Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kỹ năng nghe tiếng Anh cho học sinh Lớp 9 - Năm học 2013-2014

doc 17 trang sangkien 10980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kỹ năng nghe tiếng Anh cho học sinh Lớp 9 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_ky_nang_nghe_tieng_anh_cho_hoc_sin.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kỹ năng nghe tiếng Anh cho học sinh Lớp 9 - Năm học 2013-2014

  1. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm d¹y kü n¨ng nghe tiÕng anh cho häc sinh líp 9 N¨m häc 2013-2014 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Biết một ngoại ngữ là đã có trong tay thêm được một công cụ giao tiếp mới ngoài tiếng mẹ đẻ. Ngay từ khi mới bắt đầu học ngoại ngữ, chúng ta đều biết rằng “Ngoại ngữ là chìa khóa vàng mở ra kho tàng kiến thức của nhân loại”, điều đó chắc chắn sẽ đúng mãi mãi. Giờ đây tôi đã và đang sử dụng những kiến thức mình đã học được truyền thụ lại cho những học sinh của mình. Là một giáo viên dạy tiếng Anh, tôi luôn mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc dạy cho các em học sinh bậc THCS, nhất là học sinh lớp 9 cuối cấp có được một lượng kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho các em trong quá trình học tiếng Anh ở các lớp lớn hơn sau này. Dạy và học tốt tiếng Anh liên quan đến nhiều vấn đề, một trong những vấn đề đó chính là việc dạy kỹ năng nghe. Đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với người học ngoại ngữ vì nó là một trong bốn kỹ năng kỹ xảo thực hành của tiếng Anh: nghe, nói, đọc, viết. Trong thực tiễn rèn các kỹ năng tiếng Anh cho học sinh, giáo viên phải đương đầu với không ít khó khăn, đặc biệt là rèn kỹ năng nghe. Qua thực tế ở trường tôi, khi bắt đầu học môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần học sinh lại chán học. Hầu hết các em rất yếu về kỹ năng nghe. Thật khó để các em nghe hiểu nội dung một bài văn hay đoạn hội thoại. Sau mỗi tiết dạy nghe giáo viên rất khó khăn trong việc kiểm tra lại thông tin mà các em đã nghe và việc kiểm tra bài cũ thường không dễ dàng gì. Phần lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường thấy luyện nghe là khó nhất. Vậy làm thế nào để giúp học sinh- đặc biệt là học sinh lớp 9 cuối cấp- có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình để nghe hiểu hiệu quả? Dạy nghe như thế nào để sau mỗi giờ học học sinh cảm thấy thích thú và yêu quý môn học hơn? Làm thế nào để tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu, thiết thực mà vẫn đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy, sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh? Trước những trăn trở đó tôi đã mạnh dạn đi sâu vào vấn đề “Dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 9” để trình bày tình hình dạy và học nghe hiện nay cũng như viết về kinh nghiệm của mình sau hơn 12 năm thực tế giảng dạy. II. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: 1
  2. 1.Nghiên cứu tài lệu hướng dẫn dạy học tiếng Anh, các kỹ thuật dạy nghe. 2.Thao giảng, dạy thử nghiệm. 3.Dự giờ đồng nghiệp , trao đổi, rút kinh nghiệm. 4.Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý. III.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập môn nghe tiếng Anh của học sinh trường THCS Quỳnh Lâm. Song đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi áp dụng là học sinh lớp 9A. IV.Mục đích nghiên cứu: Với việc nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp giáo viên Tiếng Anh như tôi có được những kinh nghiệm sau: 1.Cách tổ chức một tiết dạy nghe có hiệu quả. 2.Các bước tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả. 3.Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng và kỹ xảo nghe tiếng Anh. V.Phương pháp nghiên cứu: 1.Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. 2.Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp cũng dự giờ của người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút kinh nghiệm cho tiết dạy. 3.Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể của các tiết dạy nghe. 4.Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra, đánh giá việc nắm bắt nội dung bài học của học sinh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Hiện nay, với nhận thức mới trong dạy ngoại ngữ, dạy tiếng Anh nhằm mục đích giao tiếp, mở rộng khả năng giao tiếp. Để sử dụng thành thạo một ngoại ngữ là một điều không hề dễ dàng, nhưng cũng không vì khó khăn mà không thể học vì trong một chừng mực nào đó, học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng cũng không phải là cái gì đó quá khó nếu chúng ta có phương pháp và phương tiện tốt, nhất là khi chúng ta biết phối hợp giữa các phương pháp với nhau và khai thác tốt các phương tiện. Việc dạy theo phương pháp đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến tính chủ động sáng tạo của học sinh. Phần lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư duy chủ động thực hành tiếng Anh. Để có một tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị bài ở nhà kỹ. Hơn nữa, để học tốt một giờ nghe các em cần được nghe nhiều. 2
  3. Nắm được bản chất của giao tiếp và có thể giao tiếp khi cần thiết là điều mà chúng ta vươn tới. NGHE được coi là một kỹ năng tiếp thụ, song nghe thường khó hơn đọc vì ngôn bản cảm thụ qua nghe là lời nói nên có những đặc điểm rất khác với văn bản viết. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Phần lớn học sinh trên địa bàn xã Quỳnh Lâm là con em nông thôn nên điều kiện học tập chưa tốt, thời gian học hạn hẹp, môi trường giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế, ít có cơ hội luyện nghe. Bên cạnh đó, các em còn chưa thực sự chăm chỉ học tập, ít chịu ghi nhớ từ, không tích cực luyện âm, luyện nghe đài, băng hay tin tức bằng tiếng Anh, nhận thức chậm, sự linh hoạt, sáng tạo chưa cao, tài liệu để tham khảo thêm còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình, từ đó việc đầu tư học kỹ năng nghe hạn chế. Ngoài ra tiếng Anh là một môn học khó, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian học ít, và trong quá trình nghe các em không kiểm soát được điều sẽ nghe. Học sinh không quen với giọng nói trong băng đĩa. Bài nghe có nhiều từ mới, trọng âm từ, trọng âm câu, nối âm, nối từ, ngữ điệu thì rất khác nhau và học sinh khó có thể hiểu được nội dung. Kết quả khảo sát đầu năm của học sinh lớp 9A: TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % 31 0 0 2 6,5 15 48,4 14 45,6 17 54,3 Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách. Quan điểm cơ bản nhất về đổi mới phương pháp là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, tạo điều kiện tối ưu cho người học và rèn luyện, phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần túy. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Người giáo viên cần nắm bắt các nguyên tắc chính của phương pháp và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Tìm hiểu kỹ khái niệm của việc dạy kĩ năng nghe: Nghe là một hoạt động ngôn ngữ phức tạp nhất, nó hợp nhất những yếu tố hợp thành của sự tiếp thu các nhận thức và kiến thức ngôn ngữ. Nghe hiểu là một trong những mục đích chính của dạy ngoại ngữ. 3
  4. Khi nói, các ý thường không được sắp xếp có trình tự chặt chẽ như khi viết; ý hay thường được lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp. Có thể nói láy, nói tắt, ngập ngừng Khi đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản còn khi nghe người khác nói ta chỉ nghe được một lần.Với đặc điểm khác nhau trên, khi dạy nghe, ngoài những thủ thuật chung có thể áp dụng cho các kỹ năng nghe tiếp thu, giáo viên còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động nghe của học sinh. Nghe bao gồm hai cấp độ: 1.1. Cấp độ 1: (Nhận biết hoặc phân biệt): Sự nhận biết các âm thanh, từ, nhóm từ trong mối quan hệ cấu trúc