SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT lê lợi

doc 19 trang honganh1 15/05/2023 3903
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT lê lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_mon_sinh_thong_qua_to_chuc_ca.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT lê lợi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT LÊ LỢI Lĩnh vực : Sinh học Tên tác giả : Hoàng Thị Thanh Chức vụ : Giáo viên môn sinh học Đơn vị công tác : Trường THPT Lê Lợi NĂM HỌC: 2020 - 2021
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa KHXH Khoa học xã hội HS Học sinh GV Giáo viên
  3. MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 1. Đối tượng nghiên cứu 1 2. Phạm vi nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II. NỘI DUNG 3 I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 3 1. Đặc điểm dạy học theo nhóm 3 2. Vai trò của hình thức học tập theo nhóm 3 3. Thái độ học tập của học sinh 3 4. Phương pháp dạy và học 3 5. Khảo sát điều tra 4 II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM 5 III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM 6 1. Thành phần nhóm 6 2. Ra quy tắc cho nhóm 6 3. Giao việc cho nhóm 6 4. Đánh giá hoạt động nhóm 7 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM 7 1. Các hoạt động đơn lẻ 7 2. Bài tập giống nhau, tuỳ chọn khác nhau 8 3. Cạnh tranh thi đua giữa các nhóm 8 4. Gánh xiếc 8 V. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM 8 1. Làm việc theo cặp 2 học sinh (Pairwork) 8 2. Làm việc theo nhóm 4 - 5 học sinh hoặc 7 - 8 học sinh (Group work) 9 3. Nhóm chuyên gia hay nhóm chuyên sâu (JigsawII) 9 4. Nhóm kim tự tháp (Pyramid) 9 5. Hoạt động trà trộn (Mingling Activities) 9 VI. MỘT SỐ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ KIẾN THỨC THUỘC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10, 11 VÀ 12 ĐƯỢC THIẾT KẾ DẠY HỌC THEO NHÓM 10 1. Thiết kế hình thức tổ chức dạy học theo nhóm 2 HS 10 2. Thiết kế hình thức dạy học theo nhóm 4 - 5 HS hoặc 7 - 8 HS 10 3. Thiết kế hình thức dạy học theo nhóm kim tự tháp 11 4. Thiết kế hình thức dạy học theo nhóm chuyên gia 11 5. Thiết kế hình thức dạy học theo kiểu hoạt động trà trộn 12 VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12 1. Kết quả 12 1.1. Thực trạng ban đầu của công việc đã làm trước khi có sáng kiến 12 1.2. Kết quả đã đạt được của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 12 2. Khả năng áp dụng 14 3. Hạn chế 14 4. Những bài học khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm 14 PHẦN III. KẾT LUẬN 15 1. Kết luận 15 2. Đề xuất và kiến nghị 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
  4. 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có cấp Trung học phổ thông (THPT) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa (SGK): ngày 05 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới cơ chế quản lí, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học. Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1 - 1993), được cụ thể chế hoá trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 (- 1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học’’. Qua nhiều năm áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chúng ta đã, đang gặt hái được những kết quả khả quan, không dừng ở đó mỗi người giáo viên vẫn không ngừng suy nghĩ, tìm tòi làm thế nào để nâng cao chất lượng của bộ môn, lớp mình dạy, làm thế nào để tạo cho các em hứng thú học tập, yêu thích môn học, phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện thao tác tư duy cơ bản. Với bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học THPT, ngoài những hình thức tổ chức lớp học tích cực tôi tiếp thu được từ các buổi tập huấn, tham dự các tiết dạy giáo viên giỏi, các tiết thao giảng và bản thân trải nghiệm trong quá trình giảng dạy, học hỏi, tham khảo đồng nghiệp tôi nhận thấy thông qua hoạt động làm việc theo nhóm dưới hình thức thi đua giáo viên có thể khơi dậy và khai thác khả năng học tập tích cực chủ động ở học sinh, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua cách làm việc chung nhóm. Từ ý nghĩ trên tôi đã tìm tòi và thực nghiệm trên lớp dạy của mình và nhận được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình về “Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi ” cụ thể của bản thân đã thực hiện khi giảng dạy. Qua nghiên cứu sáng kiến này, bản thân tôi nhằm hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn Sinh học qua hình thức tổ chức các hoạt động nhóm. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh thuộc các lớp 10 ban cơ bản thuộc Trường THPT Lê Lợi -Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị.
