Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực thông qua tính thực tiễn trong một số bài Sinh học 10

doc 18 trang sangkien 31/08/2022 9662
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực thông qua tính thực tiễn trong một số bài Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_cuc_thong_qua_tinh_thuc_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực thông qua tính thực tiễn trong một số bài Sinh học 10

  1. UBND TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ TÀI “ Dạy học tích cực thông qua tính thực tiễn trong một số bài sinh học 10” Năm học 2013 - 2014
  2. THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Dạy học tích cực thông qua tính thực tiễn trong một số bài sinh học 10”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Một số bài trong chương “ Phân bào và chương “ Virut và bệnh truyền nhiễm” 3. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Bích Thủy Giới tính: Nữ Ngày sinh: 05/11/1990 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Tứ Kỳ II Huyện Tứ Kỳ Tỉnh Hải Dương 4. Đồng tác giả: Không 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tranh, ảnh, một số mô hình virut 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN BÙI THỊ BÍCH THỦY 2
  3. TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Phương pháp giảng dạy bài: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN 2.2. Phương pháp giảng dạy bài: GIẢM PHÂN 2.3. Phương pháp giảng dạy bài: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT 2.4. Phương pháp giảng dạy bài: “SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO 3. KẾT LUẬN 3
  4. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay Bộ GD và ĐT đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học. Trong đó, có cấp trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới quản lí Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học. Trong những năm gần nay đã có nhiều chương trình nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, một trong những biện pháp đó là phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Điều này có ý nghĩa rất lớn: - Giúp học sinh nhận thức được mình, phát hiện ra những sở trường, những khả năng tiềm tàng của mình. - Phát huy được trí tuệ tập thể, rèn luyện khả năng giao tiếp tốt thông qua các hoạt động nhóm. - Giúp học sinh có hứng thú học tập, có phương pháp tự học và rèn luyện tính tự học ở học sinh. Trong tình hình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các trường phổ thông đã có những tiến bộ đáng kể. Phương pháp dạy học truyền thống “giáo viên làm trung tâm”, học sinh thụ động ghi chép là chính đã từng bước thay thế bởi phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên đóng vai trò chỉ đạo định hướng quá trình nhận thức của học sinh. Song việc đổi mới phương pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lí do (nhận thức của giáo viên, phương tiện dạy học, nôi dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất .) còn nhiều điều bất cập. Trong dạy học, việc lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung của bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết. Nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng đã tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhưng hình thức tổ chức hoạt động nhóm thường nghèo nàn nên gây sự nhàm chán đối với học sinh. 4
  5. Trong chương trình Sinh học 10, chương “Phân bào” và chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” có nhiều nội dung trừu tượng, HS khó nắm bắt nội dung bài học và nếu không có phương pháp dạy để tạo hứng thú cho HS thì HS sẽ rất nhàm chán Xuất phát từ vấn đề trên, bản thân tôi đã tìm ra cho mình một phương pháp dạy riêng nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, mong rằng phương pháp này được các bạn đồng nghiệp tham khảo. 1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 10 ban cơ bản. 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu Phương pháp giảng dạy một số bài trong chương “Phân bào” và chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” của môn Sinh học 10. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thực hiện chương trình dạy học theo quan điểm dạy học: Lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm là gì? Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là dạy học tập trung vào học sinh, hướng vào học sinh, căn cứ vào học sinh, là kiểu dạy học mà toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, kỹ năng, hứng thú của học sinh, nhằm mục đích phát triển ở học sinh năng lực độc lập học tập và giải quyết các vấn đề. Trong phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì hoạt động của giáo viên và học sinh tương ứng như sau: * Học sinh khai phá tri thức, tự nghiên cứu – Giaó viên chỉ hướng dẫn và cung cấp thông tin. * Học sinh tự trả lời thắc mắc do chính mình đặt ra, tự kiểm tra mình – Giaó viên là trọng tài. * Học sinh tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh – Giaó viên làm cố vấn - Để thực hiện được quá trình dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên phải làm gì? Vai trò của người giáo viên không thể bị mờ nhạt mà trái lại còn rõ nét hơn, giáo viên vẫn là "linh hồn" của giờ học sinh động và sáng tạo. 5
