Sáng kiến kinh nghiệm Đưa hình thức tổ chức dạy học theo nhóm

doc 7 trang sangkien 8160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đưa hình thức tổ chức dạy học theo nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_dua_hinh_thuc_to_chuc_day_hoc_theo_nho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đưa hình thức tổ chức dạy học theo nhóm

  1. Sáùng kiến kinh nghiệm TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC NHÓM I. Hoàn cảnh nảy sinh SKKN: Qua nhiều năm thay sách và đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu cấp bách của ngành giáo dục. Nhằm xây dựng phong cách dạy học tập trung vào học sinh “Lấy học sinh làm trung tâm”. Tạo điều kiện hoạt động tích cực cho học sinh tự chiếm lĩnh các tri thức và phát triển năng lực cá nhân với sự tổ chức hướng dẫn của người giáo viên. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh góp phần giúp học sinh hiểu sâu nhớ lâu, kích thích trí tò mò và tư duy độc lập, phát triển hình thành cho học sinh thói quen tự học tự bổ sung kiến thức Để đạt được những thành tựu trên, qua nhiều năm công tác và giảng dạy lớp một, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này. Làm thế nào để đưa các hình thức dạy (như dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, và dạy theo lớp, dạy học qua các trò chơi ). Để học sinh trường tôi tiếp thu chương trình sách giáo khoa mới một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao trong học tập. Nên tôi chọn hình thức tổ chức dạy học theo nhóm. Thông qua hình thức dạy học này giúp các em học tập tích cực tiếp thu kiến thức kỹ năng một cách sâu sắc bằng chính nội lực của bản thân. Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học linh động và sinh động hơn. Năm học 2006-2007 tôi được BGH trường Tiểu học Văn Hải 2 phân công giảng dạy lớp 1A. Hoàn cảnh thực tế của lớp tôi đang chủ nhiệm: Đầu năm là 27 em: tuyển mới 25 em, lưu ban 2 em. Các em đều là con em lao động nghèo, cha mẹ ít quan tâm nên học sinh chưa qua mẫu giáo chiếm tỉ lệ rất cao. Vì vậy các em cảm thấy khó khăn khi tiếp cận chương trình giao khoa mới. Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi sự nổ lực của giáo viên chủ nhiệm phải nhanh chóng tìm biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Giải pháp thực hiện:
  2. Sáùng kiến kinh nghiệm Rèn luyện tư duy sáng tạo phát huy tính tích cực thông qua hoạt động học nhóm. Đôi bạn cùng tiến “tuần học tốt” Hình thành phương pháp nhóm bạn tự học. Kết hợp gia đình và nhà trường giúp đỡ các em học yếu. Sử dụng đồ dùng học tập phong phú đa dạng phù hợp với chương trình. II. Quá trình thực hiện giải pháp Ngay từ đầu năm học 2006-2007 qua thời gian thực học 2 tuần tôi đã phân loại học lực của các em học sinh trong lớp. Vì đối tượng học sinh là ở vùng nông thôn đặc biệt khó khăn nên cha mẹ ít quan tâm phần đông là học sinh chưa qua mẫu giáo trình độ còn chênh lệch. Theo chương trình sách giáo khoa mới được cải tiến chất lượng nâng cao hơn so với bộ sách giáo khoa biên soạn trước đây. Vì vậy các em tiếp thu bài chậm nên học sinh yếu kém chiếm tỉ lệ cao rất lo lắng làm thế nào để giúp đỡ các em nhanh chóng vươn lên để nắm bắt kịp thời chương trình sách giáo khoa mới. Được sự thống nhất của ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn tôi đã thực hiện các giải pháp sau: 1. Bảng thống kê chất lượng đầu năm SỐ HS YẾU TRUNG BÌNH KHÁ GIỎI SL TL SL TL SL TL SL TL 27 14 51,9 7 25,9 5 18,5 1 3,7 2. Tiến hành thực hiện - Tổ chức cho học sinh hoạt động để giúp nhau vươn lên học tốt thông qua các đợt phát động “Tuần học tốt” “vườn hoa điểm mười” thông qua các môn học. - Đưa hình thức tổ chức dạy theo nhóm để phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh.