  5. 2 Dựa vào kết quả khảo sát đầu năm học 2019 - 2020 về học lực của các lớp khối 10 ban cơ bản, tiến hành chọn ra 4 lớp có học lực tương đương nhau, trong đó 2 lớp thực nghiệm là 10B1 và 10B2, 2 lớp đối chứng là 10B4 và 10B6. 2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về chương trình, nội dung sách giáo khoa môn sinh học lớp 10 cơ bản, đối tượng học sinh lớp 10 và việc thực hiện mục tiêu dạy học hiện nay của trường THPT Lê Lợi. 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: Phân tích - tổng hợp - khái quát. - Nghiên cứu thực tiễn: Chủ yếu rút ra từ thực tế kinh nghiệm của bản thân và các bạn đồng nghiệp qua quan sát, thực hành, kiểm tra, đối chiếu chất lượng.
  6. 3 PHẦN II. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Đặc điểm dạy học theo nhóm - Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp như mô hình học truyền thống. - Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh phải giải quyết. - Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phải cùng hợp tác giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. - Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt ra cho mỗi nhóm. 2. Vai trò của hình thức học tập theo nhóm - Học tập theo nhóm nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi, tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các phương pháp, nguyên tắc diễn đạt ngôn ngữ. Các học sinh nhút nhát, thường là ít phát biểu trong lớp sẽ có môi trường động viên để tham gia xây dựng bài. Với việc thảo luận cùng với các thành viên khác trong lớp và nhóm, nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng hơn. Thông qua trao đổi trong nhóm kết hợp được sức mạnh của từng cá nhân, dẫn đến sự hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong học tập. - Trong các giờ học theo nhóm, cùng một đơn vị thời gian nhưng có thể huy động được nhiều học sinh tham gia vào các hoạt động học tập. 3. Thái độ học tập của học sinh - Đa số học sinh coi trọng các môn như : Toán, Văn, Tiếng anh và các môn liên quan đến khối học, ngành học mà các em theo đuổi. Còn những môn khác các em đa phần rất ít quan tâm hoặc học theo kiểu đối phó để lấy điểm. - Bên cạnh đó, một số học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao: còn làm việc riêng, mất trập trung, lười học - Riêng đối với trường THPT Lê Lợi: chủ yếu các em đều lựa chọn các ngành học theo ban KHXH, số HS chọn ngành nghề có môn sinh và theo khối B là rất ít. 4. Phương pháp dạy và học - Hiện nay, GV vẫn còn quen với cách dạy học truyền thống theo lối thụ động dẫn đến HS ít có cơ hội trao đổi, thảo luận với nhau nên các hoạt động học của các em bị hạn chế, không khí học tập đơn điệu, tẻ nhạt - Giáo viên vẫn thường áp dụng tiến trình dạy học cứng nhắc, lặp đi lặp lại, chưa có tính chất sáng tạo nhằm thu hút học sinh. - Không khí lớp học chưa thật sự cởi mở, thân thiện, một số giáo viên gây áp lực, căng thẳng cho học sinh ngay từ phút đầu tiên vào tiết học. Từ đó làm cho học sinh không thật sự mạnh dạn phối hợp với giáo viên trong quá trình dạy học.
