SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trong trường Tiểu học

doc 45 trang sangkien 01/09/2022 3941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_d.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trong trường Tiểu học

  1. SKKN:Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trong trường tiểu học PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUỐC OAI MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC LĨNH VỰC: QUẢN LÝ CẤP HỌC: TIỂU HỌC NĂM HỌC: 2015-2016 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM 1/20
  2. SKKN:Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trong trường tiểu học NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC A/ PHẦN MỞ ĐẦU 1) Lí do chọn đề tài: Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, Tiểu học là bậc học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự vận động và phát triển trong toàn hệ thống giáo dục, là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, là nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc dân. Một trong những nhiệm vụ cần thực hiện nghiêm túc nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà trường cấp Tiểu học, theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 cấp tiểu học của Phòng GD&ĐT huyên Quốc Oai, đó là: “Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển khai thí điểm có hiệu quả mô hình trường học mới, phương pháp Bàn tay nặn bột; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá thực hiện tốt Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về quy định đánh giá học sinh tiểu học ” và “Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động tập thể phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Hướng dẫn để khuyến khích học sinh chủ động tham gia tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.” Điều 9, Thông tư số 30 /2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Quy định về đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh: “Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường.” Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi. Để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh tiểu học trong và ngoài nhà trường một cách toàn diện và hiệu quả. Yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản lý giáo dục nói riêng và các thầy cô giáo nói chung là vô cùng quan trọng. Cần đảm bảo tốt hoạt động dạy học các môn học theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, đồng thời phải đảm bảo hoạt động giáo dục trải nghiệm một cách tích cực phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học. Khoản 3 điều 29/Điều lệ trường tiểu học (2015), quy định: “Hoạt động giáo dục trải nghiệm bao gồm sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác’’. Trong những năm học trước mặc dù ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm sâu sắc tới hoạt động đoàn thể trong nhà trường nói chung và hoạt động 2/20
  3. SKKN:Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trong trường tiểu học giáo dục trải nghiệm cho học sinh nói riêng cũng đã góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong các hoạt động như: sinh hoạt tập thể đã từng bước đi vào nền nết, thể dục thể thao cũng đã đạt nhiều thành tích cao song do phần đa là phát triển từ năng lực sở trường vốn có hoặc do các em có cha mẹ bồi dưỡng tập luyện sau đó tuyển chọn các em vào đội tuyển để bồi dưỡng thi đấu. các hoạt động tham quan du lịch, giao lưu văn hóa văn nghệ cũng được thường xuyên tổ chức hằng năm vào các dịp ngày lễ lớn; hoạt động bảo vệ môi trường cũng được phát động triển khai; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác như công tác từ thiện, thanh thiếu niên chữ thập đỏ cũng đi vào hoạt động nhưng tính khoa học, tính giáo dục hiệu quả chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được mục đích yêu cầu đặt ra của nhà trường. Do giáo viên tổng phụ trách có sự thay đổi nhân sự hằng năm dẫn đến khi nhận nhiệm vụ còn có hạn chế, không quen công việc hoặc năng lực tổ chức hoạt động tập thể, phương pháp tổ chức, cách thức làm việc, nắm bắt các quy định, các nội dung văn bản hướng dẫn các cấp trên hay triển khai kế hoạch, văn bản, còn lúng túng thiếu tự tin, chưa khoa học dẫn đến các hoạt động ngoài trời còn chưa phát huy tính tích cực của học sinh. Do điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện, nhu cầu tổ chức các hoạt động sự kiện. Do chưa phát huy được sức mạnh vốn có trong cán bộ giáo viên nhân viên, phụ huynh học sinh, học sinh, hay công tác xã hội hóa chưa thực sự phát huy mạnh mẽ, chưa phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể địa phương, các câu lạc bộ trên địa bàn về tiềm năng, năng lực, năng khiếu về văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; đặc biệt là các biện pháp chưa phù hợp nên chưa tập hợp được sức mạnh tiềm năng trong HS, cần phải được khơi dậy phát huy cao độ, tập hợp nhân lực trong và ngoài nhà trường một cách khoa học và hiệu quả để thúc đẩy hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng học tập, ý thức, hành vi đạo đức, ứng xử, giao tiếp, kỹ năng sống văn minh linh hoạt, từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, giúp học sinh phát triển nhân cách con người toàn diện. Nhận thức rõ được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhằm hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh tiểu học trong và ngoài giờ học chính khóa. Bản thân tôi đã ra sức tìm tòi, ra sức học hỏi, nghiên cứu sách tham khảo, với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác thực hiện nhiệm vụ được giao. Với vai trò là một quản lý trong lĩnh vực chuyên môn và phụ trách đoàn thể của mình tôi đã tập trung vào nghiên cứu, thực thi những nội dung chương trình, kế hoạch, hành động cụ thể từ những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, nhà nước, của ngành và các tổ chức đoàn thể để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trong trường tiểu học”. Với hy vọng phần nào giúp bản thân hoàn thành tốt hơn trong công tác quản lý để góp phần thúc đẩy phong trào hoạt động đoàn thể trong nhà trường, giáo dục học sinh hình thành nhân cách và phát triển phẩm chất đáp ứng yêu cầu của thời đại và mong 3/20