của chúng. Chỉ khi khả năng này trở thành tự động hóa, người nghe mới có thể tái tạo, ứng xử và đáp lại những gì nghe được trong cả chuỗi âm thanh đó. 1.2. Cấp độ 2: (Chọn lựa): Người nghe rút ra được những thành tố hữu ích để hiều được người nói. Lúc đầu nghe hiểu câu, lời nói ngắn, đơn giản,về sau hiểu các câu dài hơn. 2. Nghiên cứu về các hoạt động nghe: 2.1. Nghe trong cuộc sống hàng ngày: có hai cách nghe chính: - Nghe không tập trung: là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí, như khi ta nghe đài, xem truyền hình mà vẫn có thể tiến hành đồng thời một công việc khác. - Nghe có tập trung: là các hoạt động nghe có chủ ý, muốn nắm bắt một nội dung thông tin nào đấy.Ví dụ như nghe tin trên đài, truyền hình, nghe các chỉ dẫn, hướng dẫn, giải thích, nghe giảng bài v.v Trong trường hợp này, người nghe chủ yếu tập trung vào những điểm quan trọng, cần thiết cho chủ ý của mình. Người nghe thường biết rõ mình muốn nghe gì. Điều này giúp người nghe hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần biết, do vậy thường nắm bắt được vấn đề một cách có hiệu quả hơn. 2.2. Nghe trong môi trường học tiếng: Trong môi trường học tiếng, các hoạt động nghe chủ yếu là nghe có tập trung, và nhằm phát triển các kỹ năng nghe khác nhau. Có những loại nghe chính trong việc học ngoại ngữ như sau: - Nghe ý chính. - Nghe để tìm những thông tin cần thiết. - Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó. - Nghe để thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra. - Nghe chi tiết (Cả nội dung lẫn cấu trúc ngôn ngữ). * Lưu ý:Học sinh có thể xác lập lại lượng thông tin dựa trên các cơ sở sau: - Kiến thức về ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong ) - Sự quen thuộc với chủ đề đang được đề cập tới. - Sự quan sát, diễn giải, ngữ cảnh giao tiếp, kể cả những gì xảy ra trước đó. 4
  5. - Kiến thức, tri thức mà các em cùng nắm được với người nói. - Sự hiểu biết, thừa nhận về thái độ, sở thích cá nhân người nói. - Sự hiểu biết về ngữ cảnh, văn hóa trong giao tiếp. - Sự hiểu biết về những tín hiệu ngoài ngôn ngữ như: tốc độ nói, ngừng đoạn, cử chỉ, điệu bộ, vẻ mặt 3. Tiến hành các kỹ thuật dạy nghe: 3.1. Xây dựng lòng tin (Confidence building) 3.2. Nhận diện trọng âm câu (Sentence stress reception) 3.3. Giải quyết chủ đề (Topic interpretation) 3.4. Nghe hiểu ý chính (Listening for gist) 3.5. Nhận diện chi tiết (Recognising details) 3.6. Nghe nắm bắt thông tin cần thiết (Listening for wanted information) 3.7. Chép chính tả (Dictations) 3.8. Sơ đồ chuỗi sự kiện (Sequencing chart) 3.9. Ngữ pháp chính tả (Dictogloss) 3.10. Nghe- ghi (Listening and note- taking) 4. Tổ chức các hoạt động nghe khác nhau: 4.1. Giúp học sinh nghe có hiệu quả: Trong thực tế, nghe vẫn là một kỹ năng khó đối với học sinh phổ thông hiện nay. Để khắc phục những khó khăn trong khi nghe, giáo viên có thể sử dụng những biện pháp sau: - Giới thiệu chủ đề, các nội dung có liên quan đến bài nghe; giải thích các khái niệm nếu cần thiết. - Ra các câu hỏi giúp học sinh đoán trước nội dung sẽ nghe. - Giới thiệu từ mới nếu có hoặc ôn, củng cố lại từ vựng cần thiết cho bài nghe. - Ra câu hỏi hướng dẫn khi nghe. - Chia quá trình nghe thành từng bước,ví dụ: + Lần nghe thứ nhất: nghe ý chính, trả lời các câu hỏi đại ý. + Lần nghe thứ hai: nghe chi tiết hơn v.v - Nếu bài dài, chia bài nghe thành từng đoạn ngắn để cho học sinh nghe, có những yêu cầu nghe cụ thể khác nhau. 4.2.Đoán trước điều sắp nghe: (predicting) Một trong những kỹ năng cần thiết khi nghe là khả năng đoán được điều sắp được nghe. Vì vậy, khi cho học sinh luyện nghe, giáo viên nên cho học sinh đoán những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định. Có thể tiến hành hoạt động này với các bài nghe có cốt truyện hoặc một bài hội thoại. Ví dụ, khi nghe một bài hội thoại, giáo viên có thể dừng lại sau một câu nói của một nhân vật trong bài hội 5