  7. 4 5. Khảo sát điều tra Tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 320 HS của tất cả các lớp 10 ban cơ bản vào thời gian đầu năm học 2019 - 2020: Lớp 10B1 10B2 10B3 10B4 10B5 10B6 10B7 10B8 Sĩ số 38 40 40 41 40 42 39 40 Nội dung khảo sát: Câu 1: Trong các môn học sau em thích nhất là môn nào? Toán học Vật lí Hóa học Sinh học Văn học Lịch sử Địa lí Ngoại ngữ Câu 2: Chọn một lý do khiến em chưa hứng thú học môn Sinh học là: A. Vì em không theo chuyên ngành có môn Sinh. B. Vì đây là môn học khô khan, nhàm chán. C. Vì nội dung kiến thức khó tiếp thu. D. Vì cách dạy của giáo viên chưa phù hợp. Câu 3: Trong tiết học môn sinh, em thấy các hoạt động nào giúp em có hứng thú học bài và tiếp thu tốt kiến thức? A. Giáo viên tổ chức dạy học theo nhóm. B. Giáo viên tổ chức các trò chơi nhỏ trong tiết học. C. Chỉ mình giáo viên truyền đạt kiến thức xuyên suốt tiết dạy. D. Các em tự soạn hết nội dung cả bài và giáo viên chốt kiến thức. Kết quả phiếu thăm dò: Câu 1: Số học sinh yêu thích các môn học như sau Bảng 1. Tỉ lệ học sinh đánh giá yêu thích các môn học Môn Toán Lí Hóa Sinh Văn Sử Địa Ngoại ngữ Số lượng 77 33 43 26 65 30 38 49 % 21,3 9,1 11,9 7,2 18,1 8,3 10,5 15,3 25 20 15 % 10 7,2% 5 0 Toán Lí Hóa Sinh Văn Sử Địa Ngoại ngữ Biểu đồ 1. Tỉ lệ học sinh yêu thích các môn học Câu 2: A. 47% B. 23% C. 19% D. 11%. Câu 3: A. 96% B. 94% C. 2 % D. 1%. Qua kết quả trên và những gì tôi quan sát được trong những tiết dạy thực tế trên lớp, tôi nhận thấy môn sinh học là môn ít được học sinh yêu thích đồng thời phương pháp giảng dạy của giáo viên còn chưa thực sự lôi cuốn. Đại đa số
  8. 5 các em mong muốn được học tập môn sinh theo hướng tích cực và chủ động hơn như hoạt động nhóm, khám phá kiến thức thông qua trò chơi. Từ thực trạng đó dẫn đến chất lượng học tập bộ môn chưa cao. Từ những thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng biện pháp “Nâng cao hiệu quả dạy học môn sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi” như sau: II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM Quy trình tổ chức giờ học theo nhóm bao gồm 4 bước cơ bản: Điểm xuất Giáo viên Học sinh Đối tượng học tập phát Bước 1: Hướng dẫn Tự nghiên cứu Kinh nghiệm cá nhân Bước 2: Tổ chức HS HS Kinh nghiệm cá (hợp tác, thảo luận) nhân Bước 3: Tổ chức Nhóm Nhóm Nội dung học tập (hợp tác, thảo luận) Bước 4: Trọng tài, cố Tự điều chỉnh kiến Tri thức cá nhân vấn thức thu nhận được Điều này được thể hiện rõ qua các bước trong quy trình sau: Các bước Giáo viên (GV) Học sinh (HS) - Nêu vấn đề, xác định nhiệm - Nhận xét, phát hiện vấn đề vụ nhận thức Bước 1 - Tổ chức các nhóm, giao - Tham gia vào các nhóm, tổ nhiệm vụ cho các nhóm chức nhóm - Hướng dẫn cách làm việc theo - Thu thập thông tin, tái hiện tri nhóm thức chuẩn bị làm việc trong nhóm - Kích lệ HS làm việc, khuyến - Tự đặt mình vào các tình khích sự tham gia của mỗi cá huống, tự sắm vai đưa ra cách xử nhân HS vào các hoạt động học lý tình huống, trao đổi ý kiến, Bước 2 tập chung của nhóm. thảo luận trong nhóm, xử lý - Đưa ra những câu hỏi gợi ý thông tin. khi thảo luận bế tắc hoặc đi - Tự ghi lại ý kiến theo chủ kiến chệch hướng. của mình, khai thác những gì đã hợp tác với bạn hoặc tham khảo thêm ý kiến của GV để bổ sung sản phẩm ban đầu của mình - Yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết quả. - Đại diện các nhóm trình bày, - Ghi lại những điểm nhất trí và bảo vệ sản phẩm của mình trước Bước 3 chưa nhất trí, những khía cạnh lớp. mà các nhóm bỏ qua. - Tỏ thái độ trước những ý kiến - Tổ chức thảo luận toàn lớp của các nhóm khác - Khai thác bổ sung ý kiến của các nhóm khác,