  4. SKKN:Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trong trường tiểu học muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng một nền móng vững chắc cho đất nước từ những lớp học sinh hoàn thiện về mặt trí thức và nhân cách. 2. Phạm vi giới hạn của đề tài. 2.1. Đối tượng Toàn bộ học sinh trong nhà trường 2.2. Giới hạn - Đề tài thực hiện cho học sinh trường tiểu học về lĩnh vực hoạt động giáo dục trải nghiệm, năm học 2015 -2016. - Đề tài có thể áp dụng cho tất cả học sinh vào những năm học tiếp theo. 3. Các giả thuyết nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu gồm 4 phần trọng tâm: - Tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục - Nghiên cứu về nội dung thực hiện và có những biện pháp thích hợp, để nâng cao hiệu quả giáo dục trong năm học. - Công tác được giao đối với nội dung ý nghĩa của đề tài nghiên cứu, từ đó rút ra những kinh nghiêm trong khi thực hiện - Có những đề xuất về những tài liệu “ cần và đủ” trong khi tổ chức hoạt động. 4. Kế hoạch thực hiện: Đề tài được áp dụng từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016, Năm học 2015 – 2016 Cụ thể như sau: - Tháng 8, 9 chọn đề tài và viết đề cương. - Tháng 10, 11 Dự và mở chuyên đề thống nhất phương pháp dạy học. - Tháng 12/2013, 01/2014 ,02, 03 tiến hành thực nghiệm và kiểm tra. - Tháng 04 tiến hành tổng hợp dữ liệu, kết quả các hoạt động, kiểm nghiệm, tự đánh giá rút kinh nghiệm quá trình tổ chức chỉ đạo sau đó tiến hành viết nháp . - Tháng 05 hoàn thiện đề tài. B. NỘI DUNG I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Được sự phân công của hiệu trưởng về quản lý, phụ trách chính hoạt động đoàn thể trong nhà trường, những năm học qua bản thân tôi luôn nỗ lực phấn đấu, học hỏi trau dồi kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu sách, văn bản quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ năm học, tham mưu với hiệu trưởng để kiện toàn các tổ chức đoàn thể, liên đội và các lĩnh vực chức năng. Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các lĩnh vực hoạt động trong nhà trường để áp dụng thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm đạt chất lượng hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực quản lý giáo dục; phối hợp chặt chẽ trong cấp ủy, ban giám hiệu chỉ đạo tốt công tác chuyên môn và đoàn thể trong nhà trường. Ngay từ đầu năm 4/20
  5. SKKN:Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trong trường tiểu học học bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu trau dồi học hỏi lựa chọn đề tài này, hình thành đề cương, dự thảo các biện pháp, tiến hành thực nghiệm và kiểm tra, trong quá trình thực hiện thực tế tại nhà trường về hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh. Vào đầu năm học tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 1.1- Thuận lợi: * Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục địa phương: Hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn xã có: trường Mầm non, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở. Đảng uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân xã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục; cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con mình; trên địa bàn xã không có học sinh ở lứa tuổi tiểu học không đến trường. Hệ thống giáo dục trong xã thực hiện tốt công tác chiêu sinh, tuyển sinh đầu cấp. Tình hình kinh tế của nhân dân địa phương ổn định, tường bước phát triển tích cực; tình hình an ninh trật tự cũng được đảm bảo. * Khái quát về tình hình trường Tiểu học: - Tổ chức quản lý: Nhà trường có Chi bộ Đảng riêng, Hội đồng trường, Chi đoàn, Công đoàn giáo viên, Ban thanh tra nhân dân, tổ chức Đội, tổ chuyên môn. Ngoài ra nhà trường thành lập đủ các Hội đồng hoạt động chức năng khác như: Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng giáo dục thể chất, Đội phòng cháy chữa cháy, Hoạt động của các tổ chức và Hội đồng nhà trường theo đúng luật giáo dục và điều lệ trường Tiểu học. - Đội ngũ giáo viên: 100% GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Đa số GV trẻ, năng động nhiệt tình, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước. Đa số GV chấp hành tốt quy chế chuyên môn đoàn thể. Có lối sống lành mạnh, chuyên tâm với nghề nghiệp, yêu mến HS. Trong những năm gần đây, kết quả thi đua cũng ngày một nâng cao như: Hằng năm nhà trường đều có giáo viên tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp đạt hiệu quả cao: mỗi năm có từ 2 đến 3 đ/c đạt GVDG cấp huyện, đã có 03 đ/c đạt GVDG cấp thành phố; hằng năm đều đạt trên 80% CBGVNV đạt Lao động tiên tiến; - Chất lượng giáo dục học sinh: 5/20