Đề tài Hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thiết kế các môđun học tập một số nội dung trong chương trình Sinh học 10 nâng cao

doc 22 trang honganh1 15/05/2023 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thiết kế các môđun học tập một số nội dung trong chương trình Sinh học 10 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_huong_dan_hoc_sinh_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham.doc

Nội dung text: Đề tài Hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thiết kế các môđun học tập một số nội dung trong chương trình Sinh học 10 nâng cao

  1. Đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM THIẾT KẾ CÁC MÔĐUN HỌC TẬP MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 NÂNG CAO” 1
  2. I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương khuyến khích áp dụng và phát triển các phương pháp, kỹ năng dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Mục đích của công việc này là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tự chiếm lĩnh tri thức. Để tạo được sự tích cực trong học tập thì ý thức tự học và phương pháp tự học là quan trọng hàng đầu. Việc tạo ra được động lực, ý thức và phương pháp tự học là thành công của hoạt động giáo dục. Qua quá trình dạy học môn Sinh học lớp 10 ở trường THPT Lê Lợi , tôi nhận thấy một số vấn đề sau: - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thì việc khai thác kiến thức từ internet, sách báo đã trở nên dễ dàng và thuận lợi. Đặc biệt, đối với bộ môn Sinh học thì những hình ảnh, đoạn phim (vốn rất phong phú ở internet) sẽ là nguồn cung cấp kiến thức sinh động, rõ ràng cho học sinh. Tuy nhiên, việc học sinh chủ động tìm tòi, nghiên cứu các hình ảnh, đoạn phim về các kiến thức chuyên môn nói chung và kiến thức môn Sinh học nói riêng còn rất hạn chế. Các em chỉ quan sát hình ảnh, đoạn phim về kiến thức chuyên môn do giáo viên đưa ra trong những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin (số tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin của mỗi giáo viên không nhiều). - Chương trình Sinh học 10 gồm nhiều kiến thức ở cấp độ tế bào, nên mang tính trừu tượng cao, cần được minh họa bằng hình ảnh hoặc đoạn phim. - Học sinh của trường THPT Lê Lợi ngoan, hiền, học giỏi nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm để tìm kiếm thông tin để tự học. Đa số học sinh cho rằng tự học là tự ngồi vào bàn học bài cũ, làm bài tập do giáo viên đưa ra. Tự học phải được hiểu là người học tự xác định nhu cầu học, tự xây dựng cấu trúc nội dung bài học, tự lập kế hoạch học tập (học ở đâu, học lúc nào, học với ai ?) và tự đánh giá kết quả học tập. 2
  3. Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Tính tích cực được hình thành từ năng lực tự học như một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Ngày nay việc thu thập và xử lý thông tin trên mạng là một kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu và học tập cũng như trong lao động nghề nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng Internet trong dạy học ngày càng trở nên quan trọng Tuy nhiên, việc học sinh truy cập thông tin một cách tự do trên mạng internet trong dạy học có những nhược điểm chủ yếu là: - Việc tìm kiếm thường kéo dài vì lượng thông tin trên mạng lớn. - Dễ bị chệch hướng khỏi bản thân đề tài. - Nhiều tài liệu được tìm ra với nội dung chuyên môn không chính xác, có thể dẫn đến “nhiễu thông tin”. - Chi phí thời gian quá lớn cho việc đánh giá và xử lý các thông tin trong dạy học. - Việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thông tin trên mạng có thể chỉ mang tính thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của người học. Bên cạnh đó, đa số học sinh còn thiếu tự tin, thiếu kĩ năng trình bày vấn đề trước đám đông do các em ít có trải nghiệm trình bày vấn đề trước tập thể. Xuất phát từ những điều kiện thực tế trên, tôi chọn đề tài ‘‘Hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thiết kế các môđun học tập một số nội dung trong chương trình Sinh học 10 nâng cao’’. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương nhau về học lực. Đó là các em học sinh lớp 10A4 (gồm 40 em – lớp thực nghiệm); Lớp 10A1 (gồm 40 em - lớp đối chứng). Lớp đối chứng được dạy bình thường trong cùng thời gian và phạm vi trên. 3