  3. Sáùng kiến kinh nghiệm + Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tích cực trong môi trường giáo dục để tự phát hiện, tự chiếm lĩnh các năng lực cá nhân với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình dạy học ở các môn học tôi đưa hình thức này vào các tiết dạy để kích thích tư duy sáng tạo học tập cho học sinh dưới dạng “Học mà vui, chơi mà học” VD: Chọn 2 độâi chơi trò chơi, hỏi và đáp Một đội đưa ra 1 phép tính đội kia đưa ra kết quả và đổi lại cho nhau cuối cùng đội nào có phép tính và kết quả đúng nhiều là đội đó thắng cuộc. Dạy học bằng trò chơi tạo nên sự phấn khởi trong học tập và rèn luyện được khả năng tư duy rất tốt cho học sinh tiểu học giúp các em tích cực học tập các môn trong chương trình. VD: Trò chơi hình thức đố vui Đối với học sinh lớp 1. Quả gì mà có âm a? Quả gì mà có âm o? Quả gì vấn ít cả nhà muốn ăn? Quả gì em thích vần ưu? Mỗi âm, vần đều gắn liền với trò chơi câu đố làm các em sẽ nhớ lâu thì chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ được nâng cao và có hiệu quả hơn. Cho học sinh hoạt động thực hành để tìm tòi và giải quyết vấn đề tự phát và chiếm lĩnh những tri thức mới rồi vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau của đời sống 3. Sử dụng các phương pháp a) Lựa chọn phương pháp Dựa vào khả năng của học sinh trong lớp tìm hiểu hoàn cảnh sống và tính cách của các em để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để phát huy
  4. Sáùng kiến kinh nghiệm được hết những điểm mạnh và khắc phục được những điểm yếu của từng phương pháp đảm bảo hiệu quả cho giờ dạy. + Lập nhóm giúp bạn học tập dựa trên mối quan hệ tình cảm của học sinh để xây dựng thành nhóm tự học giúp nhau cùng tiến bộ. + Chia nhóm theo biểu tượng như các loại hoa quả, con vật để các em cùng nhóm, như nhóm hoa lan, hay nhóm thỏ khi các em đến lớp các nhóm có nhiệm vụ truy bài lẫn nhau. - Dựa vào mục tiêu bài giảng nội dung hình thức hoạt động điều kiện, môi trường và thiết bị dạy học để phân chia nhóm cho phù hợp tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. - Hoạt động nhóm đôi tạo điều kiện để học sinh được trình bày ý kiến nhận xét của chính mình về một vấn đề. Xây dựng đôi bạn học tốt, tạo không khí học tập thoải mái không gò bó, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. - Giáo viên cần lập kế hoạch chi tiết xây dựng mục tiêu, nội dung kế hoạch dạy học theo nhóm dựa trên tình huống và khả năng của học sinh. Xác định cụ thể, rõ ràng các hoạt động (nhiệm vụ, hình thức ) để học sinh thảo luận sôi nổi, uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời những trường hợp ý kiến học sinh bị lệch hướng. Rèn cho học sinh một số kỹ năng nghe hiểu, ghi nhớ tái hiện lại các tri thức vừa tiếp thu được để biểu đạt thành lời. b) Hoạt động của giáo viên: - Trước khi dạy học theo nhóm giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, bố trí sắp xếp bàn ghế phù hợp với hoạt động nhóm trong điều kiện cho phép. - Lên kế hoạch phù hợp với nội dung mục tiêu bài học, phân chia nhóm hợp lí phù hợp với khả năng của học sinh. Khi giao nhiệm vụ cần kiểm tra xem từng nhóm đã hiểu được nhiệm vụ của mình chưa. - Khi giao nhiệm vụ nên lựa chọn, phối hợp giữa hệ thống các câu hỏi mở và đóng một cách hợp lí. Câu hỏi mở nhằm khuyến khích các hoạt
  5. Sáùng kiến kinh nghiệm động của học sinh, câu hỏi đóng nhằm kiểm tra sự nắm vững kiến thức của học sinh. - Quan sát tất cả các nhóm, phát hiện và hỗ trợ các nhóm có khó khăn hoạt động chưa hiệu quả đặt câu hỏi, hướng dẫn trả lời để uốn nắn điều chỉnh kịp thời. - Động viên, khuyến khích và khen ngợi nhằm tạo không khí phấn khởi, tự tin trong học tập. - Học sinh đã tiếp cận được với cách học tập mới, giáo viên nâng cao dần các yêu cầu của nội dung hoạt động khuyến khích các em khám phá kiến thức mới. * Phối hợp giữa nhà trường và gia đình: - Trong quá trình thực hiện phương pháp dạy học mới. Ngay từ đầu năm học tôi đã gặp cha mẹ học sinh trao đổi về những vấn đề đổi mới trong hình thức dạy học để cha mẹ các em nắm bắt kịp thời chương trình đổi mới để có hướng giúp đỡ con em mình ngày càng tiến bộ. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục: nhà trường - xã hội - gia đình nên chất lượng học tập của các em ngày càng tiến bộ hơn. Tóm lại: Với kinh nghiệm tích lũy được qua 5 năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới. Tôi đưa hình thức tổ chức dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp thu lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo nhóm giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất. III. Đánh giá hiệu quả của SKKN: - Qua một năm học, tôi đã đưa hình thức này vào dạy học nên các em đã đạt được thành tích khá cao trong học tập. Bảng thống kê chất lượng cuối năm:
  6. Sáùng kiến kinh nghiệm TRUNG SỐ HS YẾU KHÁ GIỎI BÌNH SL TL SL TL SL TL SL TL 27 2 7,5 6 22,2 10 37,0 9 33,3 * Kết luận: Qua một năm thực hiện đề tài “Đưa hình thức tổ chức dạy học theo nhóm” đạt hiệu quả cao trong học tập tôi rút ra được những kinh nghiệm sau: - Học nhóm là biện pháp tích cực có hiệu quả nhất trong tình hình thực tiễn giáo dục của tỉnh ta hiện nay. Bởi vì qua hoạt động nhóm tạo cơ hội và hướng dẫn các em tham gia tích cực, chủ động vào quá trình học tập, giúp các em thu nhận kiến thức, kỹ năng một cách sâu sắc bằng chính nội lực của bản thân. - Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. - Vai trò của giáo viên góp phần tich cực vào việc thúc đẩy khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải nắm rõ mục đích, yêu cầu bài học xây dựng kế hoạch cụ thể và chi tiết, lực chọn phương pháp phù hợp. Người viết