNG SL % SL % 5C 29 18 62 11 38 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp của đề tài Qua thời gian tiến hành công việc thu được một số kết quả rất khả quan, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau để hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức chủ động, nhẹ nhàng, hiệu quả, nhớ lâu 2.3.1. Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên Trước tiên mỗi giáo viên phải nắm chắc các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tích cực được áp dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền và đã mang lại kết quả cao đó là: -5-