SKKN Thiết kế hoạt động mở đầu để dạy học trực tiếp và trực tuyến các bài, chủ đề Sinh học 10 góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

docx 57 trang Mịch Hương 27/09/2024 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế hoạt động mở đầu để dạy học trực tiếp và trực tuyến các bài, chủ đề Sinh học 10 góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_hoat_dong_mo_dau_de_day_hoc_truc_tiep_va_truc.docx
  • pdfHồ Quý Hợi-THPT Cờ Đỏ-Sinh học, Công nghệ.pdf

Nội dung text: SKKN Thiết kế hoạt động mở đầu để dạy học trực tiếp và trực tuyến các bài, chủ đề Sinh học 10 góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU ĐỂ DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN CÁC BÀI, CHỦ ĐỀ SINH HỌC 10 GÓP PHẦN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH Lĩnh vực: Sinh học – Công nghệ Năm học: 2021 - 2022
  2. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 ĐC Đối chứng 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 HĐMĐ Hoạt động mở đầu 5 NL Năng lực 6 TN Thực nghiệm 7 THPT Trung học phổ thông
  3. 2.2. Sử dụng phương pháp đóng vai để tổ chức hoạt động mở đầu 27 2.3. Khai thác video, tranh ảnh để tổ chức hoạt động mở đầu 31 2.3.1. Sử dụng video, tranh ảnh để mở đầu trong dạy học trực tiếp 31 2.3.2. Sử dụng video, tranh ảnh để mở đầu trong dạy học trực tuyến 32 2.4. Hướng dẫn học sinh làm mẫu vật, video để tổ chức HĐMĐ 34 2.4.1. Hướng dẫn làm mẫu vật, video để mở đầu trong dạy học trực tiếp 34 2.4.2.Hướng dẫn làm mẫu vật, video để mở đầu trong dạy học trực tuyến 36 2.5. Sử dụng một số phần mềm, ứng dụng để tổ chức dạy học phần mở đầu 37 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 38 3.1. Mức độ hứng thú học tập của học sinh khi tham gia HĐMĐ 38 3.2. Hình thành và phát triển các phẩm chất chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm 39 3.3. Hình thành, phát triển năng lực cốt lõi tự học, hợp tác và giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực sinh học 40 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 1. KẾT LUẬN 43 2. KIẾN NGHỊ 43
  4. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích: - Hình thành, phát triển cho HS một số phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực và năng lực cốt lõi cụ thể là năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực sinh học ngoài ra còn hỗ trợ phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Đề xuất được phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp cho việc tổ chức dạy học phẩn mở đầu của một số bài, chủ đề trong chương trình sinh học lớp 10 với hình thức dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến thích ứng với tình hình dịch bệnh covi-19 đang diễn biến phức tạp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về một số phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực; vai trò của hoạt động mở đầu trong tiến trình dạy học; một số hình thức và phương pháp sử dụng cho hoạt động mở đầu; lý luận về dạy học trực tuyến. - Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức dạy học phần mở đầu trong dạy học trực tiếp và trực tuyến. - Nghiên cứu các phẩm chất, năng lực cốt lõi của HS được hình thành, phát triển trong quá trình dạy học môn sinh học. - Nghiên cứu hiệu quả sử dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học để tổ chức dạy học phần mở đầu trong dạy học trực tiếp và trực tuyến. - Nghiên cứu kết quả thực nghiệm sư phạm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Phần mở đầu trong tiến trình dạy một số bài, chủ đề trong chương trình sinh học lớp 10 trung học phổ thông. - HS các lớp thực nghiệm và đối chứng khối 10 trung học phổ thông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài thiết kế các hoạt động phục vụ việc dạy học phần mở đầu của tiến trình dạy học áp dụng cho dạy học trực tiếp và trực tuyến. - Nghiên cứu chủ yếu học sinh thuộc trường THPT Cờ Đỏ. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Tiến hành thu thập tài liệu và sắp xếp tài liệu theo từng nhiệm vụ nghiên cứu. - Đọc tài liệu ghi chép những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2
  5. PHẦN II: NỘI DUNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực trong dạy sinh học 1.1.1.1. Khái quát chung về phẩm chất và năng lực Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người. Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, phát huy các yếu tố bẩm sinh – di truyền, khắc phục được một số các khuyết tật, lệch lạc của cá nhân. * 5 phẩm chất được hướng tới là - Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và trẻ phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày. - Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn trọng cộng đồng. - Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày của trẻ, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ trẻ hình thành phẩm chất đáng quý này. - Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ. - Trách nhiệm việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân trẻ, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội. * Năng lực (NL) là sự huy động kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của con người để hoàn thành công việc cụ thể. 10 năng lực được hướng tới là: - 03 năng lực chung: năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - 07 năng lực chuyên môn: năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội, năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực tin học, năng lực tính toán và năng lực ngôn ngữ. 4