  6. Giaó viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động đốc lập hay theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành các kỹ năng, thái độ mới. Giaó viên phải nắm vững bản chất và các quy luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng của mình nhất. - Cần nhấn mạnh rằng: Vai trò hoạt động của học sinh trong mỗi giờ học là hết sức quan trọng. * Học sinh tham gia chủ động vào quá trình nhận thức, thông qua: + Học sinh có nhu cầu nhận thức, khao khát tìm hiểu kiến thức mới trong mỗi bài học. + Tự giác chủ động thực hiện các hoạt động học tập nhằm tìm tòi, phát hiện tri thức và học được cách tìm ra tri thức mới. + Bộc lộ khả năng tự nhận thức. + Tham gia vào hoạt động hợp tác, theo nhóm, giúp nhau , cùng nhau tìm tòi, phát hiện kiến thức. + Tham gia thảo luận, tranh luận, góp ý kiến với bạn và bảo vệ ý kiến của cá nhân. + Khuyến khích nêu thắc mắc, phát hiện vấn đề và tham gia giải đáp. + Tự đánh giá và tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau. + Tự bổ sung và hoàn thiện kiến thức. -Trong hoạt động dạy học, dạy học theo kiểu hoạt động nhóm được xem là phổ biến. Hoạt động tập thể sẽ giúp giải quyết những vấn đề gay cấn nhanh hơn. Hình thức này cũng giúp cho các em quen dần và sớm thích ứng với đời sống xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong chương “Phân bào” và chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” , những nội dung ở các bài như: “Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân”. “Giảm phân”, “Cấu trúc virut”, “Sự nhân lên của virut” có nội dung khá trừu tượng, HS nắm bắt đuợc kiến thức chỉ thông qua những kênh hình vẽ minh hoạ. Trong khi đó tranh ảnh dùng phục vụ cho việc dạy học những bài này còn thiếu và chưa phong phú. Nếu việc soạn giảng của giáo viên còn nặng về phương pháp dạy truyền thống thì học sinh sẽ rất nhàm chán khi học nội dung chương này. Nhiều GV cũng đề cập đến phương pháp hoạt động nhóm trong giờ học nhưng nếu không có tính sáng tạo thì cũng không tạo được sự hứng thú cho học sinh. 6
  7. Từ những vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài đã nêu trên 7
  8. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1 Phương pháp giảng dạy bài: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN. Đầu tiên giáo viên cần xác định được: - Mục tiêu bài hoc: Sau khi học xong bài này học sinh phải nên được chu kì tế bào, diễn biến của quá trinh nguyên phân và ý nghĩa của nó. - Trọng tâm: - Các pha của kì trung gian - Các kì của nghuyên phân và ý nghĩa của nguyên phân. + Phương pháp giảng dạy nôi dung của bài: I. Chu kì tế bào. 1. Khái niệm. - GV vấn đáp, Hs trả lời và rút ra khái niệm. - Giáo viên đưa học sinh quan sát một đồng hồ treo tường và yêu cầu học sinh xác định chu kỳ tế bào người trong môi trường nuôi cấy (24 giờ) 2. Đặc điểm của chu kì tế bào: - GV chuẩn bị các phiếu học tập( PHT) số 1 khổ A4, 1 tờ giấy rôki lớn có khung của PHT số 1 và những tờ nội dung tương ứng với những ô trống của tờ PHT lớn. - Gv phát phiếu học tập số 1 khổ A4 cho HS, yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 71, thảo luận nhóm để hoàn thành PHT. - GV treo tờ khung của PHT lớn lên bảng, phát các tờ nội dung cho các nhóm ( mỗi nhóm có những tờ nội dung khác nhau) - GV yêu cầu các nhóm so sánh các tờ nội dung được phát với PHT đã được hoàn thành rồi cử đại diện nhóm lên bảng gắn các tờ nôi dung vào các ô tương ứng trên tờ PHT lớn. - Các nhóm nhận xét kết quả, sau đó GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng II. Qúa trình nguyên phân: - GV chuẩn bị: 4 bộ sợi len màu vàng dùng biểu thị nhiễm sắc thể, sợi len màu trắng biểu thị thoi vô sắc, 4 tấm bìa cứng, băng dính. Kéo. - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, nêu đặc điểm các kì của quá trình nguyên phân. - Sau khi có kiến thức về 4 kì của nguyên phân, GV yêu cầu học sinh làm bài tập nhóm: + Sử dụng các sợi len có màu sắc khác nhau để biểu thị diễn biến của nhiễm sắc thể, thoi vô sắc trong các kì của nguyên phân bằng cách dán lên các tấm bìa cứng. 8
  9. - Sau khi hoàn thành, GV yêu cầu mỗi nhóm dựa vào sơ đồ vừa thực hiện nhắc lại diễn biến nguyên phân. - GV khuyến khích học sinh bằng cách chấm điểm các nhóm làm nhanh, đúng, đẹp và trình bày tốt. => Câu hỏi thực tế: - Điều gì sẽ xảu ra nếu sợi len màu vàng quá dài - Vai trò của sợi len trắng? Nếu sợi len trắng không có thì sự di chuyển của sợi len vàng diễn ra như thế nào? => Khắc sâu trí nhớ cho học sinh III. Ý nghĩa của nguyên phân - Gv hỏi, hoỉ, học sinh nghiên cứu SGK và trả lời. 2.2. Phương pháp giảng dạy bài: GIẢM PHÂN - Về phương pháp giảng dạy bài Giảm phân cũng có thể tiến hành tương tự dạy quá trình nguyên phân ( vì hai quá trình này có những điểm tương đồng với nhau). - Bước 1: GV cho HS hoàn thành PHT số 2 về những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân 1 Sau khi học sinh có đầy đủ kiến thức về các lần phân bào và các kì của giảm phân 1, GV chuyển sang bước 2. - Bước 2: Tổ chức cho HS chơi trò chơi để củng cố kiến thức. + GV phát các bộ sợi len, tấm bìa cứng, băng dính và kéo, yêu cầu HS biểu thị các kì của giảm phân 1.( Vì giảm phân 2 giống với nguyên phân nên không trình bày ở đây) + Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - GV lưu ý: Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ nguyên phân ( ở bài trước) và sơ đồ giảm phân để so sánh những điểm giống và khác nhau. 2.3. Phương pháp giảng dạy bài: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT Đầu tiên GV cần xác định được: Mục tiêu của bài học này là: +Về kiến thức: Học xong bài này HS phải: - Mô tả được hình thái và cấu tạo của virut. -Nêu được 3 đặc điểm cơ bản của virut. + Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, so sánh. 9