  4. Kết quả cho thấy giải pháp đã có tác động rất tích cực đến kết quả học tập của các em. Điểm số của các em nhóm thực nghiệm cao và đồng đều hơn so với nhóm đối chứng và các em đã yêu thích giờ sinh hơn. Điều đó chứng tỏ rằng “ Hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thiết kế các môđun học tập một số nội dung trong chương trình Sinh học 10 nâng cao’’. đã nâng cao được hiệu quả giờ dạy, học sinh yêu thích, chăm học hơn và kết quả học tập tốt hơn. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Trường THPT Lê Lợi nằm ở Trung tâm Thành phố, điều kiện học tập rất thuận lợi, phần lớn các gia đình đủ điều kiện lắp đặt internet cho con cái, học sinh có điện thoại thông minh. Kết quả này tạo ra khả năng khai thác công nghệ thông tin rộng rãi trong học sinh. Tuy nhiên, quan sát của bản thân tôi trong thời gian qua đã thấy rằng, đa số học sinh chưa sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc học tập mà chủ yếu sử dụng cho những hoạt động giải trí khác như facebook, nghe nhạc, chơi game Kết quả khảo sát 80 học sinh lớp 10 năm học 2020 – 2021 của trường THPT Lê Lợi về việc các em thường sử dụng internet vào những mục đích như sau : STT Mục đích Số học sinh Tỉ lệ 1 Vào Facebook 69 94,5% 2 Nghe nhạc, xem phim 73 100% 3 Đọc báo 14 19,2% 4 Tìm kiếm thông tin bài học 5 6,9% Bảng 1 : Kết quả khảo sát việc sử dụng internet Kết quả khảo sát cho thấy rất ít học sinh sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho các nội dung học tập. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do các em chưa được định hướng về ý thức, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin phục vụ việc học tập. Để giải quyết thực trạng này đòi hỏi các giáo viên thông qua bài 4
  5. dạy mà có sự hướng dẫn phương pháp khai thác công nghệ thông tin; định hướng, rèn luyện thành thói quen sử dụng công nghệ thông tin phục vụ học tập cho học sinh của trường. Sự thay đổi thói quen này không chỉ có ý nghĩa trong việc học tập mà còn có ý nghĩa lớn trong việc giúp học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội như nghiện facebook, nghiện game online Bản thân là một giáo viên bộ môn, tôi nhận thức rằng phải đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, chú trọng dạy học theo dự án nhằm phát huy vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm về trình bày vấn đề trước đám đông. Xuất phát từ thực trạng đó cùng với dựa trên cơ sở phương pháp dạy học theo dự án, tôi đã hình thành ý tưởng tổ chức cho học sinh sử dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng một số môđun học tập để khắc phục ba vấn đề nêu trên là : + Hướng dẫn học sinh phương pháp và rèn luyện thói quen sử dụng công nghệ thông tin phục vụ việc học tập. + Rèn luyện sự tự tin, kĩ năng năng trình bày trước đám đông. + Xây dựng phương pháp tự học đúng đắn : học sinh tự xác định nhu cầu học tập, tự xác định nội dung, thời gian, địa điểm học tập và tự đánh giá kết quả học tập Trong điều kiện của trường THPT Lê Lợi, việc thực hiện sáng kiến này có những thuận lợi và khó khăn sau : - Thuận lợi: + Nhiều học sinh được gia đình trang bị máy tính có kết nối internet. Hầu hết học sinh của trường có khả năng sử dụng máy tính và internet tốt, ham tìm tòi. + Bộ môn Sinh học có kiến thức phong phú, đa dạng, sinh động, đã được cụ thể hóa bằng nhiều hình ảnh, sơ đồ, video trên internet. + Nhà trường có trang thiết bị phục vụ giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin: có phòng học có máy tính, màn hình tivi. 5
  6. - Khó khăn: + Số học sinh trên lớp vẫn còn đông, nên việc theo dõi mức độ tham gia công việc, hiệu quả phương pháp đối với từng học sinh là khó. + Nội dung bài học nhiều, nên cần phải dành nhiều thời gian theo dõi quá trình làm việc của từng nhóm để hướng dẫn kịp thời. Bản thân tôi coi trọng quá trình chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kĩ năng chủ yếu là ở giai đoạn làm việc theo nhóm ở nhà này. 2. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nói trên nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như sau: Thứ nhất : Sự hiểu biết của giáo viên về các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực còn hạn chế, chủ yếu mới dừng lại ở mức độ “biết” một cách rời rạc, thiếu tính hệ thống; chưa làm được phương pháp mới nên giáo viên “vất vả” hơn khi sử dụng so với các phương pháp truyền thống, dẫn đến tâm lí ngại sử dụng. Thứ hai : Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Trong phạm vi 1 tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mang tính chất hình thức, đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; hiệu quả khai thác sử dụng các phương tiện dạy học và tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực hạn chế; Thứ ba: Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh còn lạc hậu, chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, vì thế chưa tạo được động lực cho đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. 6
  7. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Có thể thấy rằng trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi nhà trường. Quan điểm của 7